CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3. Nội dung và mục tiêu dạy học phương trình lượng giác
1.3.1. Nội dung cơ bản chủ đề phương trình lượng giác lớp 11 ở trường THPT
Theo phân phối chương trình Đại số và Giải tích 11 ở THPT:
Chương trình cơ bản: Nội dung chương 1 “Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác” lớp 11 gồm 3 bài ( ), dự kiến được trình bày trong 20 tiết.
Chương trình nâng cao: Nội dung chương 1: “Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác” lớp 11 gồm 3 bài ( ), dự kiến được trình bày trong 20 tiết.
Ta có bảng phân phối chương trình chương “Hàm số lượng giác và
Phương trình lượng giác” như sau:
14
Tên bài học Số tiết
§1. Hàm số lượng giác 5 tiết
§2. Phương trình lượng giác cơ bản 6 tiết
§3. Một số phương trình lượng giác thường gặp 6 tiết
Ôn tập chương 1 2 tiết
Kiểm tra 45 phút chương 1 1 tiết
Tổng số tiết 20 tiết
Bảng 1.1. Phân phối chương trình chương “Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác” lớp 11 cơ bản
Tên bài học Số tiết
§1. Các hàm số lượng giác 6 tiết
§2. Phương trình lượng giác cơ bản 5 tiết
§3. Một số phương trình lượng giác đơn giản 6 tiết
Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 1 2 tiết
Kiểm tra 45 phút chương 1 1 tiết
Tổng số tiết 20 tiết
Bảng 1.2. Phân phối chương trình chương “Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác” lớp 11 nâng cao
Như vậy, trong chương trình nâng cao ngoài tập trung vào giải các phương trình lượng giác còn chú trọng nội dung các hàm số lượng giác. Bởi trong nội dung đó đề cập tới tính chất tuần hoàn liên quan đến phần dao động
điều hòa trong vật lý 10 nâng cao.
15
1.3.2. Mục tiêu dạy học phương trình lượng giác
Tên bài học Mục tiêu
§1. Hàm số lượng giác
Kiến thức:
- Nhớ lại bảng giá trị lượng giác.
- Hàm số ysin ,x y cos ,x ytan ,x
vàycot ,x sự biến thiên, tính tuần hoàn và các tính chất của các hàm số này.
- Tìm hiểu tính chất tuần hoàn của các hàm số lượng giác.
- Đồ thị của các hàm số lượng giác.
Kĩ năng:
- Sau khi học xong bài này, học sinh phải diễn tả được tính tuần hoàn, chu kì tuần hoàn và sự biến thiên của các hàm số lượng giác.
- Biểu diễn được đồ thị của các hàm số lượng giác.
§2. Phương trình lượng giác cơ bản
Kiến thức
- Biết được các phương trình như
sinxm,cosxm, tanxm,cotxm.
- Điều kiện có nghiệm và công thức nghiệm của các phương trình lượng giác trên.
Kĩ năng:
- Giải thành thạo phương trình lượng giác cơ bản.
- Biết sử dụng máy tính để hỗ trợ tìm nghiệm phương trình lượng giác cơ bản.
§3. Một số phương trình lượng giác
Kiến thức:
- Biết được dạng và cách giải phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác, phương trình bậc nhất đối vớisinxvà cosx.
- Biết đưa các phương trình phức tạp về các dạng đã
16
thường gặp biết.
Kĩ năng:
- Giải được phương trình thuộc các dạng nêu trên.
1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học chủ đề phương trình lượng giác lớp 11
Trong tất cả các nội dung của bộ môn toán nói chung chương trình toán THPT nói riêng thì ở mỗi chương, mỗi bài đều có những thuận lợi cũng như khó khăn nhất định và nội dung phương trình lượng giác cũng không ngoại lệ.
Khi dạy học chủ đề phương trình lượng giác thường có thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi:
- Hệ thống công thức cũng như phương pháp giải các phương trình lượng giác cơ bản và một số phương trình lượng giác thường gặp được trình bày chi tiết và rõ ràng trong SGK.
- Nguồn tài liệu đa dạng, phong phú thuận tiện cho công tác giảng dạy.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì khi dạy học nội dung phương trình lượng giác còn gặp một số khó khăn:
- Công thức lượng giác khá nhiều khiến học sinh rất khó để nhớ hết và thường dễ nhầm lẫn.
- Bài tập về phương trình lượng giác đa dạng nhưng chủ yếu là bài tập với lời giải khô khan, phạm vi biến đổi và sử dụng công thức khá rộng học sinh khó định hướng cách giải.
- Thời lượng cho việc rèn luyện bài tập để nhớ công thức theo phân phối chương trình còn hạn chế.
Qua đó, từ những thuận lợi và khó khăn này chúng ta có thể đưa ra phương pháp dạy học hợp lí thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập phù hợp nhằm phát triển năng lực tư duy của học sinh.
17
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày một số vấn đề về cơ sở lý luận của đề tài trong đó đặc biệt tập trung tới các vấn đề sau:
- Các khái niệm năng lực, đưa ra định nghĩa năng lực một cách tổng quát, đặc điểm chung của năng lực và phân loại năng lực.
- Một số vấn đề của tư duy: khái niệm tư duy, đặc điểm của tư duy, quá trình tư duy và đưa ra khái niệm năng lực tư duy.
- Những nội dung cơ bản của năng lực tư duy Toán học: khái niệm, các thao tác tư duy Toán học và các loại hình tư duy Toán học.
- Nội dung cơ bản chủ đề phương trình lượng giác lớp 11 ở trường THPT.
- Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học chủ đề phương trình lượng giác lớp 11.
Với các lí luận trên là cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập về phương trình lượng giác.
18