Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động học tập ở trường mầm non văn khê, xã văn khê, huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 39 - 48)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH THÂN THỂ CHO TRẺ 3 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở TRƯỜNG MẦM NON

3.2. Tổ chức thực nghiệm ở trường mầm non

3.2.3. Kết quả thực nghiệm

“Thông qua việc thực nghiệm các biện pháp nhằm nâng cao mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể, tôi tiến hành phân tích kết quả thực”nghiệm:

3.2.3.1. Thói quen rửa mặt sau thực nghiệm

“Qua quá trình thực nghiệm về thói quen rửa mặt ở trẻ 3 tuổi, em đã thu được kết quả ở”bảng 3.1:

Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm về thói quen rửa mặt Mức độ

Khả năng

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

Nhận thức

Trước (2/30) 6,7%

(7/30) 23,3%

(13/30) 43,3 %

(4/30) 13,3%

(2/30) 6,7%

Sau (4/30) 13,3%

(13/30) 43,3%

(11/30) 36,7%

(2/30) 6,7%

(0/30) 0%

Thực hiện

Trước (1/30) 3,3%

(5/30) 16,7%

(15/30) 50%

(6/30) 20%

(3/30) 10%

Sau (5/30) 16,7%

(13/30) 43,3%

(10/30) 33,3%

(2/30) 6,7%

(0/30) 0%

-“Nhận thức: Sau thời gian thực nghiệm khả năng nhận thức của trẻ về các hành động rửa mặt tăng lên nhanh chóng. Trẻ nhận thức hành động rửa mặt một cách chi tiết hơn. Trẻ biết về hành động rửa mặt, biết tại sao phải rửa mặt, khi nào cần phải rửa mặt (chiếm 13,3% tăng 6,6%). Những trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của hành động giảm”13,7%.

-“Thực hiện: Cũng tỉ lệ thuận với khả năng nhận thức. Hầu hết trẻ đều

mặt, trẻ thực hiện đúng các bước rửa mặt, thực hiện một cách tự giác, thể hiện thái độ đúng (tăng 13,4%). Trẻ thực hiện tương đối thành thạo (tăng 26,7%).

Những trẻ cố gắng thể hiện thái độ đúng, thực hiện chưa thành thạo giảm (chiếm 33,3% giảm 16,7%). Không còn trẻ nào là không biết rửa”mặt.

“Dựa vào kết quả thu được sau khi thực nghiệm, tôi thấy khả năng nhận thức và thực hiện việc rửa mặt của trẻ tăng lên khá nhanh. Như vậy, mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ dần được hình thành, tạo nền tảng cho các thói quen sau này của trẻ. Trẻ có thói quen vệ sinh thân thể tốt sẽ giúp trẻ tránh khỏi bệnh tật. Như vậy, các biện pháp áp dụng vào việc giáo dục thói quen cho trẻ đem lại những kết quả khách”quan.

3.2.3.2. Thói quen rửa tay sau thực nghiệm

“Qua quá trình thực nghiệm về thói quen tay ở trẻ 3 tuổi, chúng tôi đã thu được kết quả ở”bảng 3.2:

Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm về thói quen rửa tay Mức độ

Khả năng

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

Nhận thức

Trước (3/30) 10%

(8/30) 26,7%

(14/30) 46,7%

(5/30) 16,7%

(0/30) 0%

Sau (6/30) 20%

(13/30) 43,4%

(10/30) 33,3%

(1/30) 3,3%

(0/0) 0%

Thực hiện

Trước (2/30) 6,7%

(6/30) 20%

(16/30) 53,3%

(6/30) 20%

(0/30) 0%

Sau (7/30) 23,3%

(14/30) 46,7%

(8/30) 26,7%

(1/30) 3,3%

(0/30) 0%

“Qua kết quả thu được, mức độ hình thành thói quen rửa tay cho trẻ sau thực nghiệm so với trước: Khả năng nhận thức và khả năng thực hiện đều tăng lên đáng thể. Cụ thể”như:

