Đeo yếm vào Nuốt cho ngon
Tuần 3 (Tháng 11) Mẹ và những người thân yêu của bé Thứ năm – Hoạt động: Đồ vật
Đề tài: “Chọn đồ dùng có màu đỏ - màu xanh”
I.Mục đích yêu cầu:
-Trẻ nhận biết, phân biệt được đồ dùng/ đồ chơi có màu đỏ, màu xanh và công dụng của chúng.
-Trẻ chọn được đồ dùng/ đồ chơi có màu đỏ, xanh theo yêu cầu của cô, mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô.
-Giáo dục trẻ yêu quí giữ gìn đồ dùng/ đồ chơi trong gia đình, không giành đồ chơi của bạn.
II.Chuẩn bị:
-Một số đồ dùng/ đồ chơi ăn uống trong gia đình (bát, thìa…) búp bên có màu xanh- đỏ.
-Máy và đĩa nhạc
III.Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu:
- Cô và trẻ đến thăm búp bê vừa đi vừa hát bài “Đi chơi với búp bê”
2.Hoạt động trọng tâm:
*Hoạt động 1 : Dọn đồ ăn cho búp bê -Cô chỉ vào 2 búp bê và hỏi:
+Ai đây ?
+ Búp bê to mặc áo màu gì ? + Búp bê nhỏ mặc áo màu gì ?
-Búp bên đã đói rồi, các con hãy dọn bàn ăn cho búp bê nào ! Búp bê áo màu xanh thì chọn bát – thìa màu xanh, còn búp bê áo đỏ thì chọn bát thìa màu đỏ.
- Cô hướng trẻ tới lấy bát, thìa dọn bàn ăn cho búp bê.
- Cô hỏi từng trẻ:
+ Con có gì đây ?
+ Cái bát (thìa) này có màu gì ?
+ Búp bê áo đỏ chọn đồ dùng màu gì ? + Búp bê áo xanh chọn đồ dùng có màu gì ? -Giáo dục trẻ yêu quí, giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
*Hoạt động 2: Trò chơ “bé chọn đúng màu”
-Có 2 ngôi nhà màu đỏ và màu xanh nhưng trong nhà chưa có đồ dùng, các con hãy chọn đồ dùng để trang trí ngôi nhà nhé ! Nhà màu xanh thì chọn đồ dùng màu xanh còn nhà màu đỏ thì chọn đồ dùng màu đỏ.
-Cô chia trẻ thành 2 nhóm, nhóm bạn gái sẽ chọn đồ dùng cho ngôi nhà màu đỏ, nhóm bạn trai sẽ đồ dùng cho ngôi nhà màu xanh. Nhóm nào chọn được nhiều đồ dùng hơn sẽ được tuyên dương.
3.Hoạt động kết thúc:
-Cho trẻ hát bài “Ngôi nhà của tôi”
4.Đánh giá cuối ngày
……….
……….
……….
Tuần 3 (Tháng 11) Mẹ và những người thân yêu của bé Thứ sáu – Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
Đề tài: “Cái bống là cái bống bang”
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài hát, hiểu được nội dung bài hát “Cái bống là cái bống bang”, nhận biết được âm thanh của tiếng chuông và tiếng trống.
- Trẻ thích nghe hát, thể hiện được cảm xúc khi nghe hát, phân biệt được âm thanh của tiếng trống và tiếng chuông qua trò chơi âm nhạc.
- Giáo dục trẻ yêu quý và vâng lời ông bà, ba mẹ.
II.Chuẩn bị:
- Máy và đĩa nhạc bài hát “Cái bống là cái bống bang”
- Trống, chuông - Mũ chop
III. Tiến trình hoạt động 1.Hoạt động mở đầu:
- Cô trò chuyện với trẻ về ba mẹ của bé 2.Hoạt động trọng tâm:
*Nghe bài “Cái bống là cái bống bang”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1. Hỏi trẻ vừa nghe bài hát gì ? - Cô hát lần 2 kết hợp vỗ tay theo nhịp
- Cho trẻ nghe giai điệu của bài hát (1 lần) - Cho trẻ nghe hát qua đĩa CD (2 lần)
Trong khi trẻ nghe hát cô khuyến khích trẻ làm động tác tác điệu bộ minh họa cho bài hát.
-Hỏi lại cá nhân tập thể về tên bài hát.
-Giáo dục trẻ : yêu quý và vâng lời ông bà, ba mẹ.
*Trò chơi âm nhạc “Tai ai tinh?”
