Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển trong hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô (luận vă thạc sĩ) (Trang 23 - 26)

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển trong hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở

Để có thể đánh giá về sự phát triển trong hoạt động CVDUNCNO đang diễn ra tại một chi nhánh thì cần phải có những chỉ tiêu cụ thể, những con số thể hiện các mặt của hoạt động cho vay này. Một số chỉ tiêu có thể tính đến như:

1.2.2.1. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ Giá trị tăng trưởng

dư nợ tuyệt đối (năm t+m)

=

Tổng dư nợ CVDUNCNO

năm (t+m)

-

Tổng dư nợ CVDUNCNO

năm t

Tổng dư nợ CVDUNCNO đối với KHCN là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng cá nhân vay đáp ứng nhu cầu nhà ở trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết tổng dư nợ CVDUNCNO năm (t+m) so với năm t có sự thay đổi về giá trị tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này không âm, nó sẽ thể hiện dư nợ có sự tăng trưởng so với năm trước đó

13

Tốc độ tăng trưởng

dư nợ ( năm t+m) =

Gía trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối x 100%

(năm t+m)

Tổng dư nợ CVDUNCNO năm t

Chỉ tiêu trên cho biết tốc độ tăng trưởng dư nợ CVDUNCNO năm (t+m) so với năm t. Khi chỉ tiêu này tăng lên, nó thể hiện rằng dư nợ về CVDUNCNO qua các năm của ngân hàng đã tăng lên tương đối so với một mốc cố định. Qua chỉ tiêu này cũng có thể so sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng các năm với nhau. Sự tăng lên của chỉ tiêu này sẽ thể hiện sự tăng trưởng về tín dụng CVDUNCNO của chi nhánh, cũng như sự mở rộng của loại hình tín dụng này.

1.2.2.2.Tỷ lệ dự nợ cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở so với tỷ lệ dư nợ bán lẻ

Tỉ trọng (%) =

Tổng dư nợ CVDUNCNO x 100%

Tổng dư nợ cho vay KHCN của NH

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ của hoạt động CVDUNCNO hiện đang chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay KHCN của ngân hàng. Chỉ tiêu này sẽ phản ánh mức độ quan tâm của chi nhánh với lĩnh vực cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở so với các lĩnh vực còn lại trong cho vay bán lẻ, nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ chi nhánh chưa tập trung vào lĩnh vực này 1.2.2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng trong cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở

 Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được gốc lãi khi đến hạn theo đúng thỏa thuận được quy định trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng đã ký với ngân hàng. Nợ quá hạn có thể được chia làm 4 nhóm nợ: nhóm 2 là nợ quá hạn dưới 10 ngày. Nợ xấu là nợ quá hạn trên 10 ngày bao gồm nợ nhóm 3,4,5.

14

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn CVDUNCNO

x 100%

Tổng dư nợ CVDUNCNO

Đến kỳ trả nợ nếu bên vay không trả được nợ mà khách hàng không được ngân hàng cơ cấu lại nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ) thì số nợ đó sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp phản ánh chất lượng cho vay của chi nhánh, và các ngân hàng luôn cố gắng kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức an toàn.

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu CVDUNCNO

x 100%

Tổng dư nợ CVDUNCNO

Nợ xấu của một chi nhánh thì chỉ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của một chi nhánh đó, nhưng với cả hệ thống ngân hàng thì nó còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Với vai trò quản lý tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thì NHNN luôn quan tâm tới tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Ngày 6/7/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản số 5057/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN (Thông tư 02). Điểm đáng lưu ý nhất của Thông tư 02 là dựa trên kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) cung cấp, toàn bộ số dư nợ và giá trị các cam kết ngoại bảng của một khách hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ và xếp vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn.

Nghĩa là, một cá nhân có nhiều khoản nợ tại một ngân hàng hoặc các ngân hàng khác nhau, nếu 1 khoản nợ bất kì bị xếp vào nợ nhóm 5, thì tất cả các khoản nợ tại ngân hàng đó hoặc các ngân hàng khác cũng bị xếp vào nợ nhóm 5. Từ đó nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến cả mức trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh.

15

Tỷ lệ nợ hạch toán ngoại bảng

Tỷ lệ nợ hạch toán

ngoại bảng =

Dư nợ CVDUNCNO hạch toán ngoại bảng

x 100%

Tổng dư nợ cho vay CVDUNCNO

Đối với những khoản nợ xấu thì cán bộ vẫn phải đôn đốc thu hồi, nhưng quá thời hạn 365 ngày mà khoản nợ đó vẫn chưa thu hồi được thì theo quy định khoản vay đó sẽ được hạch toán ngoại bảng. Đây là những khoản nợ được đánh giá là nợ mất vốn, ngân hàng đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay và chuyển các khoản nợ đó từ hạch toán nội bảng sang hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

Chỉ tiêu trên cho biết tỷ trọng dư nợ CVDUNCNO chuyển ngoại bảng so với tổng dư nợ CVDUNCNO đối với KHCN. Chỉ tiêu này càng thấp phản ánh chất lượng cho vay tốt và chi nhánh ít phải sử dụng đến lợi nhuận để xử lý khoản vay.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô (luận vă thạc sĩ) (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)