-“Nhận thức: Dựa vào kết quả ta thấy, trẻ nhận thức về việc rửa tay và sự cần thiết của việc rửa tay đã tốt hơn. Trẻ biết về các bước rửa tay, biết khi

nào phải rửa tay và vì sao phải rửa tay tăng 10% (chiếm 20%). Trẻ không biết tại sao phải rửa tay giảm 13,4% (chiếm 33,4%). Trẻ hiểu về hành động, nêu ra các yêu cầu của hành động không phù hợp với tình huống cụ thể”giảm (chiếm 3,3%).

-“Thực hiện: Trẻ rất hứng thú với việc rửa tay. Vì trẻ đã hiểu rõ về tại sao phải rửa tay? Khi nào nên rửa tay? và rửa tay như thế nào là đúng? Phần lớn trẻ thực hiện các hành động rửa tay thành thạo hơn . Trẻ thực hiện đúng các yêu cầu của hành động, thực hiện một cách tự giác, thể hiện thái độ đúng, thực hiện thành thạo tăng 16,7% (chiếm 23,3%). Đa số trẻ không cần đến sự giúp đỡ nhiều của người lớn nữa. Một số ít trẻ tiến bộ rất là”chậm.

3.2.3.3. Thói quen đánh răng sau thực nghiệm

“Qua quá trình thực nghiệm về thói quen đánh răng ở trẻ 3 tuổi, chúng tôi đã thu được kết quả ở”bảng 3.3:

Bảng 3.3.“Kết quả thực nghiệm về thói quen đánh”răng Mức độ

Khả năng

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

Nhận thức

Trước (4/30) 13,3%

(7/30) 23,3%

(17/30) 56,7%

(2/30) 6,7%

(0/30) 0%

Sau (9/30) 30%

(14/30) 46,7%

(7/30) 23,3%

(0/30) 0%

(0/30) 0%

Thực hiện

Trước (2/30) 6,7%

(6/30) 20%

(14/30) 46,7%

(8/30) 26,7%

(0/30) 0%

Sau (8/30) 26,7%

(12/30) 40%

(7/30) 23,3%

(3/30) 10%

(0/30) 0%

“Kết quả thực nghiệm về thói quen đánh răng ở trẻ 3 tuổi cho”thấy:

-“Nhận thức: Hầu hết các trẻ đều nhận thức một cách tiến bộ về thói quen đánh răng. Số trẻ biết cách đánh răng, biết được tại sao phải đánh răng và khi nào cần đánh răng tăng 16,7% so với trước thực nghiệm (chiếm 30%).

Những trẻ không hiểu tác dụng của việc đánh răng giảm 33,4%. Không còn

trẻ nhận thức về hành động đánh răng xếp loại”yếu.

-“Thực hiện: Qua trao đổi với phụ huynh, đa số các trẻ đều thực hiện một cách thành thạo hơn, tự giác hơn. Trẻ thực hiện đúng các yêu cầu các bước đánh răng, tự giác đánh răng buổi sáng (khi ngủ dậy) và tối (trước khi đi ngủ), thực hiện với thái độ vui vẻ, hào hứng. Số trẻ không tự giác, có lúc còn ngại làm phải bố mẹ đánh răng cho hoặc nếu tự làm thì chỉ đánh qua cho xong; thực hiện chưa thành thạo giảm”nhiều (chiếm 23,3%; giảm 23,4% so với trước thực nghiệm).

