Vi phạm bản quyền tác giả ở lĩnh vực xuất bản

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quyền tác giả (Trang 35 - 38)

II. Việc thực hiện quyền tác trong thực tế hiện nay

1.6. Vi phạm bản quyền tác giả ở lĩnh vực xuất bản

Hiện tượng xuất bản mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, không có hợp đồng sử dụng tác phẩm để xuất bản diễn ra ngày một trầm trọng. Hầu hết những cuốn sách nổi tiếng, đặc biệt là những cuốn sách mới ra thị trường, được nhiều bạn đọc yêu thích đều bị in lậu ngang nhiên và phổ biến tràn lan. Trước đây, sách in lậu có thể dễ dàng nhận biết được do chữ in bị nhòe, mực bị mờ. Nhưng hiện nay, sách in lậu ngày càng tinh vi, phức tạp, khó nhận biết, và rất dễ nhầm với sách thật.

Ví dụ, đối với sinh viên, cùng một cuốn giáo trình nhưng cuốn được photo ngoài quán không đảm bảo chất lượng nội dung,giá thấp vẫn luôn là sự lựa chọn đầu tiên thay vì cuốn sách có bản quyền với chất lượng nội dung và hình thức được đảm bảo.

Họ chưa ý thức được hậu quả của việc sử dụng và tiêu thụ sách lậu, chưa đề cao ý nghĩa của quyền tác giả trong cơ chế thị trường ở Việt Nam.

Tình trạng này đã duy trì nhiều năm qua, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhiều đơn vị xuất bản nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Gần đây, rất nhiều cơ sở in ấn sách trái phép đã bị phát hiện và xử lý. Một số vụ việc tiêu biểu như sau:

Ngày 22/6/2010, Đội Kinh tế thương mại, Phòng cảnh sát điểu tra (CSĐT) tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (TTQLKT&CV (PC46))-Công an Hà Nội phối hợp lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra tại xưởng in Xí nghiệp nhập khẩu rau hoa quả 389 Trương Định. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ nhiều bản kẽm, bản in phôi giáo trình tiếng Anh Headway cùng một số giáo trình bộ môn pháp luật khác. Khi đoàn kiểm tra đến, xưởng in này không xuất trình được giấy phép in ấn các xuất bản phẩm trên.

Ngày 12/11/2011, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV cùng Đội Quản lý thị trường số 15, đã tổ chức kiểm tra khẩn cấp hệ thống cơ sở gia công sau in Huy Thi (chủ kinh doanh là Nguyễn Văn Thi) tại khu tập thể Bộ Tổng tham mưu-Lưu Phái, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Hà Nội. Tại đây, các lực lượng chức năng đã thu giữ gần 10.000 cuốn sách lậu, sách giả cùng một số lượng lớn các trang bìa và ruột của một số cuốn sách chưa thành phẩm. Trong số hàng chục nghìn cuốn sách thu giữ chiều 12/11/2011 tại cơ sở Huy Thi, bị làm giả nhiều nhất là ba cuốn "Đắc nhân tâm",

"Quẳng gánh lo đi & vui sống", "7 thói quen của bạn trẻ thành đạt" do Công ty Văn hóa sáng tạo Trí Việt-First News giữ bản quyền độc quyền xuất bản tại Việt Nam.

Ngoài ra, còn có cuốn giáo trình Quản trị Doanh nghiệp (NXB Đại học Quốc dân).

Sách bị in lậu là hiện tượng khiến các nhà xuất bản "kêu cứu". Những cuốn sách được in lậu thường có mức chiết khấu cao, thường được bán với giá chỉ bằng một nửa giá bán của sách được xuất bản hợp pháp nên không ít nhà sách làm ngơ bán sách giả, hoặc bày bán sách lậu trên vỉa hè, lề đường. Thậm chí có trường hợp giá bìa bị đẩy lên cao gấp nhiều lần, những người có hành vi in lậu sách còn in thẳng trên bìa sách lậu giá cao hơn sách thật tới 30%-40%, để rồi có cớ nói với khách hàng là giảm giá 40%. Điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và sự tồn tại của các nhà xuất bản. Nhiều nhà xuất bản đang rơi vào tình trạng xuất bản cầm chừng, không dám xuất bản nhiều vì lo ngại bị in lậu.

Hơn nữa, điều đáng lo ngại hơn cả là hiện tượng sách giáo khoa, giáo trình bị in lậu còn xâm nhập vào tận trường học. Học sinh, sinh viên đang là đối tượng phải chịu hậu quả nghiêm trọng nhất. Hầu hết các bộ sách giáo khoa, giáo trình in lậu hoặc sách photocopy đều có chất lượng rất kém, in sai nội dung, in mờ... Đặc biệt là những sách về toán học, hầu hết đều in rất mờ, những con dấu, ký hiệu toán học có chỗ thiếu, chỗ thừa... Hay trong sách văn học, nếu in thiếu hoặc thừa dấu (.) hoặc dấu (;) thì đã có thể làm sai lệch đi ý nghĩa của cả đoạn văn... Điều này có thể làm học sinh, sinh viên bị lệch lạc về kiến thức.

