Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
1.4. Thực trạng tổ chức chương trình ca múa nhạc trong trường mầm non Hoa Hồng
1.4.2. Thực trạng tổ chức chương trình ca múa nhạc trong trường mầm non
Cũng như các trường Mầm non lớn trên toàn quốc, trường mầm non Hoa Hồng đang thực hiện chương trình giáo dục cho trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau, theo tài liệu hướng dẫn của vụ giáo dục mầm non Bộ giáo dục và Đào tạo. Mục đích của chương trình giáo dục âm nhạc là: Thông qua hoạt động âm nhạc nghệ thuật ở trường mầm non nhằm giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần pháp triển trí tuệ, thể chất. Vì vậy việc giảng dạy âm nhạc được xem là một bộ môn quan trọng trong các môn học cho trẻ ở lứa tuổi mầm non chứ không chỉ đơn thuần là một bộ môn giải trí, giao lưu văn nghệ.
Theo khảo sát, hầu hết các trường mầm non trên địa bàn không có giáo viên chuyên trách về âm nhạc. Nhưng trường Mầm non Hoa Hồng là một trong những trường điểm đã có giáo viên chuyên trách về âm nhạc, tuy nhiên chỉ là giáo viên bán chuyên trách nhưng trường Mầm non Hoa Hồng cũng đã có bước tiến vượt bậc trong hệ thống giáo dục trong địa bàn, giúp khai thác và phát huy năng khiếu của trẻ, từ đó trẻ ngày càng phát triển một cách toàn diện.
Các cô giáo trong trường đều có trình độ từ Cao đẳng, Đại học. Có phần lớn cô giáo trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc cũng như trong
20
công tác giảng dạy, giỏi phụ trách chuyên môn như: dạy các em hát múa, đàn, vẽ…
Đối với về bộ môn âm nhạc các cô cũng được đào tạo các phân môn về âm nhạc như: nhạc lý, xướng âm, nhạc cụ, múa hát…Nhưng những đòi hỏi kiến thức, kỹ năng của các phân môn đó hay việc sáng tác, dàn dựng các tiết mục ca hát, hay chương trình lễ hội cho trẻ vẫn còn đang hạn chế. Giáo viên dạy trẻ những động tác đơn lẻ, biểu hiện cảm xúc theo tính chất và nhịp điệu âm nhạc, có mang những yếu tố múa nhưng còn sơ sài và chưa thể hiện được hết tính chất, nội dung bài hát. Hoạt động ca múa của trẻ có thể hiểu là sự kết hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy, múa, giúp trẻ cảm nhận về nhịp điệu , góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ, thế chất và tính vừa sức ở mọi lứa tuổi.
Bảng 1: Khả năng của giáo viên trong trường có kỹ năng tốt về phân môn âm nhạc
Khả năng của giáo viên
Số lượng Tỷ lệ
Tốt 10 27,7%
Khá 20 55,5 %
Trung bình 5 13,8 %
Yếu 0 0 %
Qua bảng trên ta thấy được số lượng giáo viên tại trường Mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc đa số khả năng của giáo viên trong trường đang ở mức độ trung bình khá. Mặc dù số giáo viên đạt ở mức độ tốt đạt 27,7% nhưng so với tổng số giáo viên trong trường thì vẫn còn thấp. Mặc dù giáo viên đã nhận thức đực vai trò của giáo dục âm nhạc cho trẻ, xong vẫn có nhiều nguyên nhân mà họ chưa tiến hành được thường xuyên và hiệu quả.
Thông quả khảo sát học sinh tại trường Mầm non Hoa Hồng. Hầu hết các trẻ đều có nhu cầu và hứng thú rất lớn khi tham ra các hoạt động nghệ thuật, văn nghệ như: tạo hình, đọc thơ, kể chuyện, vẽ hát, múa, tham ra các chương trình lễ hội…và trẻ muốn thể hiện cảm xúc, khả năng của mình, muốn được sự
21
quan tâm, chú ý của cô giáo, người thân trong các hoạt động đó. Khả năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận… phát triển cũng rất tích cực, nhất là khi tham ra các chương trình trẻ học hỏi rất nhanh các động tác múa, hay các trò chơi dân gian. Âm nhạc thôi thúc khả năng thể hiện của trẻ. Mặc dù giáo viên Mầm non ở trường Mầm non Hoa Hồng đã nhận thức được vai trò của các hoạt động ca múa, văn hóa – văn nghệ cho trẻ, song cũng có nhiều nguyên nhân mà các giáo viên chưa tiến hành thường xuyên và hiệu quả được.
