Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường tiểu học Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH, QUẬN

3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Mục đích khảo sát nhận thức của CBQL, GV trường Tiểu học Khương Đình nhằm đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đổi mới HĐDH theo tiếp cận năng lực tại Trường Tiểu học Khương Đình, trên cơ sở đó điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được nhiều người đánh giá cao.

65 3.3.2. Nội dung khảo và phương pháp khảo sát 3.3.2.1. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào 2 vấn đề chính:

Thứ nhất: các biện pháp được đề xuất có thật sự cần thiết đối với việc quản lý HĐDH theo tiếp cận năng lực hiện nay không?

Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các biện pháp được đề xuất có khả thi đối với việc quản lý HĐDH theo tiếp cận năng lực hiện nay không?

3.3.2.2. Phương pháp khảo sát

Trao đổi bằng bảng hỏi với 4 mức độ đánh giá:

- Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết.

- Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi.

3.3.3. Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã khảo

sát các đối tượng : Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nhà trường. Cụ thể như bảng 3.1

Bảng 3.1. Tổng hợp các đối tượng khảo sát

TT Đối tượng Số lượng

1 Hiệu trưởng 01

2 Phó hiệu trưởng 02

3 Tổ trưởng chuyên môn 06

4 Giáo viên 51

Tổng : 60

66

3.3.4. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Bảng 3.2. Khảo sát mức độ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Biện pháp Tổng số

Mức độ về tính cần thiết

%

Mức độ về tính khả thi

% Rất

cần thiết

(%)

Cần thiết (%)

Ít cần thiết

(%)

Không cần thiết

(%)

Rất khả thi (%)

Khả thi (%)

Ít khả

thi (%)

Không khả

thi (%) BP1. Chỉ đạo

tăng cường nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động dạy học cho đội ngũ giáo viên.

60 57,0 33,0 10,0 0,00 53,3 36,7 10,0 0,00

BP2. Tăng cường quản lý đổi mới khâu thiết kế kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động dạy học

60 57,0 33,0 10,0 0,00 53,3 36,7 10,0 0,00

BP3. Tăng cường quản lí việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của giáo viên

60 46,7 31,6 21,7 0,00 48,3 38,4 13,3 0,00

BP4. Bồi dưỡng 60 50,0 38,3 11,7 0,00 48,3 38,4 13,3 0,00

67 nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nhằm đổi mới hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực.

BP5.Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, có hiệu quả với hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường.

60 43,3 36,7 20,0 0,00 41,7 38,3 20 0,00

Chung 60 50,8 34,5 14,7 0,00 48,9 37,7 13,4 0,00

Đa số cán bộ quản lý và giáo viên được khảo sát cho rằng các biện pháp đề xuất là cần thiết và rất cần thiết. Có 50,8% cho là rất cần thiết, 34,5% cho là cần thiết. Có 48,9% cho là rất khả thi và 37,7% cho là khả thi. So với đánh giá về sự cần thiết, sự đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất có thấp hơn.

Có 2 biện pháp có tỷ lệ người đánh giá cao nhất về sự cần thiết và tính khả thi là: Quản lý nâng cao nhận thức về đổi mới HĐDH cho đội ngũ giáo

viên; Tăng cường quản lý đổi mới khâu thiết kế kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động dạy học.

68

Như vậy, từ kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá đạt mức độ cần thiết và khả thi. Trong đó biện pháp nâng cao nhận thức về đổi mới HĐDH cho đội ngũ GV trong giai đoạn hiện nay là quan trọng nhất, đồng thời phải tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng khai thác và sử dụng CSVC, TBDH cho việc đổi mới HĐDH của GV.

Tiểu kết chương 3

Để nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH ở trường tiểu học Khương Đình theo theo tiếp cận năng lực cần thực hiện đồng bộ các biện pháp mà đề tài đề xuất. Các biện pháp này là:

- Chỉ đạo tăng cường nhận thức về đổi mới hoạt động dạy học cho đội ngũ giáo viên.

- Tăng cường quản lý đổi mới khâu thiết kế kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động dạy học.

- Tăng cường quản lí việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của giáo viên

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nhằm đổi mới hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực.

- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, có hiệu quả với hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường.

Các biện pháp mà đề tài đề xuất qua thăm dò đều được cho là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trường Tiểu học Khương Đình, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD & ĐT quận Thanh Xuân, chúng tôi cần triển khai áp dụng các biện pháp vào thực tế để đổi mới HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực một cách đồng bộ, hiệu quả.

69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường tiểu học Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)