Đánh giá khả năng xử lý công nghệ AAO

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy eunsung electronic vina (Trang 28 - 62)

3.3.5. Kết quả phân tích mẫu nước

3.3.6. Những hạn chế tồn tại khi vận hành công nghệ AAO

3.3.7. Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thốngAAO AAO

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu về tự nhiên kinh tế - xã hội khu công nghiệp – Huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh.

- Tìm và thu thập các công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý nước thải trên mạng internet, trên báo chí.

- Thu thập các tài liệu văn bản có liên quan trên các webside môi trường

- Kế thừa tham khảo kết quả đã đạt được của các báo cáo, đề tài trước. - Nghiên cứu các văn bản pháp luật môi trường và tài nguyên nước.

3.4.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã đến khảo sát và ghi lại các hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Từ đó đưa ra những nhận xét đúng đắn về khu vực nghiên cứu.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh

- Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh kết quả phân tích các mẫu nước thải với nhau để đánh giá mức độ ô nhiễm và hệ thống xử lý.

- Phương pháp thống kê toán học

3.4.4. Phương pháp lấy mẫu nước

a. Phương pháp lấy mẫu nước thải: Theo TCVN 5999:1995 Lấy mấu nước thải có 2 trường hợp:

- lấy tại cống thải kênh thải và hố ga. - Lấy mẫu tại trạm xử lý nươc thải.

Khi lấy mẫu nước thải cần chú ý nhưng nguyên nhân thay đổi chất lượng như sau:

- Thay đổi hàng ngày (nghĩa là thay đổi trong thời gian của ngày). - Thay đổi giữa các ngày trong tuần lễ.

- Thay đổi giữa các tháng và các mùa [17].

b. Phương pháp bảo quản mẫu : Theo TCVN 5993 – 1995 Có 2 cách bảo quản mẫu trước khi phân tích:

- Cách 1: Làm lạnh và đông lạnh mẫu.

+ Mẫu cần được giữ ở nhiệt độ thấp hơn khi lấy. Bình chứa cần nạp gần đây nhưng không hoàn toàn đầy.

+ Cần nhấn mạnh rằng làm lạnh hoặc đông lạnh mẫu chỉ có tác dụng nếu thực hiện ngay sau khi lấy mẫu. Nếu có thể, nên dùng bình lạnh hay máy làm lạnh trên xe đậu ở nơi lấy mẫu.

- Cách 2: Thêm chất bảo quản

+ Một số yếu tố vật lý, hóa học có thể ổn định bằng cách them hóa chất trực tiếp và mẫu sau khi lấy hoặc vào bình chứa trước khi lấy mẫu.

+ Nhiều hóa chất, ở nhiệt nồng độ khác nhau đã được khuyến nghị dùng. Thông thường nhất là:

- Các axit

- Các dung dịch bazo - Các chất diệt sinh vật

- Các thuốc thử đặc biệt cần dể bảo quản một số thành phần nhất định (thí dụ xá định oxi, xianua và sulfua tổng số yêu cầu ổn định mẫu tại chỗ xem các tiêu chuẩn thích hợp).

3.4.5. Phương pháp phân tích

Bảng 3.1: Phương pháp đo đạc, phân tích các thông số môi trường nước TT Thông

số

Tiêu chuẩn

áp dụng Phương pháp phân tích

1 pH TCVN 6492:1999 Dùng máy đo nước đa chỉ tiêu 2 TSS TCVN 6625: 2000 Phương pháp khối lượng

3 BOD TCVN 6001-1995 Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung 4 COD TCVN 6491:1999 Phương pháp chuẩn độ bằng KMnO4

5 NO3- TCVN 6180-1996 Phương pháp so màu bằng bước sóng 410 nm

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh.

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Nhà máy Eunsung Electronic Vina nằm tại Khu công nghiệp Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, cách thành phố Bắc Ninh 10 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía Tây Nam.

Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng 21004’00” đến 21011’00” độ vĩ

Bắc và từ 106005’50” đến 106017’30” độ kinh Đông. Vị trí tiếp giáp với các

địa phương sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc giang.

- Phía Nam giáp huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

- Phía Tây giáp tỉnh huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh.

Huyện Quế Võ có 01 thị trấn Phố Mới và 20 xã bao gồm ( Bằng An, Chi Lăng, Quế Tân, Phù Lương, Đại Xuân, Mộ Đạo, Hán Quảng, Nhân Hòa, Phượng Mao, Phương Liễu, Yên Giả, Bồng Lai, Việt Hùng, Việt Thống, Cách Bi, Ngọc Xá, Đào Viên, Châu Phong, Đức Long và Phù Lãng). Tổng diện tích đất tự nhiên là: 15.484,82 ha.

