Tháng 10) Các cô, các bác ở nhà trẻ

Một phần của tài liệu giáo án lớp nhà trẻ cả năm (Trang 21 - 24)

I.Mục đích yêu cầu:

-Trẻ nhận biết tên, công việc của một số cô, bác trong trường (cô phó hiệu trưởng, cô cấp dưỡng, bác bảo vệ…).

-Trẻ kể được tên cô phó hiệu trưởng và một số cô, bác trong trường.

-Giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ phép và vâng lời các cô, các bác trong trường II.Chuẩn bị:

-Máy và đĩa nhạc

-Hình ảnh một số đồ dùng nấu ăn, quét dọn III.Tiến trình hoạt động

1.Hoạt động mở đầu:

*Hoạt động 1: Trò chuyện về các cô, các bác trong trường của bé -Cô trò chuyện với trẻ:

+Các con học trường nào ? Nhóm nào ? +Các con có biết cô tên gì không ?

-Nếu trẻ không biết cô nhắc lại giúp trẻ 2 cô là Cô Phương và cô Nhi, các cô làm công việc kiểm tra cô dạy có tốt không và các con học có ngoan không đấy !

-Cô gợi ý để trẻ nói tên các cô giáo trong trường mà trẻ biết như cô Nhi, cô Phương, Cô Na….

+ Ở trường ai nấu cơm cho các con ăn ? Vậy các con hãy kể tên các cô cấp dưỡng trong trường nào ! (cá nhân trả lời).

+ Ở trường mình còn có bác nào nữa, các con nhớ tên bác nào không ?

-Giáo dục trẻ : ở trường các con được cô, các bác chăm lo các con ăn, ngủ học hành; các con phải biết kính trọng, yêu quý và vâng lời các cô, các bác trong trường.

*Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nói đúng”?

-Cô yêu cầu trẻ nhắc lại tên các cô phó hiệu trưởng, cô giáo trong lớp, cô cấp dưỡng v.v… bạn nào nói được nhiều tên các cô, các bác trường sẽ được cô và các bạn tuyên dương.

-Khuyến khích trẻ mạnh dạn thực hiện yêu cầu của cô.

3.Hoạt động kết thúc: -Cô cho trẻ hát bài “Đi nhà trẻ”

*Đánh giá cuối ngày:

……….

……….

……….

Tuần 1 (Tháng 10) Các cô, các bác ở nhà trẻ Đề tài: Đi theo đường hẹp

Thứ ba– Hoạt động: Vận động I.Mục đích yêu cầu:

-Trẻ biết đi theo đường hẹp

-Trẻ đi được trong đường hẹp không chạm gậy, khi đi không cúi đầu, củng cố kỹ năng lăn bóng qua trò chơi vận động “Lăn bóng”.

-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng các bạn, biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong.

II.Chuẩn bị

-Gậy dài 2m ( 6 cái) -Máy, đĩa nhạc

-Bóng nhựa đủ cho số trẻ III.Tiến trình hoạt động 1.Khởi động:

-Cho trẻ đi các kiểu chân theo bạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”

2.Trọng động:

a.BTPTC: “Ồ sao bé không lắc”

-Động tác 1: Hai tay nắm 2 tai nghiêng đầu về 2 phía -Động tác 2: Hai tay chống hông, quay người sang 2 bên -Động tác 3: Cúi lưng, 2 tay xoay 2 đầu gối

-Động tác 4: Hai tay giơ lên cao, lắc lắc hai bàn tay kết hợp xoay 1 vòng.

b.Vận động cơ bản: Bò trong đường hẹp

-Hôm nay bạn thỏ mời lớp mình đến nhà chơi đấy nhưng đường đi đến nhà bạn thỏ rất hẹp, các con có đi được không ?

-Cô cho trẻ đi theo đường hẹp (Trải nghiệm). Hỏi trẻ vừa làm gì ? +Các con có thích đi nữa không ?

