Đề xuất giải pháp khả thi cho phát triển du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 147 - 163)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.3. Định hướng phát triển du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn

3.3.3. Đề xuất giải pháp khả thi cho phát triển du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn

a. Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch

Xác định một số SPDL đặc trưng của huyện đảo Lý Sơn, từng bước chuyên môn hóa các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch. Với những lợi thế của mình, Lý Sơn tập trung vào xây dựng một số SPDL trọng tâm gắn với tiềm năng du lịch biển, trong đó chú trọng các LHDL nhƣ du lịch nghỉ dƣỡng trên bờ biển, các HĐDL khám phá trải nghiệm biển đảo, DLCĐ…Tạo ra SPDL mới, hấp dẫn đặc trƣng, đã đƣợc xác định với các LHDL, bảo tồn thiên nhiên, các DTLSVH, du lịch giải trí như: du thuyền, lướt ván. Thành lập đội câu cá, câu mực ven đảo: Hướng dẫn khách du lịch câu cá, câu mực giải trí nhằm kéo dài thời gian lưu lại của du khách. Bên cạnh đó, cần quy hoạch vùng trồng hành, tỏi quanh năm phục vụ cho khách du lịch cùng tham gia từ khâu cải tạo đất, trồng trọt, chăm sóc đến khâu thu hoạch…Tập trung xây dựng và phát triển bộ SPDL đƣợc xem là thế mạnh và đặc sắc của huyện đảo Lý Sơn nhƣ: (i) Lặn biển ngắm san hô; (ii) Khám phá, trải nghiệm

“Vương quốc tỏi”; (iii) Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển đảo gắn liền với chủ quyền quốc gia. Kết quả thử nghiệm ba bộ SPDL cho thấy mức độ hài lòng của khách du lịch khi tham gia là rất cao (chiếm tỷ lệ trên 70%) với nhiều hoạt động đƣợc nhiều khách yêu thích và mong muốn đƣợc tiếp tục tiếp nhận thông tin về SPDL này (Phụ lục 3).

Việc phát triển các SPDL biển đảo Lý Sơn thích hợp có thể bằng cách nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũ, tạo các sản phẩm bổ trợ thích hợp hoặc đa dạng hóa SPDL, vì vậy cần tập trung vào các bước sau: (i) Kiểm kê, đánh giá mức độ khai thác TNDL hiện tại trên toàn huyện đảo; (ii) Xác định ngƣỡng khai thác hợp lý cho từng loại TNDL; (iii) Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu và tiềm năng cần hướng đến; (iv) Tìm hiểu thị hiếu, tâm lý của khách du lịch và dự báo số lƣợng khách đến du lịch; (vi) Tuyên truyền quảng bá du lịch có trách nhiệm; (vii) Điều tiết hợp lý nguồn thu và đánh giá hiệu quả kinh doanh du lịch, một mô hình kinh doanh và khai thác SPDL cần đƣợc thiết lập để giải quyết các vấn đề này.

b. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch

Thường xuyên hiện diện ở các hội chợ, hội nghị, hội thảo về du lịch. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi và Phòng VHTT huyện đảo Lý Sơn cần có kế hoạch cụ thể cho việc tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch trong nước và quốc tế định kỳ hàng năm để vừa học tập kinh nghiệm vừa quảng bá thế mạnh du lịch biển đảo của Lý Sơn. Liên kết cùng một số doanh nghiệp du lịch trong khu vực miền Trung và trong cả nước để cùng xúc tiến, quảng quá hình ảnh SPDL biển đảo Lý Sơn.

Thường xuyên xây dựng các ấn phẩm về du lịch như cẩm nang du lịch, bưu ảnh, tập gấp và bản đồ du lịch cung cấp miễn phí cho khách du lịch; xây dựng phim quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức, bản tin xúc tiến du lịch. Đặc biệt là tăng cường các pano về hình ảnh các điểm tham quan, các di tích lịch sử, các lễ hội của huyện đảo Lý Sơn đặt ở các tuyến đường chính, nhà ga, bến xe, các cửa ngõ ra vào thành phố và tỉnh Quảng Ngãi.