Có quốc lộ 18 Nội Bài – Quảng Ninh chạy qua dài 22km là cầu nối phát triển kinh tế xã hội giữa các nhóm thành viên của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.

Cùng với hệ thống đường tỉnh lộ 291 dài 21km và các đường liên xã dài 219km, hình thành lên mạng lưới giao thông rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm giữa các vùng trong tỉnh.

Huyện Quế Võ gần thành phố Hà Nội, gần thành phố Bắc Ninh đây là những thị trường rộng lớn, đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ tiếp thị thuận lợi các sản phẩm hàng hóa đối với mọi miền đất nước và cũng là thị trường tiêu thụ trực tiếp các loại mặt hàng nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống...

Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy huyện Quế Võ các đủ điều kiện để giữ vững an ninh, phát huy tiềm năng đất đai sẵn có cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ theo xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa.

4.1.1.2. Địa hình, địa chất, cảnh quan tự nhiên

* Địa hình

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Quế Võ tương đối

bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc <30. Nhìn chung

địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

* Địa chất

Đặc điểm địa chất của huyện Quế Võ tương đối đồng nhất do nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng nên Quế Võ mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất vùng Đông Bắc, bề dầy trầm tích chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc.

*Cảnh quan tự nhiên

Cảnh quan môi trường huyện Quế Võ mang những nét đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc. Cùng với các sông lớn là sông Cầu, sông Đuống chảy dọc từ đầu huyện đến tới cuối huyện tạo ra cảnh quan thơ mộng, mang nét đẹp riêng biệt của vùng quê Kinh Bắc, trên bến dưới thuyền.

Trong những năm gần đây tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện diễn ra rất nhanh, nhất là khu, cụm công nghiệp của tỉnh cùng với những dự án của huyện đã và đang phát triển khai trên địa bàn trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng tăng sẽ phát sinh thêm nhiều thách thức trong việc bảo vệ môi trường, nhất là chất thải, khí công nghiệp của các nhà máy xí nghiệp, các phương tiện giao thông thải ra chứa nhiều chất độc hại đều xả trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Do vị trí địa lý tiếp giáp gần với nhà máy nhiệt điện Phả Lại hàng ngày cũng chịu tác động rất lớn từ chất thải của nhà máy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân, nhất là ở các xã phía Bắc của huyện Quế Võ.

Cùng với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh, trong thời gian tới nếu không có giải pháp cụ thể và lâu dài sẽ gây ra hậu quả xấu đối với môi trường. Luồng đi dân của huyện hiện nay đang xu hướng vào các khu đô thị mới hình thành và sẽ tiếp tục được đẩy nhanh trong nhiều năm tới khi các trung tâm thị trấn được quy hoạch sẽ tạo ra một áp lực lớn đối với vấn đề quản lý giao thông đô thị, quản lý rác thải, cũng cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và các công trình công cộng khác. Bên cạnh đó mức độ sử dụng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp vẫn đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

4.1.1.3. Khí tượng thủy văn

Quế Võ nằm trong vùng tài nguyên khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa: Nóng từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm, lượng mưa trung bình từ 100mm đến 312mm và thường phân bố không đều trong năm, vào mừa mưa lượng mưa chiếm khoảng 80%

tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt độ bình quân tháng 23,7 – 29,10C.

Mùa khô: lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ

16 – 210C, lượng mưa / tháng biến động từ 20 – 56mm. Bình quân một năm

có hai đợt rét nhiệt độ dưới 130C kéo dài từ 3 – 5 ngày.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào.Nhìn chung Quế Võ có điêu kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, cũng phải có sự chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa... để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