- Cô cho trẻ nghe âm thanh của tiếng trống, tiếng chuông. Hỏi trẻ:
+Âm thanh gì đấy ?
-Cho trẻ nghe và nhận biết âm thanh của tiếng trống – tiếng trống
-Cô mời cá nhân, nhóm 3-4 trẻ xen kẽ cả lớp gọi tên của đồ dùng mới phát ra âm thanh theo yêu cầu của cô.
- Cho trẻ đội mũ cho kín rồi tạo ra âm thanh của các dụng cụ đó, cho trẻ gọi tên dụng cụ vừa phát ra âm thanh theo yêu cầu của cô.
3.Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ chơi trò chơi “Lộn cầu vồng”
4.Đánh giá cuối ngày
Tuần 4 (Tháng 11) Mẹ và những người thân yêu của bé Thứ hai– Hoạt động: Nhận biết
Đề tài: “Ngày hội của cô giáo”
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, là ngày hội của các cô giáo.
- Trả lời được các câu hỏi của cô to, rõ ràng.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, vâng lời cô giáo của mình và các cô giáo trong trường.
II.Chuẩn bị:
- Hình ảnh về ngày Nhà giáo Việt Nam - Máy và đĩa nhạc
III.Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu:
- Hát “Cô và mẹ”
2.Hoạt động trọng tâm:
*Hoạt động 1 : Bé biết gì về ngày hội của cô giáo?
- Đã sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam rồi, vậy các con có biết ngày nhà giáo Việt Nam là ngày nào không ? (nếu trẻ không biết cô nói cho trẻ biết).
- Để mừng ngày hội của các cô giáo, các con thấy trường lớp của mình hôm nay có đẹp không ? có những gì mới nào ? (trẻ tự kể).
- Cho trẻ xem hình ảnh cô giáo, trường, lớp của bé trong ngày Nhà giáo Việt Nam. Cô hỏi cái nhân xen kẽ tập thể:
+Ai đây ?
+Cô đang làm gì ?
+Trường mình đang trang trí như thế nào ? +Các bạn đang làm gì đấy ?
+Vì sao các bạn tặng hoa cho cô ?
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày hội của cô giáo nên các bạn tặng hoa cho các cô đấy !
- Cô giáo rất yêu thương các con, dạy dỗ các con, chăm lo cho các con từng miếng ăn giấc ngủ, các con phải làm gì để các cô vui nào ?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, vâng lời các cô giáo để các cô được vui long.
*Hoạt động 2: Trò chơi “Bé giỏi”
- Cô mời trẻ xung phong lên hát 1 bài hát đọc 1 bài thơ về cô giáo cho cô và các bạn cùng nghe.
3.Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ nhún nhảy tự do theo nhạc.
4.Đánh giá cuối ngày
……….
……….
……….
Tuần 4 (Tháng 11) Mẹ và những người thân yêu của bé Thứ ba– Hoạt động: Vận động
Đề tài: Chạy theo hướng thẳng I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chạy theo hướng thẳng về đích.
- Trẻ biết chạy thẳng đến đích hướng trong khoảng cách 5-7m, khi chạy không cúi đầu, rèn cơ tay qua trò chơi “Ném bóng”.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết giúp cô thu dọn đồ dùng sau khi chơi xong.
II.Chuẩn bị:
- Bóng nhựa nhỏ, hoa - Decal làm vạch xuất phát - Máy và đĩa nhạc thể dục.
III.Tiến trình hoạt động 1.Khởi động:
- Cho trẻ đi nhanh – chậm theo nhạc bài “Đoàn tàu nho xíu”
2.Trọng động a.BTPTC : Tay em
+ĐT 1: Ngửi hoa
+ĐT 2: Giấy tay: Giấu 2 tay sau lưng rồi đưa ra phía trước (3-4 lần) +ĐT 3: Hái hoa : Cúi lưng, 2 tay đưa ra trước vờ hái hoa (3-4 lần) +ĐT 4: Dậm chân tại chỗ (5-6 lần)
b.Vận động cơ bản : Chạy theo hướng thẳng
- Cô sắp xếp những bông hoa ở đích cách xa vạch xuất phát 5m. Trẻ đứng sau vạch xuất phát. Gợi ý trẻ lấy hoa tặng cô (trải nghiệm).
- Cô làm mẫu kết hợp phân tích kỹ năng : Từ vạch xuất phát cô chạy đến chỗ những bông hoa, khi chạy không cúi đầu kết hợp đánh tay nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng về phía trước, đến đích cô hai 1 bông hoa đem về cắm vào lọ và về lại chỗ đứng của mình.