3.2.3.4.Thói quen chải tóc sau thực nghiệm

“Qua quá trình thực nghiệm về thói quen chải tóc ở trẻ 3 tuổi, chúng tôi đã thu được kết quả ở”bảng 3.4:

Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm về thói quen chải tóc Mức độ

Khả năng

Tốt Khá Trung

bình Yếu Kém

Nhận thức

Trước (2/30) 6,7%

(7/30) 23,3%

(16/30) 53,3%

(4/30) 13,3%

(1/30) 3,3%

Sau (8/30) 26,7%

(15/30) 50%

(7/30) 23,3%

(0/30) 0%

(0/30) 0%

Thực hiện

Trước (3/30) 10%

(6/30) 20%

(14/30) 46,7%

(5/30) 16,7%

(2/3) 6,7%

Sau (7/30) 23,3%

(14/30) 46,7%

(7/30) 23,3%

(2/30) 6,7%

(0/30) 0%

-“Nhận thức: Trẻ nhận thức về hành động chải tóc tốt hơn rất nhiều.

Nhiều trẻ hiểu về các hành động hơn, biết khi nào phải chải tóc, khi nào phải chải tóc tăng 20% (chiếm 26,7%). Những trẻ hiểu về hành động chải tóc, biết khi nào nên chải tóc nhưng trẻ cần có sự gợi ý của cô thì trẻ mới hiểu được ý nghĩa của hành động chải tóc tăng 26,7 % (chiếm 50%). Một số trẻ nêu ra các yêu cầu của hành động không phù hợp với tình huống cụ thể”giảm.

- “Thực hiện: Cũng tỉ lệ thuận với khả năng nhận thức của trẻ. Các bé đã

biết chải đầu trước khi đi học, sau khi ngủ dậy, nhiều bé gái còn biết buộc tóc cho mình, thực hiện một cách thành thạo.Và cũng ít cần đến sự trợ giúp của người thân hơn (tăng 13,3% so với trước thực nghiệm). Tuy nhiên vẫn còn 1 vài trẻ không để ý đến việc chải đầu, đầu tóc không gọn gàng khi đến”trường.

3.2.3.5.Thói quen mặc quần áo sạch sẽ sau thực nghiệm

“Qua quá trình thực nghiệm về thói quen rửa mặt ở trẻ 3 tuổi, chúng tôi đã thu được kết quả ở”bảng 3.5:

Bảng 3.5. “Kết quả thực nghiệm về thói quen mặc quần áo sạch”sẽ Mức độ

Khả năng

Tốt Khá Trung

bình Yếu Kém

Nhận thức

Trước (2/30) 6,7%

(6/30) 20%

(14/30) 46,7%

(7/30) 23,3%

(1/30) 3,3%

Sau (8/30) 26,7%

(11/30) 36,7%

(10/30) 33,3%

(1/30) 3,3%

(0/30) 0%

Thực hiện

Trước (1/30) 3,3%

(6/30) 20%

(19/30) 63,3%

(3/30) 10%

(1/30) 3,3%

Sau (6/30) 20%

(14/30) 46,7%

(10/30) 33,3%

(0/30) 0%

(0/30) 0%

-“Nhận thức: Kết quả điều tra về thói quen mặc quần áo sách sẽ của trẻ 3 tuổi cho thấy. Những trẻ hiểu về hành động mặc quần áo sạch sẽ, trẻ biết được là khi nào cần giữ quần áo sạch sẽ, khi nào cần cởi bớt hoặc mặc thêm áo như trẻ chưa hiểu được là tại sao cần phải giữ cho quần áo sạch sẽ giảm 13,4% (chiếm 33,3%). Trẻ biết về hành động, biết được tại sao phải giữ quần áo luôn sạch sẽ, khi nào cần phải cởi bớt hoặc mặc thêm quần áo tăng 20%

(chiếm 26,7%). Trẻ có biết về hành động, nêu ra các yêu cầu của hành động không phù hợp với tình huống cụ thể giảm”20% (chiếm 3,3%).

-“Thực hiện: Khả năng thực hiện của trẻ thành thạo hơn, trẻ thực hiện một cách khéo léo hơn và tự giác hơn. Đa số trẻ (các bé gái nhiều hơn) biết cách mặc quần áo mà không cần sự giúp đỡ của người lớn, tự giác thay quần

áo trước khi đi học với thái độ vui vẻ (vì mình đã tự làm được), tự biết cởi bớt áo hoặc mặc thêm vào thực hiện thành thạo tăng 16,7% (chiếm 20%). Trẻ thực hiện đúng các yêu cầu của hành động, tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc, có thể hiện thái độ đúng, thực hiện tương đối thành thạo tăng 26,7% (chiếm 46,7%). Những trẻ thực hiện hành động chưa thành”thạo giảm (chiếm 33,3%).