Ngoài hoạt động làm sách giả phát hành trên thị trường, một kiểu vi phạm quyền tác giả mới cũng phá phổ biến hiện nay đó là thông qua mạng internet. Các chủ thể vi

phạm chuyển sang dùng internet làm nơi để kinh doanh sách giả, thậm chí rao công khai "Chỉ bán sách giả". Chuyên nghiệp hơn nữa, họ sẵn sàng "giao hàng tận nơi" nếu người mua yêu cầu. Sách giả rao bán công khai trên mạng với nhiều mức giá cả khác nhau. Ví dụ: bộ ba tác phẩm "Chạng vạng", "Trăng non" và "Nhật thực" trên chodientu có giá là 40.000 đồng/cuốn, trên raovat là 160.000 đ/3 cuốn, trên raovat.xalo là 145.000 đ/3 cuốn.

Ngoài ra, hiện tượng vi phạm xảy ra cũng bởi chính các nhà xuất bản. Một số nhà xuất bản không được sự cho phép của tác giả khi xuất bản. Chẳng hạn như trường hợp NXB Văn học tự ý xuất bản truyện ngắn của hai nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan Thị Vàng Anh mà không được sự cho phép của các tác giả này. Bên cạnh đó còn có một số nhà xuất bản cũng "tiếp tay" cho các cơ sở in lậu sách bằng việc cấp giấy phép in ấn cho các cơ sở này. Ví dụ, cuốn "Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi"

của NXB Trẻ bị nhà sách Quỳnh Mai "chế tác" thành Sống hạnh phúc và kết bạn phát hành nhờ giấy phép của NXB Đồng Nai, cuốn Dạy con làm giàu cũng của NXB Trẻ bị NXB Văn hóa Thông tin "xào nấu" thành "Cha giàu, cha nghèo".

2.Nguyên nhân vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một là, việc xâm phạm sở hữu trí tuệ mang lại lợi nhuận lớn cho những đối tượng vi phạm nên một số đối tượng dù biết luật nhưng cố tình vi phạm quyền tác giả.

Hai là, nhiều tổ chức, cá nhân có quyền tác giả chưa chủ động đăng ký, chưa thật sự có các biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền tác giả của mình. Tác giả cũng như đại bội phận người dân không nắm chắc được quyền tác giả dẫn đến trường hợp chủ thể vi phạm quyền tác giả không ý thức được đó là hành vi vi phạm quyền tác giả. Song, cũng có những trường hợp họ hiểu đó là hành vi vi phạm nhưng lại coi đó là chuyện bình thường nên vẫn cố tình vi phạm.

Ba là, bản thân hệ thống tòa án chưa đủ năng lực xét xử và thực thi quyền tác giả, kinh nghiệm xét xử và kiến thức chuyên môn về tác giả của các thẩm phán còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đảm bảo chất lượng. Thủ tục xét xử tại toà án còn rườm rà và kéo dài, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc và công sức của người

theo đuổi vụ kiện. Điều này cũng gây ra tâm lý của người dân e ngại không muốn khởi kiện các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại toà án.

Bốn là, một số quy định của pháp luật về quyền SHTT còn chưa cụ thể, rõ ràng về xử lý những vụ xâm phạm, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ các, hình phạt xử lý đối tượng vi phạm quyền tác giả còn nhẹ, chưa đủ sức dăn đe.

Năm là, nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của người dân chưa cao, chỉ vì thói quen cũng như lợi ích trước mắt của bản thân và một số tổ chức mà sử dụng, khai thác tác phẩm bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức kinh doanh, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tác giảcủa chủ thể khác.

Sáu là, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật về quyền tác giả chưa được đồng bộ. Cụ thể, trong quá trình quản lý, xử lý vi phạm có đến 6 cơ quan là UBND các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan được phép xử lý. Điều này gây ra sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ trong quá trình thanh tra, kiểm tra bản quyền tác giả bị xâm phạm. Việc xử lý vi phạm còn thiếu nghiêm minh. Lực lượng thanh tra, kiểm tra bản quyền tác giả lĩnh vực này còn mỏng so với thực tế.

Bảy là, lĩnh vực pháp luật về quyền tác giả còn khá mới mẻ, cộng thêm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được làm tốt đã dẫn đến tình trạng người dân không tiếp cận được với các văn bản pháp luật về quyền tác giả, không hiểu luật nên đã dẫn đến vi phạm.

Tám là, nhận thức về vai trò, vị trí của vấn đề quyền tác giả trong hệ thống giáo dục chưa được chú trọng đúng mức. Tổ chức tư vấn đăng ký quyền tác giả còn ở mức khiêm tốn. Tâm lý bảo vệ quyền tác giả vẫn chưa đượcưu tâm nên vô tình tiếp tay cho việc xâm phạm quyền tác giả ngày càng nhiều và công khai.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quyền tác giả (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w