Đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quyền tác giả (Trang 38 - 42)

II. Việc thực hiện quyền tác trong thực tế hiện nay

3. Đề xuất giải pháp

Hậu quả của việc vi phạm quyền tác giả là rất lớn, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như văn hóa của người dân Việt Nam. Một mặt nó làm thất thu một nguồn thuế

của nhà nước, làm giảm nhiệt huyết của người nghiên cứu. Mặt khác nó triệt tiêu sức sáng tạo và khiến giới đầu tư e ngại. Việc bảo vệ hiệu quả quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng sẽ tạo ra một cơ chế tác động qua lại về lợi ích giữa những người sáng tạo và lợi ích chung của xã hội. Cơ chế này sẽ góp phần ổn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy yêu cầu về việc giải quyết những hạn chế đối với việc thực hiện quyền tác giả cũng như tìm ra phương hướng để quyền tác giả đi sâu hơn vào đời sống người dân, giúp họ hiểu luật và tuân thủ theo luật là việc làm vô cùng cần thiết. Biện pháp bảo vệ quyền tác giả bao gồm các biện pháp tự bảo vệ và các biện pháp xử lý xâm phạm quyền tác giả do các cơ quan nhà nước có thểm quyền thực hiện bao gồm: biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự. Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất:

Một là, thiết lập, nâng cao hiệu quả của các cơ quan, tổ chức trong phòng chống, xử lý có hiệu quả các hành vi xâm phạm tác quyền. Tăng cường quyền hạn của cơ quan thanh tra chuyên ngành trong xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả.

Hai là,tổ chức nghiên cứu xây dựng, ban hành luật về quyền tác giả và đưa vào thực hiện một cách hiệu quả trong thực tế.

Ba là, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nâng cao ý thức bảo vệ tác phẩm của mình, nắm chắc luật về quyền tác giả. Chủ động đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm tại Cục bản quyền để làm căn cứ khi tranh chấp phát sinh, nhất là khi công bố tác phẩm trước công chúng. Khởi kiện ra tòa khi phát hiện tác phẩm của mình bị cá nhân, tổ chức khác vi phạm bản quyền.

Bốn là, khi đưa các tác phẩm, bản gốc hoặc bản sao tác phẩm lên mạng xã hội phải gắn với ba nhóm thông tin: về tác giả, chủ sở hữu, các thông tin về địa chỉ, điện thoại, email, địa chỉ nhà ở; những thông tin về việc đàm phán, cấp phép cho tác phẩm; phải dùng các mã hóa ký tự để khóa lại tài sản của mình để ngăn chặn các hành vi xâm phạm.

Năm là khi tác phẩm tồn tại dưới hình thức điện tử các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật. Các thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm có thể là: mã nguồn của các chương trình, các mã chống sao chép, các mã cho phép số lần sử dụng hay thời hạn sử dụng đĩa CD, VCD chứa tác phẩm…

Sáu là, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng Luật SHTT đến với quần chúng nhân dân thông qua phương tiện thông tin truyền thông để quyền tác giả được quan tâm đúng mức. Ví dụ giảng dạy bắt buộc môn học pháp luật sở hữu trí tuệ ở trường đại học. Giới thiệu về nguyên tắc bảo vệ SHTT, phương thức trích dẫn đúng luật, hình thức xử phạt nếu vi phạm quyền tác giả. Nhà trường tạo điều kiện cho giảng viên tiếp cận với công nghệ phát hiện vi phạm tác quyền.

Bảy là, tăng cường lực lượng thanh tra, giám sát chặt chẽ vấn đề bản quyền theo Luật SHTT 2005. Thường xuyên đánh giá, tổng kết tình hình vi phạm quyền tác giả để đưa ra giải pháp thích hợp cho tình trạng này.

Tám là, đơn giản hóa tổ chức và hoạt động của cơ quan giám sát, thanh tra vi phạm quyền tác giả. Nhà nước nên quy định chỉ một cơ quan duy nhất xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm trong lĩnh vực bản quyền tác giả. Có như vậy mới tránh khỏi tình trạng chồng chéo trong quá trình giám sát hoạt động lĩnh vực này. Đồng thời, về quy định của pháp luật, nên quy định trong một văn bản luật nhất định. Hạn chế sự dàn trải những quy định của pháp luật về lĩnh vực SHTT.