1.4.3. Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa nhạc của trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng
Trong qua trình thực tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại trường Mầm non Hoa Hồng , thông qua giờ học âm nhạc và các hoạt động âm nhạc khác chúng tôi nhận thấy:
Trẻ đã tích lũy được những biểu tượng và tiền khái niệm phong phú về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Các kỹ năng so sánh, quan sát, phân nhóm, xếp loại cũng như giải thích, dự đoán, giải quyết vấn đề, thiết lập những mối quan hệ của trẻ đều dựa trên kiểu tư duy trực quan hình tượng, tư duy khái niệm.Thể chất và trí tuệ của trẻ ở trường phát triển tương đối đồng đều. Hầu hết các em ở đây đều năng động, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, nhất là những tiếng động của âm nhạc phát ra từ các phương tiện trực quan. Các em say xưa quan sát, lắng nghe và làm theo. Nhờ sự phát triển của các cơ vận động: chân tay nên trẻ đã phản xạ nhanh nhẹn hơn, tương đối chuẩn xã trong các trò chơi vận động theo nhạc,…
Đa số trẻ có nhu cầu và rất hứng thú khi tham gia các hoạt động nghệ thuật như: tạo hình, đọc thơ, kể chuyện, vẽ, hát múa, vận động theo nhạc… và trẻ muốn thể hiện cảm xúc của mình trong các hoạt động đó. Trẻ mẫu giáo lớn cũng rất thích khám phá thế giới xung quanh, trẻ đã có một số kỹ năng sơ đẳng về quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận và bước đầu có những sáng tạo nhất định trong mọi hoạt động, nhất là trong hoạt động múa và vận động theo nhạc.
Ở tuổi mẫu giáo bé khả năng múa có phát triển hơn độ tuổi nhà trẻ.
Bước đầu trẻ có thể cảm nhận vỗ tay vận động theo bài hát, bản nhạc. Các
22
động tác nhịp nhàng đi đều, dậm chân, nhún trên hai chân, vẫy cánh tay, cuộn cổ tay và minh họa dáng điệu của một số con vật gần gũi theo nội dug thơ ca, bản nhạc, ít thay đổi đội hình và trẻ đã biểu hiện được sự hứng thú khi tiếp xúc với nghệ thuật múa. Khi lên mẫu giáo nhỡ, những vận động, động tác mẫu giáo bé đã thuần thục hơn. Trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu đơn giản và múa theo bài hát một cách mềm dẻo. Bước đầu đã nhớ di chuyển một số đội hình và biết thể hiện điệu bộ và cảm xúc bài hát múa. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, các vận động cơ bản ở mẫu giáo nhỡ đã thuần thục khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của trẻ đã phát triển hơn. Trẻ có khả năng thực hiện các động tác khi được tiếp xúc với tác phẩm múa phù hợp . Trẻ đã thể hiện được sự mềm dẻo, nhanh nhẹn di chuyển đội hình, định hướng trong không gian, khi múa trẻ biết lắng nghe, ghi nhớ nhịp điệu từ động tác đơn giản đến đọc tác phức tạp, biết tư duy để thực hiện vai diễn và thực hiện tốt một số kỹ năng múa. Trẻ biết kiên trì khi luyện tập các động tác múa, biết phối hợp vận động tay, chân thân mình một cách nhịp nhàng, khéo léo. Trẻ biết thể hiện cảm xúc của tác phẩm múa qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ của trẻ đã có một số kỹ năng kỹ sảo và đã biết tự đánh giá, nhận xét bạn múa. Trẻ có thể tự điều chỉnh, sáng tạo khi thực hiện một số tác phẩm múa cá nhân.
Bảng 2: Kết quả khảo sát khả năng hoạt động âm nhạc của 30 trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Hoa Hồng- Phúc Yên – Vĩnh Phúc
Khả năng của trẻ
Khả năng vỗ tay theo nhạc
Khả năng sử dụng nhạc cụ
Khả năng múa theo nhạc
Đạt 27 22 17
Không đạt 3 8 12
Tỷ lệ đạt 90% 73.3% 56,6%
Tỷ lệ không đạt 10% 27% 43,3%
Kết quả điều tra cho thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn đạt kết quả cao cho thấy đến 90% trẻ có kỹ năng vỗ tay theo nhịp. Điều này cho thấy khả năng cảm thụ âm nhạc và tai nghe âm nhạc của trẻ tương đối tốt. Tuy nhiên khả năng sử dụng nhạc cụ và khả năng múa của trẻ còn hạn chế. Trẻ có khả năng thực hiện các động tác khi được tiếp xúc với tác phẩm múa phù hợp. Nhưng chưa thể hiện được sự mềm dẻo, nhanh nhẹn di chuyển
23
đội hình, định hướng không gian, khi múa trẻ biết lắng nghe ghi nhớ nhịp điệu từ động tác đơn giản đến phức tạp, biết tư duy để nhập vai diễn tác phẩm và thực hiện tốt một số kỹ năng múa. Vì vậy giáo viên phải tìm tòi, khai thác và sáng tạo từng giáo án. Dạy trẻ luyện tập các động tác múa, biết phối hợp vận động tay chân, thân mình một cách nhịp nhàng, khéo léo, biết thể hiện động tác qua nét mặt cử chỉ, điệu bộ....Trẻ có một số kỹ năng kỹ, kỹ xảo múa là thời cơ để trẻ tiếp xúc với nghệ thuật, để phát triển năng khiếu múa và phát triển thể chất cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.
