Xây dựng kịch bản – lên ý tưởng cho từng tiết mục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ trong trường mầm non hùng vương (Trang 34 - 60)

CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP DÀN DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CA MÚA NHẠC CHO TRẺ MẦM NON

2.2.1 Xây dựng kịch bản – lên ý tưởng cho từng tiết mục

Kịch bản chương trình có chức năng hướng dẫn thực hiện chương trình, chỉ đạo hành động của chương trình. Bởi vậy, kịch bản bao giờ cũng cần đạt yêu cầu chính xác, rõ ràng, cụ thể đến mức tối đa để làm cơ sở cho người đạo diễn sáng tạo, thực hiện thao tác dàn dựng được chuẩn xác. Để xây dựng được một kịch bản chương trình chính thức ta cần phối hợp thực hiện ba bước sau:

Bắt đầu từ việc viết đề cương kịch bản để xây dựng được khung chính thức cho chương trình. Rồi vận dụng những yếu tố văn học để triển khai đề cương đó theo một trình tự logic (lời dẫn) tạo ra một kịch bản văn học. Cuối cùng là cụ thể hóa từng nội dung đã trình bày trong đề cương thành kịch bản phân cảnh.

2.2.1.1 Xây dựng kịch bản

Có thể nói bài hát nào cũng có thể múa phụ họa được. Song những bài hát có tiết tấu rõ ràng, khúc thức mạch lạc và hình tượng âm nhạc dễ cảm nhận sẽ thuận tiện hơn. Vì thế trước khi biên soạn bài múa cần hiểu một số vấn đề sau:

Thứ nhất là cần phải biết bài hát đó mang phong cách nào, hiện đại hay âm hưởng dân ca, phong cách miền núi hay đồng bằng … chỉ khi nào cần xác định rõ phong cách mới chọn đúng chất liệu múa phụ họa thích hợp. Thứ hai

29

là phải xác định được đó là tính chất nhịp điệu âm nhạc. Tính chất âm nhạc khá phong phú, song quy tụ lại ba tính chất chung:

Một là: vui nhộn, rộn ràng, sôi nổi.

Hai là: trữ tình, êm dịu, nhẹ nhàng, tha thiết.

Ba là: hành khúc, dứt khoát, khỏe.

Trước khi biên soạn bài múa phải xác định được bài hát thuộc tính chất nào trong hai tính chất trên:

Có bài hát hai đoạn, mỗi đoạn một tính chất. Cần xác định rõ tính chất từng đoạn, từ đó mới có thể biên soạn bài múa phù hợp, có hiệu quả. Nhất là đối với loại chỉ phụ họa theo tính chất nhịp điệu âm nhạc hoặc múa phụ họa để trang trí, không thể hiện ý nghĩa của lời ca.

Có những bài hát tính chất thật rõ ràng nếu trình bày bài hát đó với tốc độ vừa phải. Trong trường hợp này người dàn dựng cần có ý tưởng để thể hiện quy định tốc độ từng câu hát, từng đoạn hát, tốc độ nhanh hay chậm sẽ làm cho bài hát được trình bày có tính chất rõ nét hơn và do đó việc biên soạn động tác phụ họa cũng thuận lợi và rõ ràng hơn. Tuy nhiên cũng không thể tùy tiện áp đặt tốc độ cho bài hát… Việc xử lí tốc độ phải căn cứ vào ý nghĩa của lời ca. Chẳng hạn lời ca có ý nghĩa tâm tình, giãi bày thì không thể dùng tốc độ nhanh. Ngược lại bài hát vui tươi, lạc quan hoặc mô tả nét sinh hoạt vui chơi thì có thể tốc độ nhanh hơn. Đôi khi việc thay đổi tốc độ xử lí khúc dạo đầu, dạo giữa. Có thể dạo giữa cả một lần bản nhạc hoặc điệp khúc với tốc độ đối chọi với lần hát một và lần hát hai làm như vậy để làm cho người múa phụ họa có điều kiện thể hiện.