- Mời 1 trẻ lên tập cùng cô.
- Cô cho lần lượt từng nhóm 2-3 trẻ lên luyện tập cùng cô.
- Chia trẻ thành nhóm 2 nhóm chạy theo hướng thẳng đến lấy bóng nhóm nào lấy được nhiều bóng hơn sẽ được cô và các bạn tuyên dương.
c. TCVĐ : Ném bóng
- Trẻ cùng cô chơi ném bóng, động viên trẻ cố gắng ném mạnh bóng về phía trước.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần 3.Hồi tĩnh:
- Cho trẻ làm động tác ngửi hoa hít thở nhẹ nhàng, đi lại quanh sàn tập vài vòng.
4.Đánh giá cuối ngày
……….
Tuần 4 (Tháng 11) Mẹ và những người thân yêu của bé Thứ tư– Hoạt động: Nghe và tập đọc thơ
Đề tài: Bàn tay cô giáo I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ “Bàn tay cô giáo”, biết những việc hàng ngày cô làm để chăm sóc cho bé.
- Trẻ đọc thơ to, rõ ràng, trả lời được các câu hỏi của cô - Giáo dục trẻ biết quý cô, vâng lời cô giáo.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ “Bàn tay cô giáo”
- Máy và đĩa nhạc
III.Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu:
- Hát “Cô và mẹ”
2.Hoạt động trọng tâm:
*Hoạt động 1: Nghe cô đọc thơ và đàm thơ - Giới thiệu bài thơ
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe kết hợp điệu bộ (lần 1) - Cô đọc thơ minh họa bằng tranh (lần 2)
- Đàm thoại
+Các con vừa nghe bài thơ gì ?
+Hàng ngày, cô làm những việc gì để chăm sóc các con ? (giải thích từ “tết tóc”) +Về nhà mẹ khen tay cô thế nào ?
+Các con có yêu thương cô giáo của mình không ?
-Khuyến khích trẻ mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô to, rõ ràng.
+Các con làm gì để cô giáo vui lòng?
-Giáo dục trẻ ngoan, biết yêu quý và vâng lời cô giáo của mình.
*Hoạt động 2 : Bé tập đọc thơ -Cho cả lớp đọc thơ theo cô (2 lần) -Mời nhóm 3 – 4 trẻ đọc thơ
-Mời cá nhân đọc thơ
-Chia trẻ thành 2 nhóm thi đua nhau đọc thơ xem nhóm nào đọc thơ to và rõ hơn.
Trong khi trẻ đọc thơ cô lưu ý tập trẻ đọc đúng một số từ khó như “tết tóc” “khéo”…
3.Hoạt động kết thúc
- Cô và trẻ chơi trò chơi “Cô tìm bé”.
4.Đánh giá cuối ngày
……….
……….
……….
Bài thơ : Bàn tay cô giáo Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em Về nhà mẹ khen Tay cô đến khéo.
(Phạm Hổ)
Tuần 4 (Tháng 11) Mẹ và những người thân yêu của bé Thứ năm– Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Trang trí thiệp tặng cô I.Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết ngày 20/11 là ngày hội của cô giáo
-Trẻ bước đầu biết cách bôi hồ và dán hoa làm thiệp chúc mừng cô giáo nhân ngày 20/11.
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, dán xong biết dung khăn lau tay sạch sẽ, không bôi hồ lên quần áo.
II.Chuẩn bị:
-Bông hoa cắt bằng giấy màu, giấy A4 các màu vẽ cành cây -Bàn thấp, hồ dán, khăn lau tay.
-Thiệp mẫu -Máy và đĩa nhạc
III.Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu:
-Hát “Cô và mẹ”
2.Hoạt động trọng tâm:
*Hoạt động 1: Quan sát mẫu và xem cô làm mẫu -Cô hỏi trẻ ngày 20/11 là ngày gì ?
-Cho trẻ xem thiệp cô đã trang trí
-Cô làm mẫu và hướng dẫn cách trang trí thiệp cho trẻ xem: Cô dùng ngón tay chấm hồ và bôi hồ lên mặt sau của bông hoa sau đó gỡ nhẹ bong hoa ra và dán vào các cành cô đã về sẵn trên thiệp. Các con chú ý khi dán xong dùng khăn lau tay sạch sẽ, không bôi hồ lên quần áo.
