Đề xuất một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động học tập ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động học tập ở trường mầm non văn khê, xã văn khê, huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 31 - 38)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH THÂN THỂ CHO TRẺ 3 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở TRƯỜNG MẦM NON

3.1. Đề xuất một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động học tập ở trường mầm non

“Trong hoạt động học tập việc giáo dục thói quen vệ sinh không nên tiến hành dưới một tiết học riêng biệt, mà cần phải tiến hành dưới phương thức lồng ghép, tích hợp vào các tiết học ở các mức độ khác nhau. Có thể sử dụng các phương pháp như kể chuyện, trình bày trực quan, giảng giải, nêu gương, tổ chức trò chơi, xử lý các tình huống, khen thưởng, giao nhiệm”vụ,…

“Bắt đầu hoạt động học tập: cô giáo có thể tạo ra các tình huống thực để trẻ có cơ hội thể hiện kĩ năng, thói quen đã được hình thành ở chúng (cho trẻ được quan sát, thăm quan, có khách đến thăm nhà, lớp nhận được”quà,...

“Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cô nên củng cố tri thức thay vì cung cấp tri thức để từ đó lồng ghép nội dung thói quen vệ sinh thân thể dưới dạng liên hệ thực tế, gợi lại những điều trẻ đã biết, đưa ra tình huống cho trẻ giải”quyết.

“Kết thúc hoạt động học tập: Tạo tình huống cho trẻ có cơ hội luyện tập dưới hình thức trò chơi hoặc bài tập tình huống, cho trẻ liên hệ với bản thân hoặc giao nhiệm vụ cho”trẻ.

3.1.1. Thóiquen rửamặt

* Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Dạy hát: “Vì sao con mèo rửa mặt”

Thời gian lồng ghép: 5-7 phút

“Sau khi dạy trẻ hát, cô lồng ghép giáo dục thói quen rửa mặt cho trẻ, các bước như”sau:

-“Thế tại sao con mèo lại rửa mặt? (Vì mèo sợ đau mắt). Từ đó, cho trẻ thấy được ý nghĩa của việc rửa”mặt (Tại sao phải rửa mặt?)

-“Các con thường rửa mặt vào những lúc”nào?

-“Các con có tự rửa mặt”không?

“Nếu tự mình làm thì cô yêu cầu trẻ nêu cách rửa mặt: Có thể đưa tranh về cách rửa mặt không có chú thích các bước để trẻ nhận biết các bước rồi bổ sung cho trẻ hoặc có thể hướng dẫn trực tiếp tuỳ theo nhận thức của”trẻ.

* Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Chủ đề: bản thân

Đề tài: Dạy hát “ Tập rửa mặt”

Thời gian lồng ghép: 5 -7 phút

“Sau khi dạy trẻ hát, cô lồng ghép giáo dục thói quen rửa mặt cho trẻ, các bước như”sau:

-“Trong bài hát em bé đã lau mặt như thế nào? (Em bé đã cầm khăn mặt nhúng vào nước vắt khô, sau đó lau mặt thật sạch”sẽ.).

-“Ở nhà chúng mình có thường xuyên rửa mặt không? Chúng mình có muốn một khuôn mặt luôn xinh xắn và sạch sẽ không”nào?

“Từ đó cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết rửa mặt hàng ngày cho thơm tho, sạch sẽ để mọi người yêu”mến.

3.1.2. Thóiquen rửatay

* Hoạt động phát triển thể chất Chủ đề: Thế giới động vật Đề tài: Ném đích nằm ngang Thời gian lồng ghép: 2-3 phút

“Sau khi cô cho trẻ hoạt động ném đích nằm ngang, cô giáo dục trẻ thói quen rửa tay sau khi tham gia hoạt đông, cụ thể”như:

- Chúng mình vừa thực hiện bài vận động gì? (Ném đích nằm ngang).

- À chúng mình vừa thực hiện bài vận động ném đích nằm ngang nên đôi tay chúng mình bị lấm bẩn.Vậy trước khi chuyển hoạt động mới cô mời tất cả

các bạn đi rửa tay cho thật sạch sẽ nhé.

Từ đó cô giáo dục thói quen tự giác rửa tay sau khi tham gia các hoạt động.

* Hoạt động phát triển thẩm mỹ Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Dạy hát: “Chơi ngón tay”

Thời gian lồng ghép: 5- 7 phút

“Sau khi dạy trẻ hát, cô lồng ghép giáo dục thói quen rửa tay cho trẻ, các bước như”sau:

-“Các con có thấy các ngón tay có xinh không? Thế tại sao các con phải rửa tay? Từ đó cho trẻ thấy được ý nghĩa của việc rửa”tay .

