Chuyển thể nguyên vẹn lời đối thoại trong văn bản truyện sang phim điện ảnh

Một phần của tài liệu Sự chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh (qua tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh nguyễn nhật ánh) (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN TRUYỆN SANG BIỂU TƯỢNG TRONG PHIM ĐIỆN ẢNH

3.1. Xu hướng chuyển đổi từ lời đối thoại trong văn bản truyện sang đối thoại

3.1.2. Miêu tả xu hướng chuyển đổi từ lời đối thoại trong văn bản truyện sang

3.1.2.1. Chuyển thể nguyên vẹn lời đối thoại trong văn bản truyện sang phim điện ảnh

Có thể thấy rất rõ ràng số lượng lời thoại được chuyển thể nguyên vẹn vào phim điện ảnh không lớn, cho thấy đây là xu hướng không phổ biến khi chuyển đổi lời đối thoại từ văn bản nguồn sang phim truyện điện ảnh. Ví dụ:

STT Lời đối thoại trong truyện “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

Lời đối thoại trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

1

Bố Thiều: “Chính mày bày ra trò leo trèo nghịch ngợm này phải không?”

Thiều: “Dạ, đâu có!”

Bố Thiều: “Chính mày bày ra trò nghịch ngợm này phải không?”

Thiều: “Dạ, đâu có!”

2

Thiều: “Tao tốt với mày lâu rồi, tại mày ng... ngu...”

Mận: “Tại mình ngu nên không nhận ra hở?”

Thiều: “Tao tốt với mày đó giờ rồi, tại mày ng...”

Mận: “Tại mình ngu nên không nhận ra hở?”

Trong ví dụ (1), lời đối thoại của nhân vật bố Thiều và Thiều được chuyển nguyên vẹn vào phim chuyển thể gồm hành động ngôn ngữ là hành động chỉ trích và hành động bác bỏ lời chỉ trích và lời đối thoại giữ nguyên hiệu lực lời. Ví dụ (2) cũng tương tự như vậy, là hành động hỏi nhưng mang ý khẳng định, hờn trách của Mận, hiệu lực lời được chuyển thể nguyên vẹn từ văn bản gốc sang phim điện ảnh.

Như vậy, có thể thấy khi các lời đối thoại được chuyển đổi nguyên vẹn sang phim điện ảnh thì tình huống được chuyển thể cũng vẫn giữ nguyên, hầu như không có sự biến đổi.

3.1.2.2. Chuyển đổi lời đối thoại từ văn bản truyện sang phim điện ảnh Sự biến đổi lời thoại có thể theo nhiều hướng như sau:

a. Thay đổi chủ thể phát ngôn

Chủ thể phát ngôn thay đổi ở văn bản nguồn là lời đối thoại của nhân vật này, nhưng sang phim truyện điện ảnh, đó lại là lời của một nhân vật khác.

Chẳng hạn, trong truyện “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đoạn:

“Nó thò tay nắm chặt tay tôi, mắt rưng rưng:

[...]

- Ừ. Mận cũng thế.

[...]

- Mai mốt mình sẽ về thăm Thiều.”[1;tr290]

Khi chuyển thể thành phim điện ảnh, lời đối thoại của Mận trở thành lời đối thoại của nhân vật Thiều, và cảnh chia tay này chỉ Mận không nói gì cả, chỉ có duy nhất một lượt đối thoại của Thiều:

Thiều: “Mày nhớ về thăm tao với thằng Tường nha!”

Sự chuyển đổi lời thoại này tạo nên sắc thái nghĩa mới giữa truyện và phim điện ảnh chuyển thể. Trong văn bản nguồn, lời đối thoại dành cho Mận thể hiện tình cảm nồng nhiệt của Mận dành cho Thiều, sự lưu luyến không nỡ rời đi của Mận. Tuy nhiên, trong phim điện ảnh chuyển thể, lượt lời này lại để lại cho Thiều bởi có sự liên quan đến những cảnh phim trước đó. Mận không nói gì cả, nhưng dùng đôi mắt diễn tả rất nhiều tình cảm trong đó. Cô bé vẫn còn giận Thiều vì đã đánh Tường, bên cạnh đó em cùng vô cùng lưu luyến, buồn bã khi phải rời đi, có thể chính vì vậy mà cô bé không thể nói nên lời, thay vào đó là nước mắt bắt đầu rơi.

b. Gộp hai lời đối thoại lại thành một

Đây là trường hợp hai lời đối thoại trong văn bản nguồn được gộp lại thành một lượt lời. Ví dụ:

Trong văn bản “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”:

Ông Tám: - Hoàng nhi...