*Hoạt động 2 : Bé làm thiệp tặng cô
- Cô cho trẻ bôi hồ và dán hoa làm thiệp cùng cô, cô quan sát và động viên trẻ dán hoa làm thiệp, khi dán hoa phải dán lên đầu cành hoa thì thiệp sẽ đẹp hơn.
- Trong khi trẻ thực hành cô chú ý sửa tư thế ngồi của trẻ, nhắc nhở trẻ không bôi hồ lên quần áo.
+Con đang làm gì ?
+Con dán hoa làm thiệp tặng ai ?
-Cô nhận xét sản phẩm của trẻ tại bàn, động viên trẻ tô màu không lem ra ngoài.
*Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ đem sản phẩm lên trưng bày, gợi ý cho trẻ nói lên nhận xét của mình về sản phẩm của mình và của bạn:
+Con thích bức thiệp nào ? Vì sao ? - Cô nhận xét những sản phẩm nỗi bật của trẻ.
3.Hoạt động kết thúc:
- Cô cho trẻ hát bài: “Bàn tay”
4.Đánh giá cuối ngày
Tuần 4 (Tháng 11) Mẹ và những người thân yêu của bé Thứ sáu – Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
Đề tài: Hát và VĐTN bài hát “Cô và mẹ”
Nghe hát “Cô và bé”
I.Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát “Cô và mẹ”
-Trẻ biết vận động theo nhạc cùng cô theo nhạc bài hát “Cô và mẹ” thích nghe hát, thể hiện được cảm xúc khi nghe hát.
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II.Chuẩn bị -Máy và đĩa nhạc
III.Tiến trình hoạt động 1.Hoạt đọng mở đầu:
-Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Cô và mẹ” hỏi trẻ đó là giai điệu bài hát gì ? 2.Hoạt động trọng tâm:
*Tập vận động theo nhạc bài hát “Cô và mẹ”
-Cô cho trẻ hát và vỗ tay theo phách bài hát “Cô và mẹ” (1-2 lần) -Cô cho từng nhóm 3-4 trẻ hát và vỗ tay theo phách cùng cô.
-Cô hát và làm động tác minh họa theo lời bài hát (1 lần) -Cho cả lớp hát và vận động theo bài hát cùng cô.
-Mời nhóm 3-4 trẻ hát và vận động
-Mời nhóm bạn trai và bạn gái hát và vận động bài hát -Mời cá nhân VĐTN
-Giáo dục trẻ biết yêu quý, vâng lời và yêu thương cô giáo.
*Nghe hát : “Cô và bé”
-Cô hát cho trẻ nghe lần 1. Giới thiệu tên và nội dung bài hát -Cho trẻ nghe giai điệu của bài hát
-Cô hát lần 2 kết hợp minh họa theo lời bài hát.
3.Hoạt động kết thúc:
-Chơi trò chơi “Làm theo cô”
4.Đánh giá cuối ngày
……….
……….
……….
Tuần 1 (Tháng 12) Những con vật đáng yêu Thứ hai – Hoạt động: Nhận biết
Đề tài: Con gà trống – Con vịt I.Mục đích yêu cầu:
-Trẻ nhận biết và phân biệt được một số điểm nổi bậc của con gà trống và con vịt (đầu, mình, chân, đuôi, tiếng kêu …) biết được ích lợi của con gà trống và con vịt.
-Trẻ nói được các từ chỉ đặc điểm của con gà trống, con vịt, bắt chước được tiếng gà gáy, vịt kêu.
-Giáo dục trẻ thích ăn các món ăn được chế biến từ trứng, thịt gà, vịt.
II.Chuẩn bị:
-Tranh vẽ con gà trống, con vịt
-Hình ảnh một số con vật nuôi trong gia đình
-Tranh lô tô về một số con vật nuôi (vịt, gà mái, gà trống, mèo…) III.Tiến trình hoạt động:
*Hoạt động 1: Nhận biết con gà trống – con vịt - Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ con gà trống và hỏi
+ Con gì đây ? Con gà trống được nuôi ở đâu ? -Cô chỉ đầu gà và hỏi:
+ Đây là con gì ?
+ Trên đầu gà trống có gì ? + Mào gà có màu gì ?
+ Mỏ gà thế nào ? Mỏ gà để làm gì ? Cho trẻ làm động tác gà mổ thóc.
-Tương tự cô chỉ mình, chân, đuôi của gà trống với các câu hỏi : cái gì đây ? Như thế nào? Để làm gì ?
+ Tiếng gà trống gáy như thế nào ? Cho trẻ làm tiếng gà gáy
Động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô.