Bên cạnh các biện pháp hành chính, hình sự,biện pháp dân sự là biện pháp được áp dụng nhiều nhất để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra ngay cả khi hành vi đó đã, đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự. Các biện pháp dân sự theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam bao gồm:

Một là, buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. Cá nhân, tổ chức có quyền tác giả có thể trực tiếp yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm đến người có hành vi xâm phạm hoặc gửi đơn tới Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết. Theo yêu cầu của người khởi kiện, Tòa án quyết định buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt ngay hành vi xâm phạm như buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả chấm dứt việc sao chép, phát tán tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả…Việc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu không được tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm nữa mà còn gồm cả yêu cầu xóa bỏ nguy cơ tiếp tục vi phạm.Trường hợp vi phạm quyền nhân thân như không nêu tên tác giả, nêu sai tên tác giả thì quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm là việc yêu cầu phải ghi tên tác giả, sửa tên tác giả, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Hai là. buộc xin lỗi, cải chính công khai. Biện pháp dân sự này thông thường được áp dụng cùng các biện pháp khác như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc bồi thường thiệt hại… nhằm khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín,danh tiếng cho chủ thể quyền tác giả bị xâm phạm. Đặc biệt đối với những hành vi cắt xén, ghi sai tên tác giả, tác phẩm… ảnh hưởng đến uy tín, nhân phẩm của tác giả, biện pháp buộc xin lỗi cải chính công khai thường được áp dụng. Theo đó, phải hiểu xin lỗi công khai ở đây không đồng nghĩa với việc bên vi phạm gặp gỡ trực tiếp bên bị vi phạm để xin lỗi công khai mà việc xin lỗi, cải chính này phải được tăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhiều người biết đến như: Đài phát thanh, truyền hình, báo chí… Cụ thể, người có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải thực hiện xin lỗi, cải chính công khai có thể tại nơi địa chỉ chính của người bị thiệt hại hoặc đăng công khai trên báo hàng ngày của cơ quan trung ương hoặc báo địa phương nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại trong ba số liên tiếp.

Ba là, buộc bồi thường thiệt hại. Khi phát hiện ra hành vi vi phạm, chủ thể quyền có thể tự thỏa thuận với bên vi phạm về việc bồi thường thiệt hại, hoặc có thể yêu cầu Tòa án buộc bên vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình. Tuy nhiên, chủ thể quyền sẽ được bên vi phạm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được đó là hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra trên thực tế; có thiệt hại xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa

thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm quyền tác giả; có lỗi vô ý hoặc cố ý của người có hành vi vi phạm.

Ví dụ đề gia các giải pháp cụ thể đối với sinh viên nhằm năng cao nhận thức của sinh viên về quyền tác giả như đưa SHTT thành một môn học trong trương trình giảng dạy; tổ chức các cuộc thi về SHTT; thành lập câu lạc bộ SHTT; bên cạnh đó giải pháp để hạn chế vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản nhằm giảm tình trạng sinh viên sử dụng sách lậu, sách giả như hỗ trợ giảm giá sách gốc cho sinh viên; cấm sử dụng sách photo, sách lậu,…; tăng cường số lượng sách trong thư viện đáp ứng nhu cầu đọc và mượn sách của sinh viên; khuyến khích các hoạt động trao đổi sách…

Có thể nói việc thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thực hiện mục tiêu chính của việc bảo vệ quyền tác giả là khuyến khích hoạt động sáng tạo, nhờ đó mang lại cho đại bộ phận công chúng những tác phẩm mới đầy tính thuyết phục. Sự khuyến khích như vậy đối với hoạt động sáng tạo đòi hỏi sự thừa nhận đối với các tác giả, đồng thời đòi hỏi cả việc tạo cho họ khả năng nhận được phần thưởng cho những nỗ lực sáng tạo của cá nhân. Tác giả, cho dù là cá nhân hay đồng sáng tác cũng cần được trao quyền để ngăn chặn những người khác sử dụng các ý tưởng của mình mà không có sự đồng ý và không có sự bù đắp hoặc thù lao cho cho cá nhân người sáng tạo hoặc người đồng sáng tạo tác phẩm. Thông qua việc trao những độc quyền, hệ thống bảo vệ quyền tác giả đảm bảo sự an toàn pháp lý cần thiết cho các tác giả bằng khả năng và nguồn lực của mình sáng tạo ra các tác phẩm mới để phục vụ công chúng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quyền tác giả (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w