-“Cô hỏi trẻ: Các con thường rửa tay khi”nào?

-“Các con có tự rửa tay”không?

+“Trẻ 3 tuổi chưa biết về các bước rửa tay, cô hướng dẫn trẻ các bước rửa tay, vừa làm vừa nói cho trẻ”xem (có chậu nước, xà phòng, khăn khô để lau tay).

+“Gọi 1(hoặc 2) trẻ lên làm cho các bạn cùng xem, cô đứng bên cạnh quan sát, nhắc trẻ nếu trẻ thực hiện không”đúng.

+“Cô trò cùng thực hiện rửa tay trên”không.

“Cô cho trẻ xem tranh ảnh các bước rửa tay (không có chú thích các bước) để trẻ tự nêu các bước và sắp xếp theo đúng thứ tự thực hiện các”bước.

* Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài: Nặn một số loại quả Thời gian lồng ghép: 3-5 phút

“Sau khi dạy trẻ nặn, cô giáo dục trẻ biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoa quả và sau khi nặn đồ dùng, cụ thể các bước như”sau:

-“Cô có trên tay những loại quả gì? Ở nhà trước khi ăn hoa quả chúng mình làm gì? ( Từ đó giáo dục thói quen rửa tay trước khi”ăn )

-“Sau khi chúng mình nặn xong rồi thì chúng mình phải làm gì? (rửa tay thật sạch”sẽ ).

“Từ đó cô có thể nêu ra các bước rửa tay sau khi nặn xong: Nhúng tay vào chậu nước cho ướt, rồi xoa xà phòng khắp tay, xoa mu bàn tay, lòng bàn tay đến kẽ tay, ngón tay, móng tay cho sạch đất nặn, rồi rửa thật sạch với nước cho hết xà phòng. Cuối cùng dùng khăn lau”khô.

Hình 3.1.“Các bước rửa tay với xà phòng”

(ảnh Cục quản lí môi trường Y tế- Bộ Y tế ) 3.1.3. Thóiquen đánhrăng

* Lĩnh vực phát triển nhận thức Chủ đề: Bản Thân

Đề tài: Truyện “Gấu con bị đau răng”

Thời gian lồng ghép: 5- 7 phút

“Sau khi kể chuyện , cô lồng ghép giáo dục thói quen đánh răng cho trẻ, các bước như”sau:

-“Tại sao gấu con bị đau răng? (Vì gấu con ăn nhiều bánh kẹo mà không chịu đánh răng trước khi đi ngủ). Từ đó, cho trẻ thấy được ý nghĩa của việc đánh răng (Nếu không đánh răng thì sẽ bị sâu”răng).

-“Thế bác sĩ đã dặn bạn Gấu là phải đánh răng khi nào? (Trước khi đi ngủ và sáng sớm thức dậy). Từ đó, giáo dục trẻ để trẻ hiểu được khi nào cần”đánh răng?

-“Bạn Gấu con đã đánh răng như thế nào? (Đánh răng rất cẩn thận cả mặt trước và mặt sau của răng). Từ đó, cô hướng dẫn trẻ đánh”răng:

“Yêu cầu mỗi trẻ chuẩn bị 1 bàn chải đánh răng (dặn trẻ trước), cô chuẩn bị mô hình hàm răng, bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, cốc”nước, tranh ảnh,...

+“Cô hướng dẫn trẻ cách lấy kem đánh răng, lấy”nước +“Cô giới thiệu các mặt của”răng

+“Cô trình bày các bước đánh răng trên hàm răng mô”hình

+“Gọi 1 trẻ lên làm, các bạn quan sát, cô đứng bên cạnh nhắc”nhở (nếu trẻ quên).

+“Cô có thể kết hợp tranh ảnh để hướng dẫn thao tác thông qua trò chơi:

sắp xếp tranh theo các bước đánh”răng:

Hình 3.2. Các bước đánh răng

* Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Nghe hát “Thằng Tí Sún”

Thời gian lồng ghép: 5-7 phút

“Sau khi nghe hát, cô lồng ghép giáo dục thói quen đánh răng cho trẻ, các bước như”sau:

-“Anh Tí Sún trong bài hát như thế”nào? (không chịu đánh răng)

-“Vậy Tí Sún không chịu đánh răng sẽ bị như thế”nào? (sẽ bị sún và sâu răng).