- Thứ ba là cần tìm hiểu đó là cách thức của bài hát. Bởi vì kết cấu của từng câu múa, đoạn múa phụ thuộc vào kết cấu âm nhạc của bài hát. Bài hát viết cho thiếu nhi thông thường là một đoạn nhạc hoặc một đoạn chính và điệp khúc. Có bài hát phân câu, tiết rõ ràng, cũng có bài hát tương đối khó xác định. Trong trường hợp này tốt nhất và nên biên soạn theo cách đếm từng ô nhịp. Từ ô nhịp thứ mấy đến ô nhịp bao nhiêu làm động tác gì, đội hình nào.

30

- Thứ tư là ý nghĩa lời ca. Đó là phải tìm hiểu xem bài hát nói về điều gì, đại ý của bài hát là vấn đề gì. Trên cơ sở tìm hiểu như vậy để xây dựng ý tưởng múa phụ họa. Đương nhiên, múa không minh họa nghĩa của từng lời ca cụ thể.

Xác định rõ ý nghĩa của bài hát sẽ giúp cho việc hình thành ý tưởng phụ họa và thuận lợi khi biên soạn động tác đội hình cụ thể.

Xây dựng kịch bản chương trình bao gồm việc chọn những tiết mục có chất lượng, thống nhất về chủ đề và sắp xếp chúng theo trật tự, thuận tiện cho việc biểu diễn. Sắp xếp tiết mục biểu diễn cũng là kĩ năng quan trọng đối với người dàn dựng. Sự sắp xếp không hợp lí sẽ làm người nghe cảm thấy lộn xộn, khó tiếp thu đầy đủ các tiết mục.

Khi xây dựng chương trình biểu diễn, cần lưu ý những vấn đề sau:

- Mở đầu cần tiết mục có chất lượng tốt, biểu diễn ở hình thức tốp ca hoặc hợp xướng, bài hát nên ở giọng trưởng, tạo không khí sôi nổi, vui tươi.

- Kết thúc cũng cần tiết mục có chất lượng, biểu diễn hình thức tốp ca hoặc hợp xướng, tạo cảm giác trọn vẹn.

- Không nên để trong chương trình biểu diễn một tác phẩm thiếu tính tư tưởng và nghệ thuật. Người nghe sẽ không hưởng ứng tác phẩm đó mà còn đánh giá chất lượng của chương trình thấp đi rất nhiều. Cũng không nên trọn nhiều bài của một tác giả, dễ dơi vào tình trạng đơn điệu, nhàm chán.

- Không nên để hai tiết mục cùng hình thức trình bày liền kề nhau, ví dụ hai tiết mục đơn ca nữ hoặc đơn ca nam liền nhau.

- Không xếp các bài hát cùng tiết điệu liền kề nhau

- Chương trình cần sự thống nhất về chủ đề giữa hai tiết mục gần nhau lại cấu tạo ra sự tương phản. Đó là tương phản về hình thức biểu diễn, tương phản về cách hát, tương phản về nhịp… Chính những sự tương phản đó được sắp xếp trong chủ đề thống nhất mới taọ nên sự hấp dẫn của chương trình biểu diễn âm nhạc.

Ngoài ra, xây dựng chương trình biểu diễn cũng cần lưu ý:

31

- Các tiết mục trong chương trình cần hài hoà và thống nhất trong không khí chung, tránh tản mạn, vụn vặt và lạc lõng.

- Các tiết mục biểu diễn sau phải hay hơn tiết mục trước về nghệ thuật ca hát về phong cách biểu diễn, hay hơn về cách phụ họa hoặc múa... Cần tạo cho chương trình có tính cao trào, để càng về sau càng cuốn hút hơn, hấp dẫn hơn.

- Khi xếp các tiết mục cần tính toán để người biểu diễn có thời gian thay đổi trang phục, hoá trang và nghỉ ngơi.

- Chương trình biểu diễn cần được thông báo cụ thể về thời gian, địa điểm và thứ tự các tiết mục cho diễn viên biết. Nếu diễn viên đề nghị sửa đổi một vài điểm làm chương trình vận hành tốt hơn, người dàn dựng nên lắng nghe và có điều chỉnh cần thiết.