Tại phòng chờ của cảng Sa Kỳ nên chiếu các đoạn phim quảng bá hình ảnh điểm đến Lý Sơn thay vì chiếu quảng cáo các sản phẩm hay phim và ca nhạc nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ các tài liệu quảng cáo, xúc tiến du lịch trong khâu lưu thông đến tay người sử dụng, đặt biệt là giá cả, đảm bảo sự tin cậy đối với khách du lịch. Tránh trường hợp, trong thời gian gần đây một số cơ sở lưu trú ở huyện đảo Lý Sơn niêm yết gia phòng trên Internet để đặt phòng thì thấp nhƣng thực tế khi khách du lịch nhận phòng ở thì cao hơn nhiều. Điều này gây bức xúc cho nhiều khách du lịch khi đến Lý Sơn.

Trong hình thức tuyên truyền, quảng bá du lịch, bên cạnh giới thiệu sản phẩm, hình ảnh điểm đến du lịch, cần quan tâm giới thiệu, cung cấp thông tin chỉ dẫn cần thiết cho du khách về thái độ ứng xử đối với cộng đồng địa phương, với truyền thống văn hóa biển đảo Lý Sơn, với cảnh quan môi trường, những việc không được làm và được làm; những nội quy, quy định tại điểm đến du lịch; những phong tục tập quán của người dân bản địa…nhằm mục đích tạo được sự gần gũi, hòa nhập, tránh sự xung đột, tăng cường sự hiểu biết, gắn kết giữa du khách với thiên nhiên và cộng đồng địa phương.

Tập trung hướng hình ảnh du lịch của Lý Sơn và Quảng Ngãi ra quốc tế, khai thác quảng cáo online, nâng cấp Website http://dulichdaolyson.vn bao gồm cả Tiếng Việt và

lịch Việt Nam và một số Website du lịch nổi tiếng trên thế giới. Ngoài ra có thể mua vị trí đặt banner của ngành du lịch Lý Sơn tại một số trang báo điện tử có nhiều người truy cập, đặt biệt là các trang báo quốc tế. Trên Website http://dulichdaolyson.vn cần thông tin kịp thời các tin tức mới có liên quan đến sự PTDL của huyện đảo. Từng bước tạo nên hình ảnh huyện đảo văn minh từ cách ứng xử của cán bộ, công chức, người dân trên đảo như cách mà một số địa phương khác đã rất công phu trải qua nhiều năm bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền đã thực hiện đƣợc và rất thành công, điển hình là ở Cù Lao Chàm, Hội An.

c. Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch huyện đảo Lý Sơn

Hiện nay có rất nhiều đảo ở Việt Nam đƣợc đầu tƣ ở quy mô lớn đó là các đảo trong vịnh Hạ Long, các đảo trong vịnh Bái Tử Long, đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ, đảo Cù Lao Chàm, đảo Hòn Tre, đảo Phú Quý, Côn Đảo, đảo Phú Quốc…Do vậy, nếu xét về khía cạnh bãi biển, Lý Sơn có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh phong cảnh thiên nhiên đẹp, các lễ hội truyền thống và các giá trị văn hóa biển đảo gắn với chủ quyền quốc gia, Lý Sơn ít nhiều có thế mạnh. Vì vậy, có thể đề xuất thương hiệu điểm đến du lịch huyện đảo Lý Sơn nhƣ sau:

- Tên điểm đến: Lý Sơn là một thương hiệu đã được đầu tư từ trước và đã ghi dấu ấn đối với khách du lịch về hình ảnh của mình, do vậy ở đây không đặt vấn đề xây dựng lại tên điểm đến để xây dựng lại thương hiệu. Thống nhất sử dụng tên điểm đến là Lý Sơn.

- Biểu tượng của điểm đến: Biểu tượng của điểm đến hỗ trợ nhận diện thương hiệu với chất lượng sản phẩm cũng như phản ánh những thuộc tính của thương hiệu. Đối với một điểm đến, một biểu tƣợng miêu tả cho những hình tƣợng (ví dụ tháp Eiffel của Pháp, Kim Tự Tháp ở Ai Cập, Vạn Lý Tường Thành của Trung Quốc…) hoặc sử dụng logo (nhƣ kangaroo ở Úc). Nhƣ vậy, có thể sử dụng cổng Tò Vò đá hay tƣợng Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải nhƣ là những thuộc tính nổi bật để xây dựng biểu tƣợng cho Lý Sơn.

- Slogan (khẩu hiệu) của điểm đến: Khẩu hiệu điểm đến là bài toán khó hiện nay, không chỉ tầm cấp tỉnh, thành phố mà trên phạm vi cả nước và quốc tế, đặc biệt là càng khó đối với cấp huyện. Xoay quanh câu chuyện về một Lý Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp và đa dạng, sự an toàn và thân thiện của điểm đến, có thể đề xuất một vài khẩu hiệu

xuất 2: Lý Sơn - Đảo xanh huyền thoại; (iii) Đề xuất 3: Lý Sơn - Đảo của những ngọn núi lửa; (iv) Đề xuất 4: Lý Sơn - Vương quốc tỏi; (v) Đề xuất 5: Lý Sơn - Đảo của những cuộc hải trình; (vi) Đề xuất 6: Tỏi Lý Sơn - “Nồng nàng hương vị - Việt”.

d. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động du lịch

Tiến hành đánh giá thực trạng đội ngũ lao động du lịch trên toàn huyện đảo cả về số lƣợng và chất lƣợng và căn cứ yêu cầu phát triển từng giai đoạn để có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động. Chủ động tổ chức các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch, cụ thể là:

- Đối với đội ngũ quản lý và điều hành kinh doanh: Tập trung vào các hình thức đào tạo dài hạn và tham quan nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Đào tạo theo dự án, phối hợp chặt chẽ với các Viện nghiên cứu và trường Đại học để tổ chức các khoá đào tạo với những nội dung có tính thực tiễn và chuyên môn cao.

- Đối với đội ngũ hướng dẫn viên và lao động trực tiếp trong ngành: Tập trung mở các khoá đào tạo nghề khách sạn, lữ hành và ngoại ngữ cho các đối tƣợng này. Hình thức chủ yếu là đào tạo ngắn hạn. Phối hợp chặt chẽ với các trường trung cấp nghiệp vụ và trung tâm dạy nghề để tổ chức các khoá học này với nguồn kinh phí chủ yếu lấy từ kinh phí đào tạo hỗ trợ của nhà nước và một phần từ các đơn vị kinh doanh.

- Đối với các thành phần có liên quan khác và cộng đồng địa phương: Chủ yếu tập trung vào các hoạt động nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan tới các HĐDL như hiểu biết về giá trị của tài nguyên và môi trường, hiểu biết xã hội, những kiến thức pháp luật có liên quan,... Đối với các cộng đồng có khả năng tham gia vào các HĐDL cần đƣợc hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ và tổ chức quản lý kinh doanh du lịch. Công tác này đƣợc tiến hành bởi chính các tổ chức đoàn thể của địa phương, bằng nguồn ngân sách địa phương và có sự giúp đỡ của các tổ chức liên quan bên ngoài.

e. Đầu tư phát triển du lịch

Để hoạt động đầu tƣ vào ngành du lịch đạt hiệu quả lâu dài cần phải đổi mới nhận thức và quan tâm đầu tƣ cho du lịch Lý Sơn, mở rộng hơn nữa khả năng thu hút các nguồn vốn PTDL, chủ động tiến hành lập dự án kêu gọi đầu tƣ của các thành phần kinh tế

vào các khu, điểm du lịch quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao và đầu tƣ phát triển SPDL, hệ thống CSHT phục vụ du lịch, phát triển TNDL.

Đầu tư ngân sách Nhà nước vào việc xây dựng CSHT, tu bổ, tôn tạo công trình DTLSVH, quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực cho công tác du lịch…Phát huy nội lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo vốn đầu tƣ phát triển dịch vụ du lịch, không ngừng nâng cao môi trường đầu tư lĩnh vực này, tạo cơ chế để các thành phần kinh tế, cả kinh tế hộ gia đình, cá nhân tham gia vào đầu tƣ kinh doanh dịch vụ du lịch. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia HĐDL, đồng thời quy hoạch xây dựng các KDL trọng điểm trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch.

3.3.3.2. Nhóm giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững dưới góc độ xã hội a. Gia tăng sự hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng

Cần cung cấp những kiến thức, thông tin về phát triển DLBV cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch cũng như đối với cộng đồng địa phương, đặc biệt là cần đưa ra các tiêu chí cụ thể cho phát triển DLBV nhằm định hướng cho các HĐDL của huyện đảo. Điều này có thể đƣợc thực hiện thông qua các khóa học, các khóa đào tạo và các hội thảo chuyên đề hay tổ chức các tour thực tế để hướng dẫn trực tiếp các cá nhân, tổ chức có liên quan có thể hiểu biết đầy đủ và điều chỉnh hành vi của mình nhằm hướng đến một ngành du lịch PTBV trên huyện đảo Lý Sơn. Bên cạnh đó cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, môi trường và quá trình tham gia của cộng đồng và các HĐDL trên địa bàn. Cần có các chương trình cụ thể để cộng đồng dân cƣ có thể tham gia vào các HĐDL.

b. Tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch

Đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng vào HĐDL nhằm bù đắp những thiệt thòi mà cộng đồng có thể phải chịu đựng trong khi phát triển các dự án du lịch, đồng thời để giảm áp lực tác động của cộng đồng đối với tài nguyên môi trường, tạo cho cộng đồng cơ hội tham gia một cách tích cực vào các HĐDL [Phạm Trung Lương, 2010]. Hướng các ngành nghề sản xuất truyền thống của cộng đồng phục vụ cho HĐDL. Bên cạnh đó, cần khuyến khích cộng đồng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhƣ lễ hội, ca nhạc để

giám sát thực hiện quy hoạch PTDL. Những xung đột nảy sinh trong quá trình hoạt động PTDL cần đƣợc giải quyết một cách công khai với sự tham gia của đại diện cộng đồng địa phương. Tôn trọng và phát huy kiến thức bản địa trong PTDL, trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, coi đây là một phần quan trọng không thể thiếu trong PTDL, góp phần đảm bảo sự phát triển DLBV ở huyện đảo Lý Sơn.

c. Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

Hình 3.8. Mô hình du lịch cộng đồng tại huyện đảo Lý Sơn - Mục tiêu của mô hình DLCĐ:

Mục tiêu kinh tế: Tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống.

Mục tiêu môi trường: Góp phần thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường cho PTDL huyện đảo Lý Sơn. Góp phần khôi phục, bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, tạo ra những SPDL không gây ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu xã hội:

bên liên quan; góp phần khôi phục, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa biển đảo gắn liền với vấn đề chủ quyền quốc gia; tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội, cải thiện CSHT, ổn định sản xuất nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo cho người dân huyện đảo Lý Sơn [Nguyễn Thanh Tưởng và Phạm

- Nguyên tắc thực hiện mô hình DLCĐ: Cộng đồng địa

với ĐKTN, k bản địa.

- Thành phần tham gia thực hiện mô hình:

Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi, UBND và Phòng VHTT huyện đảo Lý Sơn, các

d. Chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ phát triển cộng đồng

Để cộng đồng ý thức đƣợc việc PTDL sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng, việc chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội chung cho cộng đồng…đảm bảo sự công bằng trong phát triển xã hội là hết sức cần thiết. Điều này cho phép có đƣợc sự ủng hộ lâu dài từ phía cộng đồng đối với PTDL, hạn chế đến mức thấp nhất những xung đột giữa HĐDL với cộng đồng. Lợi ích quan trọng và có ý nghĩa lâu dài đối với cộng đồng là thông qua hoạt động PTDL, cộng đồng sẽ có đƣợc công ăn việc làm mới ổn định với thu nhập cao hơn và nhờ đó sẽ hạn chế đƣợc sức ép của cộng đồng đối với tài nguyên, môi trường du lịch, góp phần tích cực vào phát triển DLBV ở huyện đảo Lý Sơn. Thông qua những lợi ích cụ thể mà hoạt động PTDL đem lại, ý thức của mỗi thành viên trong cộng đồng đối với việc ủng hộ du lịch cũng sẽ đƣợc nâng lên, nhờ đó hoạt động PTDL trên huyện đảo Lý Sơn sẽ thuận lợi và bền vững hơn.

3.3.3.3. Nhóm giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững dưới góc độ môi trường a. Tổ chức, quản lý hiệu quả các hoạt động du lịch

- Đối với công tác kiện toàn và đổi mới tổ chức, quản lý: Tăng cường vai trò và năng lực quản lý nhà nước về du lịch của Phòng VHTT và Phòng TNMT huyện đảo Lý Sơn để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên môi trường và PTDL. Phòng VHTT

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 147 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(245 trang)