Tính chất của tôn giáo

Một phần của tài liệu Hỏi đáp môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 95 - 99)

a) Tính lịch sử: Tôn giáo là một phạm trù có tính lịch sử, nghĩa là có ra đời và tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Nó sẽ mất đi chừng nào các nguồn gốc sinh ra nó không còn nữa. M ặt khác, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, nó sẽ biến đổi theo sự biến đổi của các điểu kiện kinh tế, xã hội.

b) Tính quần chúng: Tôn giáo phản ánh nhu cầu

giải phóng của nhân dân muốn thoát khỏi sự áp bức của giối tự nhiên và những th ế lực thống trị của xã hội.

Tôn giáo là niềm an ủi, nhu cầu tình cảm, đáp ứng những thiếu hụt trong cuộc sổng của con người. Những tôn giáo chính thống đều mang tính nhân bản cao, góp phần hình thành các hệ thông đạo đức, phát triển đòi sông tinh thần, là nơi nương tựa cho những kẻ tật nguyền, an ui những tâm hồn đau khổ. Chính vì thế tôn giáo thâm nhập vào quần chúng nhân dân và lôi kéo một bộ phận không nhỏ nhân dân tham gia vào các tôn giáo... Tín ngưỡng tôn giáo ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm của quần chúng từ th ế hệ này sang thế hệ khác. Có nơi. tôn giáo trỏ thành yêu cầu sinh hoạt tinh thần của một dân tộc, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc và mang tính dân tộc.

c) Tính chính trị: Tôn giáo ra đời vào khoảng cuối thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ mang sắc thái thô sơ và

chưa mang tính chất chính trị. Tôn giáo chỉ mang tính chính trị khi xã hội có giai cấp đối kháng, có áp bức, bóc lột. Các giai cấp thống tri lợi dụng, biến thành công cụ thống trị về mặt tinh thần đối với quần chúng, ru ngủ, mê hoặc quần chúng, chia rẽ lực lượng của các giai cấp bị áp bức, bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột. Ngày nay, các th ế lực thù địch đang ra sức lợi dụng tôn giáo vào

mục đích chính trị nhằm gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và can thiệp vào công việc nội bộ của một sô" quốc gia.

Câu 34: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trong chủ nghĩa xả hội?

Chủ nghĩa Mác - Lênin - hệ tư tưởng chủ đạo của giai cấp công nhân và hệ tư tưởng tôn giáo khác nhau cơ bản về th ế giối quan, nhân sinh quan và con đường đi tới tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin mang ý nghĩa giải phóng con người, đem lại thiên đưồng thực sự cho con người trên trái đất, do đó, đây là cuộc đấu tranh tư tưởng phức tạp, lâu dài. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trong chủ nghĩa xã hội thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, tín ngưõng phải gắn liền với quá trình cải tạo

xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Hưống con ngưòi vào việc xây dựng một xã hội tô"t đẹp, chăm lo đồi sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện chia rẽ vì sự khác nhau giữa các tôn giáo. Tuyên truyền, giáo dục thế giói quan duy vật khoa học một cách thường xuyên cho nhân dân.

- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và

không tín ngưõng của nhân dân. Mọi ngưòi ai cũng được hoàn toàn tự do theo tôn giáo mà mình thích hoặc không theo một tôn giáo nào. Việc vào đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo theo quy định của pháp luật hiện hành là quyển tự do của mỗi ngưòi. Mọi người có hay không có tín ngưởng, tôn giáo đều bình đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi; không có sự phân biệt, đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Nghiêm cấm những kẻ lợi dụng tôn giáo để hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

- Phát huy mặt tích cực, đồng thòi khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo. Việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực này phải gắn vối quá trình cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa; đồng thòi, phải làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành thế giới quan, nhân sinh quan và con đưòng mưu cầu hạnh phúc của nhân dân.

- Tôn giáo và tín ngưõng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, do đó, phải tôn trọng và bảo đảm quyển tự do tín ngưõng và không tín ngưõng của nhân dân. Mọi công dân đều bình đẳng trưóc pháp luật, tuyệt đối không xâm phạm đến tinh cảm tôn giáo của công dân.

- Thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết những

người theo hoặc không theo tôn giáo, những ngưòi theo các tôn giáo khác nhau nhằm thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưỏng trong vấn đề tồn giáo để có những hình thức và biện pháp

giải quyết các mâu thuẫn một cách hỢp lý. M ặt tư tưỏng

thể hiện nhu cầu tín ngưõng trong tôn giáo. Mặt chính

trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của những phần tử đội lốt tôn giáo.

Câu 35: Vì sao trong thời kỳ quá độ và trong chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn còn tổn tại? Nêu chinh sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.

Một phần của tài liệu Hỏi đáp môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)