CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN TRUYỆN SANG BIỂU TƯỢNG TRONG PHIM ĐIỆN ẢNH
3.1. Xu hướng chuyển đổi từ lời đối thoại trong văn bản truyện sang đối thoại
3.1.1. Xu hướng chuyển đổi lời thoại
Khi chuyển đổi, biến đổi từ văn bản truyện sang phim điện ảnh, thường có ba xu hướng chuyển đổi sau:
3.1.1.1. Cắt giảm lời thoại của văn bản truyện
Sự cắt giảm này có thể do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, tình huống đối thoại hay cuộc đối thoại đó không được dựng lại khi chuyển thể thành phim. Ví dụ dưới đây là tình huống đối thoại không được chuyển đổi vào phim điện ảnh:
“Thằng Tường khẳng định:
- Con ma không dám chui ra đâu.
Tôi hỏi:
-Sao?
Tường nói:
- Nó sợ mấy ông Phật trên lầu.
Chú Đàn nạt:
- Con ngốc quá. Con ma sẽ không sống trên lầu. Nó chỉ lên lầu lạy Phật thooii, sau đó đi đầu thai kiếp khác.
Thằng Tường chưa chịu thôi. Lần nào nó cũng hỏi câu cũ rích:
- Sao con ma không lẻn ra ngoài bằng cửa trước hả chú?
Để được nghe chú Đàn trả lời bằng một câu cũng cũ rích khác:
- Ma không bao giờ ra bằng cửa trước. Ma chỉ đi cửa sau hoặc cửa hông”[1;tr29].
Tình huống hội thoại trên nếu chuyển tải vào phim hướng tới khán giả lớn tuổi, có hiểu biết về những vẫn đề tâm linh sẽ không gây ảnh hưởng gì.
Bởi họ sẽ nhận thức được rằng, đây chỉ là những câu chuyện mang tính chất bịa đặt, truyền miệng mà chú Đàn kể để hù dọa hai đứa cháu có tính tò mò của mình mà thôi. Tuy nhiên, vì đối tượng tiếp nhận có thể bao gồm cả trẻ
những ảnh hưởng tới tâm lý của chúng. Nhà làm phim đã khéo léo đưa những câu chuyện ma quỷ, ma cọp trở thành một câu chuyện về con cọp và nàng công chúa xâu chuỗi lại với nhau. Thay vì kể câu chuyện ma cọp chuyên ăn thịt người, phim chuyển thể kể câu chuyện về những người thợ săn tham lam bị cọp báo thù. Như thế, câu chuyện vừa mang tính hù dọa nhẹ nhàng mà vẫn có nhiều ý nghĩa sâu sắc, đưa ra bài học giáo dục con trẻ.
Hoặc cũng có thể cuộc đối thoại được chuyển vào phim nhưng nhà làm phim đã rút ngắn trường độ của cuộc đối thoại thông qua việc cắt giảm một số bước thoại, thay bằng diễn đạt nó bởi nhiều hình ảnh hơn. Ví dụ đoạn hội thoại sau trong văn bản truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh:
Mẹ: “Tụi con ra đây làm gì vậy?”
Tường: “Mẹ ơi! Nhà mình sắp giàu rồi!”
Thiều: “Nhà mình sắp giàu rồi mẹ ơi!”
Mẹ: “Con nói gì hả con?”
Thiều: “Hồi trưa thằng Tường nhặt được cục vàng ngoài suối”.
Tường: “Mẹ xem này!”
“Nhà mình sắp tới giàu hơn nhà ông Ba Huấn, mẹ há!”
“Nhà mình chia tiền cho nhà chị Mận nữa nha mẹ”.
Mẹ: “Ừ.”
“Nhưng đây là đồng chứ không phải, con à. Bán không ai mua đâu!”
Đây là tình huống Tường và Thiều khoe với mẹ nhặt được miếng vàng, nhưng thực chất đó lại chỉ là miếng đồng vô giá trị. Nhà làm phim đã cắt giảm lời thoại thay vào đó diễn đạt bằng nhiều hình ảnh:
Hình 3.1: Người mẹ hỏi các con “Có chuyện gì vây?”