Tuy nhiên, trẻ mầm non, không thể học tập âm nhạc giống như người lớn do sự tập trung chú ý chưa bền. Sự hình thành ý niệm, biểu tượng ở trẻ cần phải nhắc lại một số lần. Đôi khi mệnh lệnh, ép buộc, khuôn mẫu của giáo viên không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến trẻ thờ ơ, không xúc động hoặc thậm chí dẫn đến chán ghét âm nhạc. Vậy làm thế nào để dạy học âm nhạc tạo được những tác động tích cực, mang lại lợi ích sâu sắc và lâu dài đối với trẻ. Vấn đề đặt ra ở đây là khi dạy học âm nhạc cho trẻ không nên quá chú trọng đến việc phải dạy trẻ biết hát thuộc và hát hay một bài hát; múa thật đẹp và bắt chước thật giống cô một bài múa. Phương pháp dạy học hiệu quả nhất là kết hợp giữa học và chơi trong các hoạt động đa dạng, phong phú, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, thể hiện bản thân và thể hiện sự sáng tạo nhằm mục đích cuối cùng là cung cấp, hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc; biết thể hiện tình cảm qua các động tác múa trẻ sẽ yêu âm nhạc hơn, sẽ học tập và lĩnh hội âm nhạc tốt hơn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Qua lý luận và thực tiễn tìm hiểu vai trò giáo dục và âm nhạc đối với trẻ mầm non cùng với đặc điểm khả năng ca múa nhạc của trẻ. Đặc biệt qua nghiên cứu chương trình giáo dục âm nhạc nói chúng và chương trình ca múa nhạc ở trường Mầm non Hoa Hồng nói riêng tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
24 Thuận lợi:
Về phía lãnh đạo: Lãnh đạo tỉnh cũng như sở giáo dục, Phòng giáo dục và các trường Mầm non đã quan tâm đến công tác chăm sóc và dạy học của trẻ ở địa phương. Đặc việc là công tác dạy và học âm nhạc ở trường mầm non như: Trang thiết bị cơ sở vật chất và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đồng thời các cơ quan lãnh đạo tỉnh Phúc Yên – Vĩnh Phúc rất đẩy cao phong trào thi đua của giáo viên và học sinh. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua giúp giáo viên và trẻ nâng cao khả năng học hỏi và tham ra vào các chương trình ca múa.
Về phía giáo viên: Các cô giáo tại trường mầm non Hoa Hồng đều rất yêu quý mếm trẻ, ham học hỏi, giàu kinh nghiệm. Tham ra các phong trào ca múa rất sôi nổi và đạt được nhiều thành tích cao.
Về cơ sở vật chất: Trường Mầm non Hoa Hồng là một trong những trường Mầm Non có cơ sở vật chất và trang thiết bị đi đầu trong các trường trực thuộc tỉnh Phúc Yên – Vĩnh Phúc. Trường đã được trang bị tương đầy đủ đồ dùng dạy học như: Đàn, phòng học múa, máy nghe nhìn và một số đồ dùng dạy học khác.
Về chương trình, giáo trình các trường Mầm non đang được thực hiện theo chương trình cải cách của Vụ giáo dục mầm non ban hành 1996, dạy theo các loại tiết.
Khó khăn :
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác dạy học và âm nhạc tại Trường Mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. Song qua nghiên cứu thực tiễn, thực trạng tôi nhận thấy rằng còn có một số bất cập trong việc dạy học và tổ chức hoạt động ca múa nhạc tại trường mầm non Hoa Hồng.
Lãnh đạo các cấp chưa đánh giá đúng mức công tác giáo dục tại trường mầm non. Do vậy mà ít tạo điều kiện cho các cô giáo mầm non đi học cũng như tham ra các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn do Bộ giáo dục và Vụ giáo dục tổ chức. Bên cạnh đó khuôn viên trường học còn hạn hẹp, chưa có sân tập riêng, trang thiết bị phòng học còn hư hỏng và chưa được sửa sang khẩn cấp.
25
Đội ngũ giáo viên tại trường Mầm non Hoa Hồng có các cô có trình độ chuyên môn tốt nhưng vẫn còn nhiều cô kỹ năng sử dụng nhạc cụ chưa tốt, rụt rè trong các hoạt động thi đua phong trào và tham ra các hoạt động lễ hội cho trẻ trong trường học. Vì công việc và gia đình các cô còn hạn chế về thời gian học tập nâng cao thêm trình độ của bản thân.
Về cơ sở vật chất: Trong công tác giảng dạy việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả giáo dục, mặc dù trường Mầm non Hoa Hồng đã được trang bị nhưng còn chưa đồng bộ.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên để đáp ứng được yêu cầu âm nhạc, cũng như hoạt động ca múa nhạc tại trường Mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc, đề tài đã xác định nhiệm vụ cần phải cải tiến chương trình đổi mới về phương pháp, hình thức hoạt động ca múa nhạc và bổ sung một số kỹ năng dạy các hoạt động dạy trẻ nghe nhạc cho trường mầm non Hoa Hồng.