Học thuyết giá trị thặng dư

Một phần của tài liệu Hỏi đáp môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 21 - 28)

Vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm duy vật về lịch sử vào việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác - Ảngghen đã đi tối kết luận: việc giai cấp tư sản chiếm đoạt phần lao động không được trả công của ngưòi vô sản làm thuê là hình thức cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của sự bóc lột công nhân do phương thức ấy đẻ ra. Dù cho nhà tư bản có mua sức lao động của công nhân đúng vối giá trị của nó chăng nữa thì trên thực tế, nhà tư bản vẫn thu được nhiều giá trị hơn số tiền bỏ ra mua sức lao động. Tổng số tiền này rút cuộc biến thành tư bản, ngày càng lớn lên và thuộc quyền sở hữu của giai cấp tư sản.

- Nhò những phát kiến khoa học trọng đại này, Mác - Ãngghen có căn cứ vững chắc để khẳng định rằng

mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển được biểu hiện trong đòi sông xã hội thành mâu thuẫn không thể điểu hoà giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mâu thuẫn này nhất định sẽ dẫn đến kết cục là lực lượng sản xuất do giai cấp vô sản là người đại biểu phải phá vỡ quan hệ sản xuất do giai tíấp tư sản bảo vệ. Giai cấp vô sản là lực lượng cách mạng được lịch sử giao phó sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã

hội và chủ nghĩa cộng sản. Làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử th ế giới của giai cấp vô sản là p h át hiện lớn thứ ha của Mác - Angghen. Đây cũng là sự khác biệt căn bản vể chất chữa chủ nghĩa xã hội khoa học với các học thuyết khác.

- Với sự uyên bác về trí tuệ, lòng nhiệt tình và sự hy sinh cho phong t.rào công nhân, hai ông đã gặp nhau

ở Pari năm 1841 và bắt đầu có những hoạt động chung cả về lý luận và thực tiễn.

Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học được Mác - Ảngghen trải nghiệm qua quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn, được phản ánh qua hàng loạt các tác phẩm của hai ông từ 1843 đến 1848 (Phê phán triết học pháp quyền Hêghen - Lời nói đầu; Hệ tư tưởng Đức, Luận cưđng về Phoiơbách, Những nguyên lý cộng sản...

và được đánh dấu bằng tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", 2-1848.

Câu 6: Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Đối tượng nghiên cứu của nó là gi?

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một bộ phận tư tưởng - lý luận nằm trong lịch sử tư tưỏng xã hội chủ nghĩa và văn minh nhân loại, là kết quả của sự kê thừa và phát triển các kho tàng tư tưởng vàn minh nhân loại trên nhiều lĩnh vực (văn học, lịch sử, triết học, kinh tế

học, chính trị học, xã hội học, dân tộc học, tôn giáo học;

các khoa học tự nhiên V.V.).

Chủ nghĩa xă hội khoa học là một trong ba bộ phận hỢp thành chủ nghĩa Mác - Lênin (Triết học Mác - Lênin, K inh tế - chính trị học Mác - Lênin). Vói tư cách là hệ thống lý luận chính trị - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học phản ánh và nghiên cứu cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp cong nhân, khoa học về những nguyên lý quan trọng nhất, là cơ sỏ định ra đường lối chính sách trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học là những quy luật chính trị - ‘Xã hội khách quan trong quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, là những quy luật cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đối tương nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, nghiên cứu con đưòng, biên pháp để thực hiện thắng lợi vai trò sứ lệnh lịch sử của giai cấp công nhân; đồng thòi nghiên cứu vai trò chủ quan của giai cấp này trong quá trình vận dụng những quy luật khách quan để hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng con

ngưòi, giải phóng xã hội khỏi chế độ tư hữu, áp bức bóc lột, bất công và nghèo nàn lạc hậu.

Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học gồm: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân gắn liền với Đảng Cộng sản; cách mạng xã hội chủ nghĩa;

hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa; liên minh công nông trí thức;

dân tộc, tôn giáo, gia đình, con ngưòi... trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội - gắn^vối lịch sử và thực tiễn mỗi nưâc, gắn với đặc điểm, xu thế, nội dung và tính chất của thời đại hiện nay.

Câu 7: Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học là gi?

1. Nghiên cứu môn chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta thấy được tính khoa học của chủ nghĩa

Mác - Lênin, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng. Đó là; nó được khái quát từ phong trào công nhân, phát triển gắn với thực tiễn phong trào công nhân. Điều này đã làm cho chủ nghĩa xã hội khoa học khác về chất với tấ t cả các dạng chủ nghĩa xã hội trước đó. Nó khoa học bởi vì nó đã tìm ra con đường để giải phóng xã hội loài ngưồi khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công bằng việc khẳng định:

giai cấp công nhân phải giành chính quyền, sử dụng

chính quyển đó để tổ chức xây dựng một xã hội tương lai ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động, và rằng, xã hội tương lai đó chỉ có thể tồn tại được trên một nền sản xuất đại công nghiệp.

2. Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội,

tin tưởng vào sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Trưốc những biến động sâu sắc của thế giối nói chung và của hệ thông xã hội chủ nghĩa nói riêng như hiệĩi nay đã khiến cho không ít người hoang mang, dao động, hoài nghi vào tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, đòi xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin... thì việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ củng cô" niềm tin vào tính khoa học và cách mạng của học thuyết này. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là chủ nghĩa xã hội sụp đổ; m ặt khác chủ nghĩa xã hội ỏ các nước nêu trên sụp đổ không phải do chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học lỗi thòi, không tưởng như một số người nêu ra, mà chính là do việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cách mạng của các nước này đã vi phạm những sai lầm nghiêm trọng (duy ý chí, đô't cháy giai đoạn, nóng vội...) cũng như âm mưu phá hoại của một số kẻ phản bội và cơ hội. Do vậy, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học càng giúp cho

chúng ta thấy được những khiếm khuyết, thiếu sót để có thể trán h được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ỏ nưốc ta.•

3. Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta có căn cứ để khẳng định con đưòng cách

m ạng V iệt Nam do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản V iệt Nam và nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn và tất yếu sẽ đi tới thắng lợi. Đó là con đường duy nhất có cơ sở thực tiễn, khách quan và phù hỢp về cả lý luận và thực tiễn để Đ ảng và nhân dân ta lựa chọn nếu n h ân dân V iệt Nam mong muốn xây dựng một xã hội không còn áp bức, bất công, có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Đồng thòi, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ giúp cho chúng ta lựa chọn những bước đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hỢp vói điều kiện khách quan của Việt Nam và có như vậy mối giành được thắng lợi.

Do đó các nưốc xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có V iệt Nam nếu kiên trì với chủ nghĩa xã hội, vận dụng đúng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học thì chẳng những không sụp đổ mà còn ổn định, phát triển nhanh trong công cuộc đổi mối. Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học một cách nghiêm túc, sẽ có lập trường chính trị và nhận thức khoa học vững vàng để vừa góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc, vừa

chủ động chống lại mọi âm mưu của kẻ thù và những tiêu cực của xã hội.

Câu 8: Chủ nghĩa xã hội khoa học đă phát triển qua các giai đoạn nào?

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học được chia thành các giai đoạn chủ yếu sau:

1. Gmi đoạn C.Mác, PhẢngghen p h át triển, b ổ sung

Giai đoạn này chia thành các thòi kỳ sau:

+ Thời kỳ từ 1848 tới trước công xã Pari năm 1871:

Thời kỳ này, Mác - Ăngghen đã phát triển một sô" luận điểm quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học: giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp thông trị, phải đập tan nhà nước của giai cấp tư sản, xây dựng nhà nưốc của giai cấp công nhân, chứ không chỉ giản đơn là chiếm lấy bộ máy nhà nưâc đó. Giai cấp công nhân phải liên minh vdi giai cấp nông dân vì họ là những người lao động chiếm đại đa số trong daan cư và cũng bị bóc lột, có thể đi vối giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng cách mạng khong ngừng được hai ông nêu ra và phân tích những điều kiện để thực hiện cuộc cách mạng này, trong đó nhấn mạnh đến tính chất phức tạp, gay go của cuộc cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Thời kỳ từ Công xã Pari tới khi hai ông qua đời (1895): Hai Ổng tiếp tục phát triển và bổ sung một số luận điểm của chủ nghĩa xã hội )thoa học hhư: giai cấp công nhân phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản và xây dựng nhà nước kiểu mới như th ế nào? Cái gì cần đập tan và cái gì cần k ế thừa trong bộ máy nhà nước cũ được hai ông chỉ rõ (đập tan quân đội thường trực và cảnh sát, tách giáo hội ra khỏi nhà nưóc...). về hai giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, vể thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đưỢc hai ông trình bày tương đối chi tiết.

Sau khi C.Mác mất, Ăngghen dành hẳn 10 năm còn lại để tiếp tục phát triển, bổ sung một sô' nguyên lý chủ chủ nghĩa xã hội khoa học, nổi bật là hoàn thiện Bộ Tư bản trong đó phân tích một cách khoa học để vạch ra bản chất, quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản và đi tới kết luận: sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản là tất vếu và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là thực hiện nhiệm vụ thủ tìêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Hỏi đáp môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)