Hệ vi sinh vật trong bể xử lý sinh học

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy eunsung electronic vina (Trang 49 - 54)

Hệ vi sinh vật bao gồm:[9] - Vi khuẩn - Tảo - Nấm - Nguyên sinh động vật - Trùng bánh xe - Giun tròn 4.4.2.1. Vi khuẩn

Bảng 4.1. Chức năng chính của các vi khuẩn

Vi khuẩn Chức năng

Pseudomonas Phân hủy hidratcacbon, protein, phản

nitrat hóa

Arthrobscter Phân hủy hidratcacbon

Bacillus Phân hủy hidratcacbon, protein

Ctophaga Tạo thành chất nhày ( plysacarit), hình

thành chất keo tụ

Nitrosomonas Nitrat hóa

Flavobacterium Phân hủy Protein

Nitrocococus dennitrficans Phản nitrat hóa

Thiobaccillus dennitrificacs Phản nitrat hóa

Acinetobacter Phản nitrat hóa

Déulfoibro Khử sufat, khử nitrat

4.4.2.2. Tảo

Bùn hoạt tính thường không ưu tiên cho sự phát triển của tảo có thể thấy xuất hiện khá thường các loại tảo dạng sợi trong bông bùn ví dụ như các sợi tảo lam [11].

4.4.2.3. Nấm

Bông bùn không thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Các loại nấm chủ yếu như Geotrichum, Candida, Trichoderma, Penicillium, Cepholosporium và Alternaria.[9]

4.4.2.4. Nguyên sinh động vật

Xuất hiện trong các quá trình của hoạt động bể xử lý sinh học như:

trùng biền hình (chỉ thị nước thải có chất hưu cơ dạng tinh bột), trùng roi (dùng để chỉ thị cho mức BOD trong nước cao), trùng tiên mao (được tìm thấy trong điều kiện bông bùn hình thành tốt, sự có mặt hay vắng mặt của chúng có thể dùng để chỉ thị chất độc hại), Vorticella (Xuất hiện khi chất lượng dòng nước tốt), Paramecium (thường tìm thấy trong bùn hoạt tính), Chilodonella uncinata (sự xuất hiện thường cho thấy nước thải chưa ổn định, bùn chưa đủ mạnh), Euchlanis (được tìm thấy trong bùn hoạt tính khi chất lượng dòng nước tốt) [9].

4.4.2.5. Giun tròn

Giun tròn thường đước nhìn thấy ở các bể có thời gian lưu bùn dài [11].

4.4.2.6. Trùng bánh xe

Trùng bánh xe có kích thước từ 50 – 500 µm hình dạng rất phong phú có mặt ở nhiều thới gian lưu bùn khác nhau, một số loài có thể dùng để chỉ thị thời gian lưu bùn [9].

4.5. Kết quả phân tích mẫu nước

4.5.1. Kết quả phân tích mẫu nước

Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN14:2008/BTNMT

M1 M2 Cột A Cột B 1 PH Mg/l 6.95 6.36 5 – 9 5 - 9 2 TSS Mg/l 69 42 50 100 3 BOD Mg/l 47.6 32.1 30 50 4 COD Mg/l 70.0 47.2 - - 5 T - NO3- Mg/l 32 18 30 50 6 T – PO4 Mg/l 5.2 3.7 6 10 7 Coliform MPN/100ml 150 75 3000 5000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: phòng thí nghiệm khoa tài nguyên và môi trường và viện nghiên cứu khoa học sự sống)

Ghi chú: “-”. Không quy định trong quy chuẩn.

- QCVN 14:2008/ BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nươc thải sinh hoạt khí thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nươc sinh hoạt (có chất lượng nước tương đối cột A1 và A2 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).

- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nươc thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nươc sinh hoạt (có chất lượng tương đương cột B1 và B2 của quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nươc biển ven bời).

- Vị trí lấy mẫu nước thải tại hệ thống AAO: lấy mẫu tại 2 vị trí. + M1: Điểm nước thải vào hệ thống xử lý

+ M2: Điểm xả nước thải ra khỏi hệ thống AAO

Hình 4.6: Đồ thị so sánh kết quả chỉ tiêu TSS, BOD5, COD trước khi xử lý và sau khi xử lý và quy chuẩn Việt Nam

- Hàm lượng PH có sự thay đổi từ 6.95 trước khi đi xử lý xuống còn 6.36 sau khi đã xử lý bằng công nghệ AAO.

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trước khi xử lý là 69 mg/l và sau khi xử lý là 42 mg/l, trước khi xử lý cao gấp 27 lần sau khi đã xử lý bằng hệ thống bể aeroten và nằm trong QCVN 14: 2008/BTNMT.

- Nhu cầu oxy sinh hóa BOD trước khi xử lý là 47.6 mg/l và sau khi xử lý là 42.1 mg/l, trước khi xử lý cao gấp 5.5 lần sau khi đã xử lý bằng hệ thống công nghệ AAO và nằm trong QCVN 14: 2008/BTNMT.

- Nhu cầu oxy hóa học COD trước khi xử lý là 70 mg/l và sau khi xử lý là 47.2 mg/l cao gấp 6,7 lần sau khi đã xử lý bằng hệ thống AAO.

- Nước thải sẽ được xử lý triệt để nếu sử dụng các quá trình liên hoàn AAO.

+ Yếm khí: để khử Hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa phootpho, khử clo hoạt động…

+ Thiếu khí: để khủ NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD.

+ Hiếu khí: để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD,COD,sunfua…..

- Quá trình Oxic (hiếu khí) được thực hiện ở chế độ tối ưu (mật độ vi sinh cao và đa dạng, được bám dính và quá trình xử lý sinh học với chế độ mô phỏng sự lơ lửng của vi sinh thông qua các đệm bám dính. Điều này cho phép tạo tiếp xúc với bề mặt lớn giữa vi sinh và nươc thải, thúc đẩy hiệu quả xử lý.

- không khí là nguồn cung cấp oxy cho các quá trình xử lý, không khí được phân bố qua hệ thống hoặc ống khuếch tán mịn, tạo điều kiện hòa tan oxy vào nước đạt hiệu suất cao

Hình 4.7: Đồ thị so sánh kết quả chỉ tiêu, T - NO3, T - PO4 trước khi xử lý và sau khi xử lý và quy chuẩn Việt Nam

- Hàm lượng NO3- trước khi xử lý là 32 mg/l và sau khi xử lý là 18

mg/l, trước khi xử lý cao gấp 14 lần sau khi đã xử lý bằng hệ thống AAO.

- Hàm lượng PO43- trước khi xử lý là 5.2 mg/l và sau khi xử lý là 3.7mg/l,

trước khi xử lý cao gấp 1.5 lần sau khi đã xử lý bằng hệ thống AAO.

- Hàm lượng Coliform trước khi xử lý là 150MPN/ 100ml và sau khi xử lý là 75 MPN/100ml, trước khi xử lý cao gấp 2 lần sau khi đã xử lý bằng hệ thống AAO và nằm trong QCVN 14: 2008/BTNMT.

- Hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong hệ thống sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

4.6. Những hạn chế tồn tại khi vận hành công nghệ AAO.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy eunsung electronic vina (Trang 49 - 54)