-“Muốn răng chắc khỏe các con nên làm”gì?

“Từ đó, cô giáo dục trẻ muốn có hàm răng thật đẹp để cười thật tươi thì phải chịu khó đánh răng sạch sẽ sau khi thức dậy và trước khi đi”ngủ.

* Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Chủ đề: Bản thân

Đề tài: thơ Giữ nụ cười xinh Thời gian lồng ghép: 5-7 phút

“Sau khi đọc bài thơ xong, cô lồng ghép để giáo dục thói quen đánh răng cho trẻ, cụ thể”như:

-“Tại sao các con phải đánh”răng?

-“Để có hàm răng thật đẹp, nụ cười thật xinh thì chúng mình phải như thế”nào?

3.1.4. Thói quen chải tóc

* Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Dán tóc cho bé (Theo mẫu) Thời gian lồng ghép: 5-10 phút

“Sau khi dạy trẻ dán tóc, cô lồng ghép giáo dục thói quen chải tóc cho trẻ, các bước như”sau:

-“Tại sao các con phải chải tóc? (chải tóc để đầu tóc gọn gàng, mọi”người yêu mến,...).

-“Các con có biết khi nào nên chải tóc không? (sau khi ngủ dậy, trước khi ra ngoài, khi tóc bị”rối,...).

-“Cách chải tóc: Cô gọi một trẻ lên rồi cô thực hiện các thao tác chải tóc cho cả lớp quan sát. Cô cho trẻ xem nhiều kiểu buộc tóc, tết tóc dành cho các bé gái. Các bé trai thì đầu tóc phải cắt gọn gàng. Các bé gái không nên uốn tóc, nhuộm”tóc.

* Giáo án phát triển âm nhạc Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Nghe hát “ Chòm tóc xinh”

Thời gian lồng ghép: 3-5 phút

“Sau khi cô cho trẻ ổn định tổ chức và cho trẻ nghe bài hát “ Chòm tóc xinh” cô giáo dục trẻ thói quen chải”tóc.

-“Để có bộ tóc mượt mà không bị lòa xòa giống như bạn nhỏ trong bài hát thì chúng mình phải như thế”nào?

-“Khi nào thì chúng mình nên chải”tóc?

“Từ đó cô giáo dục thói quen chải tóc cho trẻ đúng cách để có mái tóc gọn gàng, xinh xắn và mọi người yêu”mến.

3.1.5. Thóiquen mặc quần áo sạchsẽ

* Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Tô màu quần áo cho trẻ Thời gian lồng ghép: 5-7 phút

“Cô lồng ghép giáo dục thói quen mặc quần áo sạch sẽ cho trẻ thông qua

-“Các con thấy bạn nhỏ trong tranh mặc quần áo có đẹp”không?

-“Con thích mặc quần áo sạch đẹp như bạn nhỏ không? Vì sao? Từ đó, giáo dục cho trẻ hiểu ý nghĩa của thói quen giữ quần áo sạch”sẽ.

-“Các con có biết khi nào thì cần mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo không?

Từ đó, giáo dục trẻ để trẻ biết được cách chọn quần áo theo”mùa.

-“Cách mặc quần áo: cô hướng dẫn, thực hành ngay tại lớp học để trẻ quan sát, cô gọi 1 số trẻ lên thực”hiện.

* Khám phá khoa học về môi trường xung quanh Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Khám phá quần áo của bé Thời gian lồng ghép: 5- 7 phút

“Cô lồng ghép giáo dục thói quen mặc quần áo sạch sẽ cho trẻ thông qua việc cho trẻ quan sát đồ dùng (quần mùa hè và mùa đông) và đàm”thoại:

-“Các con có thấy cô mang đến cho chúng mình nhiều bộ quần áo thật đẹp đúng không? Để có bộ quần áo thật đẹp và thơm tho như thế này thì chúng mình phải như thế”nào?

-“Để cơ thể luôn khỏe mạnh thì chúng mình phải biết mặc quần áo như thế nào? (mặc khi trời nóng: quần áo ngắn tay, váy…; mặc khi trời lạnh: Quần áo dài”tay, dày và ấm,…).

“Từ đó cô giáo dục cho trẻ giữ quần áo luôn sạch sẽ, không bôi bẩn, cất gọn gàng, đúng chỗ. Mặc quần áo phải phù hợp với thời tiết, gọn gàng để chúng mình luôn khỏe mạnh và xinh”đẹp.

Một phần của tài liệu Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động học tập ở trường mầm non văn khê, xã văn khê, huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)