* Nông nghiệp

Khu vực sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển tương đối toàn diện, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tưng cường. Sản xuất nông nghiệp theo hướng đưa cây, con giống mới năng suất cao thay thế cây con giống cũ, kém hiệu quả kinh tế. Các công trình phục vụ sản xuất cao thay thế cây con giống cũ, kém hiệu quả kinh tế. Các công trình phục vụ sản xuất cơ bản được kiên cố hóa, đời sống vật chất tinh thần tằng lớp dân cư nông thôn có nhiều tích cực. Song song những mặt tích cực thì ngành cũng còn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: Quỹ đất có hạn, ruộng đất bình quân đầu người thâp, đầu tư ít, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có vùng sản xuất chuyên canh lớn, diễn biến thời tiết càng phức tạp và có chiều hướng bất lợi cho nông dân, sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ hoặc tiêu thụ với giá thành thấp không ổn định, nhưng trong giai đoạn 2010 – 2012 ngành nông nghiệp vẫn đạt được mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 512 tỷ đồng, năm 2011 đạt 515 tỷ đồng, năm 2012 đạt 512 tỷ đồng, giá trị 1 ha canh tác từ 73 triệu đồng năm 2010 lên 79 triệu đồng năm 2011 và tăng lên 86 triệu đồng năm 2012.

* Về trồng trọt

Huyện Quế Võ đã đưa các loại giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, mạnh dạn phát triển hàng hóa có giá trị kinh tế cac như tám xoan, nếp.... Do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh nên năng suất một số loại cây trồng được tăng lên, năng suất lúa tăng từ 62,5 tạ/ha năm 2010 lên 64,5 tạ/ha vào năm 2011 và 67,5 tạ/ha vào năm 2012. Sản lượng lương thực tăng từ 92,030 tấn năm 2010 lên 93,125 tấn vào năm 2011 và tiếp tục tăng lên 93,168 tấn vào năm 2012, lương thực bình quân đầu năm tăng từ 635 kg/người/năm lên 645 kg/người/năm. Diện tích reo trồng luôn đảm bảo đạt kế hoạch hàng năm, cơ cấu mùa vụ được bố trí hợp lý.

* Về chăn nuôi

Trong những năm qua ngành chăn nuôi của huyện phát triển mạnh cả về số lượng và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi từ 147,38 tỷ đồng năm 2010 lên 167,77 tỷ đồng. Bước đầu chuyển sang chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp, đàn trâu, bò tuy giảm từ 18,025 con năm 2010 xuống 17,815 con vào năm 2012, nhưng vẫn đem lại lợi nhuận khá lớn cho người dân, tỷ lệ nạc hòa đàn lợn đạt 39%, tổng đàn gia cầm tăng từ 525,450 con năm 2010 lên 532,000 con năm 2011 và 540.000 con năm 2012

* Lâm nghiệp

Toàn huyện trồng được 82.000 cây phân tán ( chủ yếu là: keo, bằng lăng, phượng, xà cừ, bạnh đàn, tre và cây ăn quả). Triển khai kế hoạch trồng rừng mới tập trung tại thôn Từ Phong ( Cách Bi), thôn Hữu Bằng ( Ngọc Xá), thôn Châu Cầu ( Châu Phong) theo chương trình dự án 661, kế hoạch trồng 23 ha rừng tại xã Châu Phong, Ngọc Xá.

* Thủy sản

Hoạt động thủy sản tiếp tục phát triển, giá trị nuôi trồng và khai thác thủy sản tăng từ 38,2 tỷ đồng năm 2010 lên 43,5 tỷ đồng 2012. Mô hình kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về quy mô diện tích và qui mô vồn đầu tư, hiện toàn huyện có 163 trang trại, với tổng số vốn đầu tư đạt 21,3 tỷ đồng, doanh thu bình quân một trang trại đạt 300 triệu đồng/ năm.

Sự phát triển ổn định của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ.

4.1.2.2. Điều kiện xã hội

* Về giáo dục – đào tạo

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện đã đạt được những bước chuyển biến cơ bản, mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, các chương trình đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục các bậc học, cấp học năng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Mạng lưới trường lớp phát triển mạnh, chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ, cơ sở vật chất trường học tiếp tục được cải thiện, đội ngũ giáo viên ổn định và từng bước nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, hệ thống giáo dục tiếp tục được mở rộng theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp

* Về y tế

Toàn huyện có 01 bệnh viện Đa khoa huyện 21 trạm y tế xã, thị trấn, 01 phòng khám Đa khoa và 13 cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân với 203 các bộ công tác trong ngành y tế trong đó 32 người có trình độ đại học và trên đại học chiếm 15,76% tổng số cán bộ y tế của huyện. 100% các trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ, cơ sở hạ tầng được xây dựng kiên cố, được đầu tư trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ, đáp ứng tốt công việc khám và chữa các bệnh nhân dân. Bệnh viện đa khoa huyện đã thực hiện 10 chuẩn Quốc gia y tế, duy trì

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy eunsung electronic vina (Trang 28 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w