Hình 3.2: Thiều đưa cho mẹ miếng đồng nói “Hồi trưa, thằng Tường lượm được cục vàng”, “Nè má”
Hình 3.3: Mẹ đưa lại cho ba đứa nhỏ miếng “vàng”, nói “Này là đồng mà, không phải vàng, bán không được đâu con”
Như vậy, thay vì việc sự dụng 8 lượt lời trong cuộc đối thoại ở văn bản nguồn cho tình huống, khi chuyển thể thành phim, nhà làm phim chỉ sử dụng 3 lượt lời. Trong đó cắt bỏ hoàn toàn một số lời thoại.
3.1.1.2. Sáng tạo thêm lời đối thoại trong phim điện ảnh chuyển thể Việc sáng tạo thêm lời đối thoại trong phim điện ảnh chuyển thể khiến trường độ cuộc đối thoại kéo dài hơn với sự thêm lượt lời của các nhân vật.
Hoặc cũng có thể những lượt lời được chuyển từ lời thoại đơn trong văn bản truyện kể văn học sang thành lời đối thoại, hay hình ảnh. Ví dụ trong văn bản truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh khi ông Năm Ve tới bắt mất con cóc của Tường, tâm trạng của Thiều được thể hiện qua lời đơn thoại sau:
“Thực ra, khi ông Năm Ve vươn tay ra, tôi đã nhắm tịt mắt lại. Tôi không nhìn thấy ông đã tóm con Cu Cậu như thế nào, những tôi vẫn rùng mình tưởng như những ngón tay ông đang chộp xuống trái tim tôi.
Tôi vừa hả hê vừa xấu hổ về sự hả hê của mình. Khi nghe ông nói “Bác về nhé”, tôi gật đầu he hé mắt ra, rất muốn kêu đó là con cóc của em con, bác đừng bắt nó nhưng sự ấm ức tích tụ lâu này đã giống như một con đê chắn ngang cổ họng khiến âm thanh tôi phát ra giống như những tiếng ú ớ vô nghĩa.”[1;tr228,229]
Trong phim điện ảnh, có thêm lời đối thoại của Thiều khi thấy con cóc bị bắt đi thể hiện sâu, rõ hơn sự mâu thuẫn trong nhân vật này, nửa muốn Cu Cậu bị bắt, nửa lại không nỡ.
Ông Năm: - “Hời ơi! Hên quá đi, kiếm hoài không thấy giờ lại thấy ở đây”
Thiều: - “Ông Năm ơi!”
Ông Năm: - “Gì con!”
Thiều: - “Dạ, không có gì”
Ông Năm : - “Vậy ông về nghe con”
Đây là những hình ảnh của cuộc đối thoại:
Hình 3.4: Thiều thấy ông Năm bắt con cóc
Hình 3.5: Thiều lưỡng lự định giữ lại con cóc
Việc chuyển đổi từ đơn thoại sang đối thoại nhằm mục đích tô đậm hơn những suy nghĩ ẩn giấu sâu bên trong nội tâm của nhân vật. Nhân vật qua đó thể hiện được tính cách, cách suy nghĩ của mình. Cụ thể đối với nhân vật Thiều, cậu bé ấm ức, ghen tuông một cách trẻ con dẫn đến việc ích kỉ muốn Cu Cậu bị bắt đi.
3.1.1.3. Chuyển lời đối thoại từ văn bản truyện sang phim điện ảnh chuyển thể
Những trường hợp chuyển đổi này là mục tiêu, đối tượng nghiên cứu chính trong mục tiếp theo.
Như vậy, có thể rút ra một số khái quát sau:
- Số lượng lời đối thoại trong văn bản nguồn và phim chuyển thể có chênh lệch nhất định.
- Trong quá trình biến đổi, chuyển đổi từ văn bản nguồn đến phim
đối thoại, cắt giảm lời đối thoại, và chuyển lời đối thoại từ văn bản truyện sang phim điện ảnh là xu hướng phổ biến hơn cả.