CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.3. Định hướng phát triển du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn
3.3.1. Cơ sở đưa ra định hướng
3.3.1.1. Bối cảnh chung ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn
- Du lịch thế giới đang có điều kiện phát triển mạnh mẽ, dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi cơ bản: Nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động. Trong bối cảnh đó, dòng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển; dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam đƣợc đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện.
- Châu Âu và Châu Mỹ là những khu vực nhận khách lớn nhất, song thị phần đang có xu hướng giảm dần: Trong quá trình phát triển, du lịch thế giới đã hình thành các khu vực với các thị phần khách du lịch quốc tế khác nhau. Năm 2000, Châu Âu là khu vực đứng đầu với 56,8% thị phần khách du lịch quốc tế; đứng thứ 2 là Châu Mỹ với 18,7%;
tiếp đến là Châu Á - Thái Bình Dương 16,7%... Tuy nhiên thị phần của Châu Âu, Châu Mỹ có xu hướng giảm dần. Năm 2011, thị phần khách du lịch quốc tế của Châu Âu giảm xuống còn 51,2%; Châu Mỹ 15,9% và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tăng lên 22,1%.
- HĐDL có xu hướng chuyển dịch nhanh sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21: Trong giai đoạn 1975 - 1999, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tăng đáng kể thị phần của mình trong tổng thu nhập du lịch toàn cầu (tăng 13,5%), trong khi đó Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông giảm tương ứng là 4,3%; 1,1% và 0,2%. Đến năm 2011 thị phần thu nhập du lịch của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tăng lên đến 28,1%. Dự báo đến 2020 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm 27,34% khách du lịch quốc tế toàn cầu.
- Du lịch các nước Đông Nam Á giữ vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp hội Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEANTA) không ngừng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Song song với sự ra đời của ASEANTA là sự ra đời của các chính sách về hợp tác trong PTDL giữa các nước thành viên. Đây là một lợi thế quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến khu vực.
- Việt Nam đã tham gia liên kết các tổ chức và Hiệp ước khu vực và thế giới: Cho đến nay (12/2015), Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng
Nam và các doanh nghiệp Việt Nam đã có dự án đầu tƣ ở trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam không chỉ hội nhập với bên ngoài trên lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự mà cả trên lĩnh vực du lịch…
b. Bối cảnh phát triển du lịch trong nước
Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước” và đã quan tâm đầu tƣ và ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu tƣ cũng nhƣ khách du lịch đến Việt Nam đƣợc thuận lợi.
Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, hòa bình, an ninh đảm bảo, đồng thời Việt Nam là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới và đƣợc hấp dẫn bởi các nguồn tiềm năng TNDL đa dạng và phong phú (có nhiều di sản thế giới), con người Việt Nam luôn mến khách... Đây là những điều kiện đặc biệt quan trọng để du lịch phát triển.
Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, KTXH. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á - Khu vực phát triển năng động, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thông rộng với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường bộ và đường hàng không. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và PTDL quốc tế.
Ngành Du lịch Việt Nam đang từng bước xây dựng các SPDL đặc thù, có chất lượng cao, có đủ khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, tăng khả năng thu hút khách.
c. Bối cảnh phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi có vị trí du lịch quan trọng và hệ thống TNDL tương đối phong phú, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó môi trường PTDL thuận lợi trong đó đặc biệt là việc Chính phủ tập trung đầu tƣ nâng cấp hệ thống CSHT nhƣ cảng biển Lý Sơn, đường cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng…
3.3.1.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của huyện đảo Lý Sơn trong phát triển du lịch theo hướng bền vững
Sử dụng công cụ SWOT để đánh giá khả năng cạnh tranh của du lịch huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững, đồng thời là chỉ ra những nhân tố chủ yếu của phát triển DLBV, làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển DLBV cho huyện đảo Lý Sơn được nêu trong Bảng 3.50.
Bảng 3.50. Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
Phân tích SWOT
O1: Xu hướng du lịch biển đảo tăng
O2: Sự bất ổn chính trị của các đảo, quốc gia trong khu vực.
O3: Nhiều nhà đầu tƣ đến đảo Lý Sơn
O4: Nhiều cơ hội hợp tác phát triển du lịch với bên ngoài.
O5: Cơ hội áp dụng công nghệ mới trong PTDL.
T1: Các HĐDL và Marketing của các đảo trong khu vực đã phát triển.
T2: Đầu tư nước ngoài vào Lý Sơn có xu hướng phát triển, tuy nhiên cần cẩn trọng trong công tác thẩm định và chọn lọc các dự án.
T3: Thị trường tiêu thụ ngày càng khó tính, yêu cầu về chất lƣợng.
T4: Tiêu chuẩn áp dụng trong du lịch thế giới ngày càng cao.
Mạnh (Strenghts)
S1: Hòn đảo đẹp có giá trị cao S2: Tài nguyên tự nhiên và văn hóa phong phú, đa dạng, còn nhiều tiềm năng phát triển
S3: Khí hậu khá thuận lợi cho thu hút khách du lịch
S4: Có nhiều sản phẩm nổi tiếng, đặc trƣng.
S5: Nguồn lao động địa phương dồi dào.
S6: Chính trị ổn định và chính sách ƣu đãi đầu tƣ đặc biệt S7: Doanh nghiệp tại chổ am hiểu địa phương.
S8: Căn cứ ANQP quốc gia
Chiến lƣợc kết hợp Mạnh + Cơ hội:
S1,2,3O1,2: Đa dạng hóa các SPDL tự nhiên
S2,4O1,2: Đa dạng hóa các SPDL nhân văn
S1,2,3,4O1,2,3,4: Đa dạng hóa các SPDL tự nhiên và nhân văn S1,2,4,6O1,2,3: Đa dạng hóa các hoạt động marketing địa phương
S4,O1: Phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống của đảo S1,4,6O1,2,4: Xây dựng các tour liên kết với các đảo và điểm đến khác trong khu vực
S2,4O1,4,5: Liên kết du lịch với các hoạt động nông – lâm - ngƣ nghiệp
Chiến lƣợc kết hợp Mạnh + Thách thức:
S2T2: Tôn tạo và quản lý các DTLSVH
S4,7,8T1: Liên kết các thành phần kinh tế trong các hoạt động kinh doanh và quảng bá du lịch
S4,6,T2: Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương vừa và nhỏ S1,8T2: Tìm kiếm các mô hình hợp tác hiệu quả với quân đội trên đảo đảm bảo giữ vững ANQ và PTDL.
S5,7T1,2: Phát huy nhân lực địa phương, các SPDL đặc thù và quản lý du lịch hiệu quả S6,T3,4: Tranh thủ chính sách ƣu đãi của Chính phủ để nâng cao chất lƣợng SPDL.
Yếu (Weaknesses):
W1: Khách du lịch hạn chế đến Lý Sơn vào mùa mƣa bão
W2: Lịch sử văn hóa địa phương chƣa đƣợc duy tu và giới thiệu rộng rãi
W3: CSHT chƣa phát triển
W4: Các phương tiện vận chuyển còn mỏng, chất lƣợng còn kém W5: Chất lƣợng nguồn lao động còn yếu
W6: Hệ thống chỉ dẫn thông tin du lịch kém.
: Marketing địa phương mờ
Chiến lƣợc kết hợp Yếu + Cơ hội:
W1,15O1: Xây dựng khu bảo tồn biển.
W3,10O3,4,5: Thu hút đầu tư nước ngoài và các dự án cải tạo và xây dựng mới CSHT và giao thông.
W2O1: Bảo tồn và trùng tu các di tích văn hóa, lễ hội truyền thống (1)
W1,2O1: Xây dựng SPDL độc đáo tận dụng ƣu thế tài nguyên, lễ hội, ẩm thực (2)
Chiến lƣợc kết hợp Yếu + Thách thức:
W1T1: Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho mùa thấp điểm.
W2,13T3: Xã hội hóa quản lý các điểm DTLSVH tại địa phương
W6,7T1: Xây dựng các trung tâm thông tin và giới thiệu du lịch
S13,14T3,4: Phát triển các LHDL gắn với bảo vệ môi trường
:Tăng cường
W8: Các doanh nghiệp địa phương nhỏ, còn yếu.
W9: Các nghề truyền thống đang có nguy cơ giảm dần.
W10: Thực hiện chính sách đầu tƣ và quy trình thủ tục chƣa nhất quán.
W11: Thiếu liên kết giữa các bên liên quan trong HĐDL
W12: Kênh thông tin chung để quảng bá và đầu tƣ du lịch chƣa hiệu quả
W13: Người dân địa phương HĐDL một cách tự phát
W14: Nhiều HĐDL và sản xuất gây tổn hại đến HST và môi trường
W15: Tài nguyên rừng bị thu hẹp do khai thác du lịch và sản xuất chƣa hợp lý
W16: Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp.
trùng tu các DTLSVH, lễ hội truyền thống để thu hút khách trong các tour du lịch khám phá tìm hiểu lịch sử, văn hóa biển đảo Lý Sơn.
W2,6,7O1: Xây dựng thương hiệu cho du lịch Lý Sơn.
W9,13,14O1,3,5: Chọn lọc và thiết các HĐDL quan tâm đến bảo vệ môi trường.
W6,7,10,11,12O1,2: Xây dựng hệ thống quản lý đồng bộ các hoạt động kinh doanh du lịch.
W8,9,11,13O3,4,5: Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương PTDL.
W6,13,14O1,2: Thiết lập kênh thông tin chung về đầu tƣ và PTDL Lý Sơn.
W8,10,11O3,4: Xã hội hóa nguồn lực trong PTDL.
năng lực quản lý địa phương.
W8,9,11,13T2,4: Ƣu tiên, khuyến khích doanh nghiệp địa phương PTDL.
W6,7,8,12T1,2,4: Thiết kế và đầu tƣ xây dựng trang Web giới thiệu và quảng bá chung.
W13,14,16T1,3,4: Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về bảo vệ các nguồn TNDL.
W3,11T3,4: Sử dụng có chọn lọc khoa học công nghệ vào đầu tƣ CSHT.
W8,9T1,2: Đầu tƣ phát triển các ngành nghề truyền thống, đặc thù.
3.3.1.3. Cơ sở pháp lý phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững
Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020” đã đưa ra định hướng PTDL Lý Sơn như: PTDL, khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ kết hợp với nhiệm vụ bảo vệ ANQP [Thủ tướng Chính phủ, 2008].
Trong “Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020” đƣa ra một số định hướng PTDL Lý Sơn như: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng CSHT phục vụ du lịch, hình thành một số KDL trọng điểm trên đảo. Xây dựng khu bảo tồn biển đảo Lý Sơn nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thủy sinh của khu vực, kết hợp PTDL. Ưu tiên đầu tư trang bị các đội tàu cao tốc cho tuyến vận tải đảo - đất liền, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho nhân dân [Thủ tướng Chính phủ, 2010b].
Trong “Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” xác định đảo Lý Sơn là 1 trong 41 điểm du lịch quốc gia của Việt Nam [Thủ tướng Chính phủ, 2013].
Trong “Quy hoạch tổng thể PTDL vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” xác định Lý Sơn là một trong những TNDL giá trị của Vùng, là 1 trong 7 điểm du lịch quốc gia của Vùng và được định hướng phát triển thành 1 trong 4
trung tâm du lịch đảo của Vùng (cùng với Cù Lao Chàm, Hoàng Sa và Trường Sa) kết hợp PTDL với quốc phòng, bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia.
Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”, đã đưa ra một số định hướng PTDL Lý Sơn như: Quy hoạch phát triển huyện đảo Lý Sơn thành đảo du lịch xanh sạch đẹp kết hợp với khai thác hải sản. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng trên đảo với việc xây dựng trạm cảnh báo cứu hộ thiên tai, vũng neo đậu tàu thuyền, sân bay quân sự hoàn thành nhiệm vụ ANQP [UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2010, 2014].
Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh đến năm 2020” xác định phát triển dịch vụ, du lịch là khâu đột phá kinh tế quan trọng đứng thứ hai sau thủy sản [UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2012].
Trong “PTDL
biển đảo Lý Sơn trở thành tâm điểm của du lịch tỉnh Quảng Ngãi, theo hướng DLCĐ, phát huy tiềm năng lợi thế về PTDL biển, các danh thắng thiên nhiên, DTLSVH nhất là các di tích về Hải đội Hoàng Sa và các lễ hội như lễ đua thuyền tứ linh, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa làm hạt nhân. Phấn đấu đến năm 2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng trong tổng sản phẩm của huyện và đến năm 2025, Lý Sơn là huyện đảo xanh, sạch, đẹp; một điểm du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước”.
ạch này, đã đƣa ra mộ PTDL, ến năm 2025 đón 150.000 lƣợt khách, trong đó khách quốc tế đạt 3.000 lƣợt khách; t
ạt 193,45 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 435,65 tỷ đồng; t trọng của du lịch trong cơ cấu kinh tế
10,67%;
ồng và đến năm 2025 có 860 buồng; nhu cầu vốn đầu tƣ giai đoạn 2016 - 2020: 500 tỷ đồng và giai đoạn 2021 – 2025 là 700 tỷ đồng;