Nhi: - Con không phải hoàng nhi.

Ông Tám: - Con vừa nói gì, hoàng nhi?

Nhi: - Con là nhi. Con không phải hoàng nhi, ba à.

Ông Tám: - Con gọi ta là ba.

Nhi: - Dạ. Ba không phải phụ vương của con. Ba là ba của con.

Trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh hai lời thoại kia được gộp

Ông Tám: - Hoàng nhi, con vừa gọi ta là gì?

Nhi : - Ba...

Ông Tám: - Hoàng nhi...

Nhi: : - Con nhớ hết rồi ba ơi. Ba là ba của con chứ không phải là đức vua nào hết. Còn con là Nhi chứ không phải hoàng nhi nào hết.

Việc gộp hai lời thoại thành một trong trường hợp này vừa giúp rút ngắn độ dài cuộc đối thoại nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết tới độc giả. Đồng thời không phá vỡ tình huống giao tiếp của văn bản nguồn.

c. Mở rộng lời đối thoại

Được hiểu là bổ sung thêm câu, từ, hành động ngôn ngữ cho lời đối thoại ở văn bản nguồn khi chuyển thể, khiến chúng dài hơn, chứa nhiều thông tin, nội dung truyền tải hơn tới khán giả.

Cụ thể, trong quá trình chuyển từ văn nguồn Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh sang phim điện ảnh cùng tên, cũng có trường hợp mở rộng lời thoại như sau:

Lời thoại trong văn bản nguồn Lời thoại trong phim chuyển thể Bố Thiều: “Hai đứa bay không ngủ

buổi trưa trốn ra đây làm cái gì đó?”

Bố Thiều: “Hai cái thằng trời đánh, buổi trưa không ngủ trốn ra đây làm cái gì? Trời ơi, chơi cái gì mà máu me tùm lum vầy nè? Về nhà, về tao đánh cho mềm xương!”

Trong ví dụ này, có thể thấy nếu trong văn bản truyện kể văn học nguồn, lời đối thoại biểu thị cảm xúc tức giận của bố Thiều khi thấy hai đứa con ham chơi không chịu ngủ trưa. Khi được chuyển thể vào phim, lời đối thoại này bao gồm thêm nhiều nội dung khác, bên cạnh biểu thị thái độ tức giân, còn cung cấp thêm thông tin Tường bị thương. Chính vết thương khiến nhân vật bố Thiều trở nên vừa bực mình vừa lo lắng, vừa thương con.

Tóm lại, trong quá trình chuyển đổi lời đối thoại trong văn bản nguồn sang phim truyện điện ảnh, lời thoại sẽ có sự biến đổi, chuyển đổi ở nhiều

dạng, nhiều mức độ (có trường hợp biến đổi một từ/cụm từ, cũng có trường hợp biến đổi một đoạn lời thoại dài làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa đoạn hội thoại). Tuy nhiên, những biến đổi này đều thể hiện rất rõ ràng sự bất tương đồng giữa hai hệ thống ngôn ngữ, phương tiện biểu hiện.

3.2. Lý giải cho xu hướng chuyển đổi, biến đổi lời thoại

Qua khảo sát lời đối thoại trong văn bản “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” và phim chuyển thể cùng tên, kết quả:

Số lượng lời đối thoại được chuyển từ văn bản nguồn sang chiếm 55,3%.

Số lượng lời đối thoại được thêm mới, sáng tạo thêm chiếm 44,6%.

Số lượng lời đối thoại chuyển vào phim có sự biến đổi chiếm 92%.

Số lượng lời đối thoại chuyển vào phim vẫn giữ nguyên vẹn chiếm 8%.

Chương này sẽ đưa ra những lí giải cho sự biến đổi, chuyển đổi trên.

Một phần của tài liệu Sự chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh (qua tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh nguyễn nhật ánh) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)