-Cô nhắc lại : con gà trống gáy ò ó o…o, có mào đỏ, mỏ nhọn, chân gà có móng dài và nhọn.
-Cô cho trẻ xem tranh vẽ con vịt hỏi trẻ:
+Đây là con gì ? Con vịt kêu thế nào ? +Con vịt bơi ở đâu ?
-Cô chỉ từng bộ phận (đầu, mình, đuôi, chân) của con vịt hỏi trẻ ? Cái gì đây ? Như thế nào?
-Nhắc lại cho trẻ nhớ: con vịt kêu cạp …cạp …không có mào đỏ, mỏ vịt to, chân vịt có màng để bơi dưới nước.
-Giáo dục trẻ : Gà trống, vịt là con vật nuôi trong gia đình cho thịt ăn ngon và bổ các con nên ăn nhiều các món ăn được chế biến từ thịt gà, vịt;
-Chơi chuyển tiếp : Gà gát – vịt kêu
*Hoạt động 2: Phân biệt con gà trống và con vịt:
-Cô chỉ trên tranh và gợi ý để trẻ trả lời các câu hỏi:
+Con gà trống gáy thế nào ? Con vịt kêu thế nào ? +Con vịt có mấy chân ? Con gà có mấy chân?
+Con gà trống có cái gì trên đầu ? Con vịt có mào đỏ không ? +Mỏ gà như thế nào ? Mỏ vịt như thế nào ?
3.Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ cùng hát và vận động bài “Con gà trống”
IV.Đánh giá cuối ngày:
……….
……….
……….
Tuần 1 (Tháng 12) Những con vật đáng yêu Thứ ba: Hoạt động: Vận động
Đề tài: Đứng co 1 chân I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách đứng co 1 chân
- Trẻ thực hiện được kỹ năng đứng co 1 chân, biết giữ thăng bằng, củng cố kỷ năng bò trong đường hẹp qua trò chơi vận động.
- Trẻ hứng thú tham gia luyện tập, biết giúp cô thu dọn đồ dùng II.Chuẩn bị:
- Gậy thể dục
- Nhạc thể dục, đàn organ, tivi, hình ảnh trẻ đang chơi lò cò III.Tiến trình hoạt động
1.Khởi động :
-Cô cho trẻ đi các kiểu chân theo nhạc bài hát “Con gà trống”
2.Trọng động:
*BTPTC: Gà trống
+ ĐT1: Gà trống gáy : Trẻ đứng 2 chân ngang vai, 2 tay khum lại trước miệng làm gà gáy ò ó o…
+ ĐT2: Gà vỗ cánh : Trẻ đứng 2 tay giang ngang bằng vai sau đó hạ ta xuống.
+ ĐT3: Gà mổ thóc : Đứng 2 chân ngang vai sau đó cúi xuống, 2 tay gõ vào đầu gối kết hợp nói “tốc ! tốc ! tốc…”.
+ ĐT4: Gà bới đất : Hai tay chống hông đứng dậm chân tại chỗ kết hợp với “Gà bới đất”.
*Vận động cơ bản: Đứng co 1 chân
-Cô cho trẻ xem các hình ảnh bạn đang chơi lò cò trên tivi. Hỏi trẻ:
+Các bạn đang làm gì ?
+Các bạn chơi được lò cò bằng mấy chân?
+Các con có thích chơi như các bạn không ?
Vậy trước tiên các con hãy tập đứng được 1 chân nhé ! -Cho trẻ tập đứng co một chân (trải nghiệm)
-Cô làm mẫu kết hợp phân tích kỹ năng: Cô đứng bình thường khi nghe hiệu lệnh thì vô co một chân lên, chân kia đứng thẳng sau đó đổi chân.
-Chia trẻ từng nhóm 3-4 trẻ cùng đứng co chân, khuyến khích trẻ cố gắng co chân và đứng thật lâu bằng 1 chân.
-Trong khi trẻ luyện tập cô chú ý nhắc trẻ đứng thẳng bằng 1 chân và co chân kia lên;
không được xô đẩy bạn trong khi luyện tập.
*Trò chơi vận động : Bò trong đường hẹp
- Bạn gà mời các con đến nhà chơi đấy, nhưng đường đến nhà bạn gà rất khó đi các con phải bò trong đường hẹp mới đến được nhà bạn gà.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, nhắc nhở trẻ bò phối hợp tay chân nhịp nhàng không để chạm vào gậy.
3.Hồi tĩnh:
- Cho trẻ làm động tác ngửi hoa hít thở nhẹ nhàng.
IV.Đánh giá cuối ngày: