Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học số và phép tính ở lớp 2

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học số và phép tính ở lớp 2 (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học số và phép tính ở lớp 2

Môn Toán ở tiểu học nhằm giúp HS:

1. Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

2. Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.

3. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn

22

đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Các nội dung của chương trình:

- Phối hợp một cách chặt chẽ, hữu cơ với nhau, quán triệt tính thống nhất của toán học, đảm bảo sự liên tục giữa tiểu học và trung học.

- Sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm hợp lý, mở rộng và phát triển dần theo các vòng số, từ các số trong phạm vi 10, trong phạm vi 100, 1000, 100000, đến các số có nhiều chữ số, phân số, số thập phân; đảm bảo tính hệ thống và thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên.

- Gắn bó chặt chẽ với hoạt động chính ( tính nhẩm, tính viết), đo lường, giải quyết các tình huống có vấn đề của đời sống hiện tại ở cộng đồng; đảm bảo học đi đôi với hành, dạy học toán gắn với thực tiễn và phục vụ thực tiễn.

- Nội dung và phương pháp dạy toán ở mỗi giai đoạn của tiểu học có những sắc thái riêng: ở các lớp 1, 2, 3 (đặc biệt là lớp 1) chủ yếu phải dựa vào phương tiện trực quan; các hình thức t chức hoạt động học tập sinh động, hấp dẫn, và nói chung chỉ đề cập đến những nội dung có tính t ng thể, gắn bó với kinh nghiệm đời sống của trẻ em ở từng vùng, sớm hình thành và rèn luyện kĩ năng tính, đo lường, giải toán và sử dụng các dụng cụ để vẽ hình học, thông qua các kỹ năng đó giúp học sinh nắm vững hơn các kiến thức toán học, tạo cho học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập. các lớp 4, 5 vừa dựa vào kinh nghiệm đời sống của trẻ em, vừa dựa vào những kiến thức kĩ năng đã hình thành ở các lớp 1, 2, 3 (trong môn Toán và các môn học khác), sử dụng đúng mức các phương tiện trực quan và các hình thức học tập có tính chủ động sáng tạo hơn để giúp học sinh làm quen với các nội dung có tính khái quát hơn, có cơ sở lý

23

luận hơn, tăng cường việc vận dụng các kiến thức đã học vào học tập và đời sống.

1.3.2 Phân tích cu trúc, ni dung hc s và phép tính lp 2.

1. Khái niệm ban đầu về số tự nhiên (đọc , viết, phân tích cấu tạo số) số tự nhiên liền trước, số tự nhiên liền sau, ở giữa 2 số tự nhiên, các số từ 0 đến 1000.

2. Cách đọc:Ghi số tự nhiên

3. Quan hệ bé hơn, lớn hơn, bằng (=) giữa các số tự nhiên, so sánh các số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên thành dãy số tự nhiên. Một sốđặc điểm của dãy số tự

4. Các phép tính: Cộng, trừ có nhớ các số tự nhiên trong phạm vi 100, không nhớ trong phạm vi 1000

Hình thành phép nhân, chia các số tự nhiên, ý nghĩa, bảng nhân, chia trong phạm vi 5, tính một số tính chất cơ bản của phép tính, tính nhẩm, tính bằng cách thuân tiện nhất thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

5 Hình thành tên gọi các thành phần của phép tính. Cách tìm các thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ, nhân, chia (số bị chia)

1.3.3 Tìm hiểu thực trạng dạy học số và phép tính ở lớp 2

Căn cứ vào thực tiễn dạy học và khảo sát các lớp học trong trường tiểu họcNguyễn Trãi, thông qua khảo sát một số giờ học, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm ban đầu trong quá trình dạy và học Toán ở lớp 2 (trong đó có nội dung dạy học số và phép tính) như sau:

24 V phía hc sinh

-Khi làm bài vẫn còn nhiều học sinh chưa có sựđộc lập, sáng tạo, còn phụ thuộc vào bài làm mẫu của giáo viên

-Khi làm bài một số học sinh chưa đọc kỹ yêu cầu của đề bài - Một số học sinh chưa tích cực suy nghĩ, chủđộng trong học Toán, tính tựgiác chưa cao (điều này có thể quan sát trong quá trình học trên lớp cũng như thông qua trao đ i với phụ huynh học sinh).

-Một số học sinh chưa quen với thao tác trên đồ dùng học tập nên thao tác còn châm Đây cũng là một nội dung cần phải được giáo viên chú ý, tăng cường hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh.

- Một số học sinh chưa nắm chắc kiến thức, dẫn đến thói quen học vẹt, ghi nhớ bảng cộng trừ còn rất máy móc

-Khảnăng chú ý của học sinh trong giờ học chưa cao.

V phía giáo viên

-Việc đ i mới phương pháp dạy học được xem là chìa khóa của vấn đề nâng cao chất lượng. Thế nhưng ở nhà trường hiện nay các phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng chủ yếu vẫn là các phương pháp truyền thống.

Vấn đề cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tạo cho học sinh rèn luyện khảnăng tự học đã được đặt ra nhưng kết quảchưa đạt như mong muốn. Giáo viên đã có ý thức lựa chọn phương pháp dạy học chủ đạo trong mỗi tình huống điển hình ở môn Toán nhưng nhìn chung còn có những vấn đề chưa được giải quyết, phương pháp thuyết trình vẫn còn khá ph biến. Những phương pháp dạy học có khả năng phát huy đựơc tính tích cực, độc lập, sáng tạo ở học sinh như dạy học phát hiện và giải

25

quyết vấn đề,dạy học phân hóa, dạy học kiến tạo thì giáo viên ít sử dụng. Vấn đề thu hút sốđông học sinh yếu, kém tham gia các hoạt động cũng gặp không ít khó khăn.

-Thực tế dạy học Toán hiện nay ở trường tiểu học hiện nay có thể mô tả như sau: phần lý thuyết giáo viên dạy theo từng chủ đềtheo các bước, đặt vấn đề, giảng giải để dẫn học sinh tới kiến thức, kết hợp với đàm thoại vấn đáp, gợi mở nhằm uốn nắn những lệch lạc (nếu có), củng cố kiến thức bằng bài tập. Phần bài tập chuẩn bị ít phút tại lớp, giáo viên gọi một vài học sinh lên bảng chữa, những học sinh được nhận xét lời giải, giáo viên sửa hoặc đưa ra lời giải mẫu và qua đó củng cố hiểu biết cho học sinh. Một số bài toán sẽ được phát triển theo hướng khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa cho đối tượng học sinh khá giỏi. Đây là cách làm được sử dụng khá ph biến, cũng có ưu điểm nhất định và phù hợp với điều kiện sĩ số lớp còn lớn như hiện nay.

Tuy vậy, khó có thể phát huy tính tích cực của mỗi cá nhân học sinh, nhiều học sinh trong lớp.

- Một số giáo viên giảng dạy còn nói nhiều còn nói thay và làm thay học sinh nên học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc. Giáo viên ít triển khai, ít có điều kiện t chức dạy Toán bằng cách t chức các tình huống có vấn đềđòi hỏi dựđoán, nêu giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược hay các tình huống có chứa một sốđiều kiện xuất phát rồi yêu cầu học sinhđề xuất các giải pháp.

Hình thức dạy học chưa đa dạng, phong phú, cách thức truyền đạt chưa sinh động, chưa gây hứng thú cho học sinh, học sinh chủ yếu tiếp nhận kiến thức còn bịđộng.

Hơn nữa, do thời gian hạn chế, khối lượng kiến thức và yêu cầu truyền đạt theo SGK thì nhiều và phải dạy đúng lịch phân phối chương trình nên chưa

26

phát huy được tính độc lập của học sinh. Chưa tạo được môi trường để học sinh độc lập khám phá, độc lập tìm tòi và độc lập nghiên cứu. Một số giáo viên chưa hiểu hết ý đồ của SGK.

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học số và phép tính ở lớp 2 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)