Kết luận chương 3

“Qua phân tích kết quả thực nghiệm, tôi rút ra kết luận”sau:

“Về nhận thức các hành động vệ sinh thân thể: Đa số trẻ nhận thức ở mức khá: Trẻ có biết về hành động, biết rõ các yêu cầu đối với hành động đó, hiểu cách thể hiện, hiểu ý nghĩa của hành động trong tình huống quen thuộc, có thể được ý nghĩa của hành động khi được giáo viên gợi ý. Tiến bộ hơn so với lần thực nghiệm trước. Trẻ đều hiểu về các hành động, biết rõ các yêu cầu đối với hành động đó, hiểu cách thể hiện, hiểu ý nghĩa của hành”động.

“Về thực hiện các hành động vệ sinh thân thể: Phần lớn trẻ thực hiện đúng các yêu cầu, tự giác thực hiện khi có mặt giáo viên và có ý thức hơn rất nhiều. Đa số trẻ thực hiện ở mức khá: Trẻ thực hiện đúng các yêu cầu của hành động, tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc, có thể hiện thái độ đúng, thực hiện tương đối thành”thạo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

“Qua quá trình nghiên cứu về việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động học tập ở trường Mầm non Văn Khê, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội tôi rút ra kết luận”sau:

“Về mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể của trẻ: Đa số trẻ chưa có ý thức tự giác vệ sinh thân thể, nhận thức của trẻ về thói quen vệ sinh còn thấp, trẻ thực hiện các yêu cầu của hành động chưa đúng, chưa thành thạo, nhiều trẻ chưa biết được ý nghĩa của các thói quen vệ sinh, không biết được khi nào cần làm những việc vệ sinh cá nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ ít được tập luyện, thường được bố mẹ làm giúp vì trẻ thường làm chậm, có khi còn thích nghịch. Chỉ có số ít trẻ là có ý thức, tự giác thực hiện những hành động vệ sinh thân thể, biết cách giữ gìn quần áo, mặt mũi, chân tay sạch”sẽ (chủ yếu là các bé gái).

“Để nâng cao mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi, tôi đã đề xuất một số biện pháp giáo dục cho trẻ thông qua hoạt động học tập. Sau khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã thu về kết quả khá tốt. Đa số các trẻ đều có được những nhận thức cơ bản về thói quen và cách thực hiện hành động thói quen vệ sinh thân thể. Trẻ hứng thú, vui vẻ khi thực hiện các hành vi thói quen vệ sinh mà không cần sự nhắc nhở của người lớn, trẻ tự giác hơn trong quá trình thực hiện các hành động thói quen vệ sinh thân thể đồng thời cũng rèn được cho trẻ kỹ năng tự phục”vụ.

2. Kiến nghị

“Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, với mong muốn tạo điều kiện nâng cao mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động học tập ở trường Mầm non Văn Khê đạt kết quả cao, tôi xin đưa ra một số kiến nghị”sau:

“Bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non đến giáo viên. Trang bị các phương tiện, vật chất cho các lớp mẫu giáo (đồ chơi, tranh ảnh tạo không gian chơi) để trẻ học tập một cách hứng thú hơn và đạt kết quả như mong muốn, không nên áp đặt ý kiến hay suy

nghĩ chủ quan của người lớn vào việc giáo dục trẻ để trẻ không cảm thấy áp lực khi thực hiện hành”động.

“Xây dựng môi trường văn hóa ở trường mầm non và gia đình, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục”trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động học tập ở trường mầm non văn khê, xã văn khê, huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)