2.2.1.2 Lựa chọn các hình thức biểu diễn

* Đơn ca

Khi giáo viên dạy hát cho học sinh, bài hát có thể trình bày bằng nhiều hình thức. Đơn ca là bài hát do một người trình bày. Đây là hình thức trình bày cơ bản để hình thành các hình thức khác. Đơn ca là tiếng hát là tâm tình cử một người gửi đến những người khác. Đơn ca yêu cầu người hát phải có giọng hát tốt, có quá trình tập luyện để hoàn thiện kỹ thuật hát và phong cách biểu diễn. Bài hát phải mang đến cho người nghe những niềm vui, những vấn đề quan tâm, suy nghĩ hoặc đánh thức cảm xúc đẹp đẽ của mọi người.

Những bài hát cho đơn ca có thể rất phong phú về nội dung và cảm xúc.

Vì vậy người đơn ca cần hiểu biết về nhiều mặt như kĩ thuật hát, tâm lý biểu diễn, phong cách hát. Ngoài việc rèn luyện một giọng hát chính xác, truyền cảm, người đơn ca phải có tình cảm nhạy bén, sự rung động sâu sắc của tâm hồn với cuộc sống xung quanh. Ví dụ: Cô và mẹ, Trường của cháu đây là trường mầm non, Cháu đi mẫu giáo, Cháu yêu bà, Đàn gà con, Chú ếch con...

Người đơn ca chọn bài hát thích hợp với giọng hát và phong cách với biểu diễn của mình. Giọng hát cũng cần nét riêng để tạo cho sự độc đáo. Bài hát sôi nổi, mạnh mẽ thường thích hợp với giọng đơn nữ.

32

Người biểu diễn đơn ca qua quá trình tập luyện và biểu diễn độc lập.

Có tinh thần tự chủ và có kỹ năng ca hát tương đối hoàn thiện. Họ phải có giọng hát khỏe mạnh, trong sáng, ngân vang, có kỹ thuật phát âm tốt, rõ lời, truyền cảm. Trong mỗi bài hát, người đơn ca cần xử lý chỗ cao trào để thể hiện cảm xúc và kỹ thuật hát điêu luyện.

* Song ca

Song ca là hình thức hát của hai người, mỗi người có vai trò cân bằng với nhau trong việc trình bày tác phẩm. Trong tiết mục, nhiều chỗ hai người chỉ hát cùng giọng, những chỗ khác, họ dùng kỹ thuật hát bè, hát đuổi, hát đối đáp để thể hiện nội dung, cảm xúc của tác phẩm và trình bày kỹ năng biểu diễn của mình.

Có những cách sắp xếp song ca như: song ca nam, song ca nữ và song ca nam nữ. Từ đó chia ra các nhánh nhỏ hơn như: song ca giọng nam cao với giọng nam trung, giọng nam cao với giọng nam trầm, giọng nữ cao với giọng nữ trầm, giọng nữ cao với giọng nam cao…Nên để hai giọng cùng âm vực song ca có hiệu quả hơn. Vì dễ tạo nên sự hòa quyện, không để giọng nữ cao hát với giọng nam trầm, vì âm vực hai giọng này khá xa nhau, khó tạo nên sự hài hòa của tiết mục.

Ngoài âm vực hai giọng cần có sự hài hòa về màu âm. Không nên để một mầu âm dịu dàng, âm áp cùng với màu âm sắc sảo, hoặc mầu âm lanh lảnh cùng với mầu âm trầm ấm, tha thiết. Giọng hát cùa hai người phải hòa quyện vào nhau, không có cảm giác đối trọi về màu âm.

Dựa trên tính chất và âm vực hai giọng hát thông thường bè chính là bè cao hơn, bè thấp góp phần hỗ trợ, tô đậm hoặc phức điệu.

Một số bài hát áp dụng cho trẻ như: Cả nhà thương nhau, Hãy lắng nghe, Chỉ có một trên đời, Em như chim bồ câu trắng ....

* Tam ca

Tam ca là bài hát do ba người trình bày. Mỗi người có một vai trò riêng trong việc thể hiện tác phẩm. Tam ca là cầu nối giữ song ca và tốp ca, vừa có tính uyển chuyển của song ca, vừa có tính tập thể của tốp ca. Tuy

33

nhiên phong cách biểu diễn của tam ca linh hoạt hơn, dàn dựng cho tiết mục của họ đơn giản hơn so với tốp ca về kỹ năng ca hát và biểu diễn. Ở hình thức tam ca, vai trò của mỗi cá nhân trong việc trình bày tác phẩm được thẻ hiện khá rõ nét.

Về nội dung hình thức tam ca thường trình bày những bài hát nhẹ nhàng, vui tươi, hóm hỉnh. Ví dụ: Múa vui, Bông hoa mừng cô, Thật là hay, Nhữn con đường em yêu... Cũng có trường hợp trình bày những bài ca ngợi, hùng tráng. Người ta thường biểu diễn tam can am hoặc tam ca nữ, ít khi sử dụng có tam ca cả nam và nữ.

* Tốp ca

Bài hát có từ 4 đến 12 người trình bày, gọi là hình thức biểu diễn tốp ca. Đây là đơn vị biểu diễn gọn nhẹ, rất sinh động và có khả năng trình bày được nhiều bài hát với nội dung phong phú. Tốp ca là hình thức biểu diễn có thể sử ụng được nhiều kỹ thuật hát như hài hòa giọng, lĩnh xướng, đối đáp, nối tiếp.

Khác biệt giữa hình thức tốp ca với đơn ca, song ca, tam ca là vai trò của cá nhân phải xếp sau vai trò của tập thể, sự hòa hợp của tập thể cần được coi trọng hơn ảnh hưởng của mỗi cá nhân.

Về giọng hát tốp ca không cần từng người phải có giọng hát tốt như đơn ca. Tốp ca cũng không yêu cầu về số lượng bè một cách chặt chẽ như hợp xướng. Tốp ca dễ chọn người tham gia, dàn dựng cũng không cần nhiều thủ pháp phức tạp. Có các loại tốp ca như sau:

Tốp ca nam: phong cách khỏe khoắn và sôi nổi, phù hợp với những bài ca ngợi, hùng tráng.

Tốp ca nữ: phong cách hát duyên dáng, mềm mại, phù hợp với những bài hát vui tươi, trữ tình. Khi biểu diễn cần kết hợp động tác múa để bài hát thêm tươi tắn trẻ trung.

Hợp ca nam nữ: là hình thức biểu diễn phối hợp giữa tốp ca nam và tốp ca nữ. Vì vậy số lượng diễn viên gấp đôi tốp ca bình thường, trong đó tỷ lệ

34

nam và tỷ lệ nữ tương đương. Hợp ca nam nữ thường được sử dụng nhiều kỹ thuật hát bè, hát đuổi, lĩnh xướng, hát đối đáp, hát phức điệu.

Một số bài hát tốp ca cho trẻ ở trường mầm non: Bé vui tới trường, Em đi mẫu giáo, Trường của cháu đây là trường mầm non, Thi tài, Chân gầy chân béo...

2.2.1.3. Lên ý tưởng cho từng tiết mục * Ý tưởng trình bày bài hát

Chọn cách hát nào phải dựa vào những yếu tố: tính chất âm nhạc, cấu trúc của bài hát, hình thức trình bày. Những bài hát có tính ngâm ngợi, tự sự phù hợp cho đơn ca thì hạn chế sử dụng nhiều cách hát. Những bài hát gồm nhiều đoạn, tính chất tươi vui, sôi nổi thì nên sử dụng nhiều cách: đoạn này lĩnh xướng, đoạn kia hát đối đáp, đoạn hát bè…

Người dàn dựng cần khai thác các cách lĩnh xướng, đối đáp, hát đuổi, hát bè để đem lại hiệu quả cho các tiết mục và thể hiện tính chuyên nghiệp cao hơn.Cần nghiên cứu đoạn nào có thể sử dụng cách hát đuổi, hát bè tạo nên điểm nhấn hoặc cao trào tác phẩm. Tuy nhiên cần sử dụng những cách hát này cho hợp lí. Lạm dụng hát bè, hát đuổi mà không đem lại hiệu quả thì bỏ ngay, vì khó luyện tập và gây rườm rà cho tiết mục.

Mở đầu và kết thúc là hai thời điểm quan trọng của bài hát để gây ấn tượng cho khán giả. Có những bài hát tốt nhưng phần kết trục trặc sẽ làm giảm hiệu quả của cả bài. Ngược lại, có những tiết mục ở mức độ bình thường nhưng đọng lại trong lòng khán giả về cách mở đầu và kết thúc ấn tượng. Để mở đầu và kết thúc tốt cần các yếu tố sau: sáng tạo của người dàn dựng, cách hát của ca sĩ và sự phối hợp hiệu quả của nhạc đệm.

Trong một chương trình biểu diễn, người dàn dựng cũng thường sắp xếp hai tiết mục nổi bật nhất để mở đầu và kết thúc chương trình.

Bài hát có 2 hoặc 3 đoạn, nếu tác giả yêu cầu mỗi đoạn được trình bày ở tốc độ khác nhau, diễn viên cần thể hiện đúng theo tinh thần của bài hát.

Những bài khác, người dàn dựng có thể điều chỉnh tốc độ một vài chỗ nhằm tạo nét riêng cho bài, đặc biệt là phần mở đầu và kết thúc.

35

Tổ chức một chương trình biểu diễn âm nhạc, nhân tố quan trọng hàng đầu là người tham ra biểu diễn. Trường học, người biểu diễn chủ yếu là học sinh và giáo viên, họ phải có năng khiếu về ca hát, giọng hát truyền cảm, ngoại hình hài hòa và lòng nhiệt tình tham ra hoạt động văn nghệ. Dù người dàn dựng giỏi, dù nhạc công đệm đàn hay nhưng nếu người hát kém thì chương trình biểu diễn chắc chắn không đạt kết quả cao. Vì thế việc chọn học sinh có giọng hát hay để biểu diễn, tham gia thi văn nghệ là việc mà người dàn dựng cần hết sức lưu tâm.

Với những học sinh tham gia chương trình biểu diễn, giáo viên cần có hình thức tập luyện để nâng cao chất lượng giọng hát cho các em. Luyện tập giọng hát là việc cần làm để phát triển khả năng ca hát thông qua hai phần:

luyện thanh và luyện bài hát.

- Luyện thanh giúp các em mở rộng âm vực, tập cách lấy hơi, giữ hơi và tập phát âm chuẩn xác, tập cách hát liền giọng và hát nảy. Tuy nhiên, không để viecj này chiếm nhiều thời gian, làm các em cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi, giảm hứng thú ca hát.

- Luyện bài hát không với mục đích nâng cao kĩ thuật thanh nhạc mà giúp học sinh giữ được giọng hát tự nhiên, trong sáng, hoàn thiện hơn về cách lấy hơi, nhả chữ và hát diễn cảm.

* Ý tưởng múa phụ họa

Tùy vào lý tưởng thẩm mỹ, điều kiện và trình độ của người múa mà người biên soạn sẽ xác định múa phụ họa theo ý nghĩa của lời ca để khắc sâu hình tượng âm nhạc, làm tăng sự xúc cảm, hoặc phụ họa chỉ để trang trí, làm đẹp tiết mục hát, tạo không khí, làm tang tính hấp dẫn của bài hát.

Phần múa phụ họa có thể bắt đầu từ dạo nhạc đến hết tết mục hát. Cũng có thể phụ họa từ sau dạo đầu đến hết.

Có khi múa chỉ phụ họa 2 lần dạo nhạc… Vấn đề cơ bản ở đây hát là chính, múa là phụ để tăng hiệu quả phần hát.

Tiếp theo người biện soạn phải xác định rõ chất liệu gôn ngữ múa để phụ họa. Số lượng người múa, đạo cụ và trang phục múa. Tất cả những vấn đề

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ trong trường mầm non hùng vương (Trang 34 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)