-Cô làm mẫu cho trẻ xem kết hợp phân tích kỹ năng đi trong đường hẹp, từ vạch xuất phát cô đi bình thường trong vạch giới hạn không để chân chạm gậy, lưng thẳng, đầu không cúi, mắt nhìn thắng về phía trước (trẻ đi theo cô)

-Cho từng trẻ lần lượt lên luyện tập (lần 1)

-Chia trẻ làm 3 nhóm đi trong đường hẹp lên lấy bóng bỏ vào giỏ (lần 2) cô quan sát nhắc trẻ khi đi trong đường hẹp không để chân chạm gậy, chỉ nhặt 1 quả bóng bỏ vào giỏ và đi về chỗ của mình. Chú ý động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn tham gia hoạt động cùng các bạn.

c.Trò chơi vận động: Lăn bóng

-Cô cho trẻ ngồi lăn bóng cho nhau, hỏi trẻ:

+Con đang làm gì ? +Lăn bóng như thế nào ?

-Nhắc nhở trẻ dùng lực cùa cánh tay lăn mạnh bóng về phía trước, cùng chơi với bạn.

3.Hồi tỉnh : Cho trẻ đi lại quanh sàn tập kết hợp hít thở nhẹ nhàng.

*Đánh giá cuối ngày:

Tuần 1 (Tháng 10) Các cô, các bác ở nhà trẻ Đề tài: Nghe hát “Múa sư tử”

Phân biệt âm thanh to – nhỏ của 2 dụng cụ khác nhau Thứ tư– Hoạt động: Giáo dục âm nhạc

I.Mục đích yêu cầu:

-Trẻ biết tên bài hát, hiểu được nội dung của bài hát “Múa sư tử” nhận biết được âm thanh to, nhỏ của trống và xắc xô.

-Trẻ chú ý nghe hát, thể hiện cảm xúc khi nghe hát, phân biệt được âm thanh to – nhỏ của trống và xắc xô.

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

II.Chuẩn bị:

- Máy và đĩa nhạc

- Hình ảnh múa lân, đầu lân nhỏ - Trống, xắc xô

III.Tiến trình hoạt động:

1.Hoạt động mở đầu:

-Cô cho trẻ xem hình ảnh múa lân, hỏi trẻ:

+Các con vừa xem gì đó ?

+Múa lân thường có trong dịp nào ?

-Cho trẻ biết múa lân còn gọi là múa sư tử, có bài hát “Múa sư tử” rất hay các con nghe cô hát nhé.

2.Hoạt động trọng tâm:

*Nghe hát : Múa sư tử:

- Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Múa sư tử” 1 lần, cho trẻ biết tên bài hát và nội dung của bài hát.

- Cho trẻ nghe giai điệu của bài hát (1 lần) - Cho trẻ nghe hát qua đãi CD (2 lần) - Hỏi cá nhân, tập thể tên bài hát

*Hoạt động 2 : Phân biệt âm thanh to, nhỏ của 2 dụng cụ khác nhau - Cho trẻ nghe âm thanh của tiếng trống (xắc xô) hỏi trẻ đó là âm thanh gì ? - Cho trẻ nghe âm thanh to (nhỏ) của tiếng trống hỏi trẻ tiếng trống to hay nhỏ?

- Tương tự cô cho trẻ nghe âm thanh to (nhỏ) của xắc xô hỏi trẻ tiếng xắc xô nhỏ hay to ?

-Cho trẻ nghe âm thanh to (nhỏ) của tiếng xắc xô và tiếng trống xen kẻ nhau ngọi cá nhân, nhóm phân biệt âm thanh to (nhỏ) của tiếng trống, tiếng xắc xô theo yêu cầu của cô.

3.Hoạt động kết thúc:

-Cho trẻ chơi múa lân cùng cô

*Đánh giá cuối ngày:

……….

……….

……….

Một phần của tài liệu giáo án lớp nhà trẻ cả năm (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w