Chương này mô tả quá trình thực thực nghiệm sư phạm trên cơ sở các biện pháp phát triển năng lực tư duy khi dạy học phương trình lượng giác đã đề xuất ở chương 2. Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở một lớp, sau đó thu thập ý kiến của mỗi học sinh về mức độ hiểu bài và hứng thú với nội dung bài học. Từ đó đánh giá kết quả thu được thông qua phiếu đánh giá của học sinh đối với hai tiết học và đưa ra kết luận thực nghiệm sư phạm.
3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm
Mục đích: Bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi của việc sử dụng các biện pháp “Phát triển năng lực tư duy cho học sinh THPT qua dạy học phương trình lượng giác” vào dạy học Toán nội dung phương trình lượng giác lớp 11 nhằm nâng cao kết quả dạy và học.
Yêu cầu: Bảo đảm tính khách quan của các thực nghiệm, quá trình thực nghiệm diễn ra sát với thực tế, phù hợp với môi trường học tập của học sinh.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Tiến hành tổ chức dạy thực nghiệm 1 tiết bài “Luyện tập giải các phương trình lượng giác thường gặp”. Trong giờ thực nghiệm, các nội dung dạy học được lựa chọn phù hợp, đáp ứng mục tiêu của bài học.
3.3. Tổ chức thực nghiệm
- Địa điểm thực nghiệm: Trường THPT Đông Anh, Hà Nội.
- Đối tượng thực nghiệm: lớp 11A2, sĩ số 45.
- Học lực: Hầu hết học sinh trong lớp xếp loại học lực khá trở lên.
Quy trình thực nghiệm:
- Giáo viên dạy học 1 tiết bài “ Luyện tập giải các phương trình lượng giác thường gặp” theo 2 giáo án khác nhau với nội dung bài tập khác nhau.
Một giáo án thông thường của giáo viên đã chuẩn bị và một giáo án thực nghiệm.
67
- Tiến hành thu thập ý kiến của mỗi học sinh thông qua phiếu đánh giá tiết dạy. Từ đó, xác định được tính hiệu quả của các biện pháp này.
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Cách thức đánh giá: Kết quả thực nghiệm được đánh giá thông qua hình thức bỏ phiếu nhận xét đối với hai tiết dạy.
Kết quả: Đa số học sinh có nhận xét như sau:
Ưu điểm:
- Tiết học thực nghiệm sôi nổi, nhiều hoạt động thú vị.
- Bài tập trong giờ học thực nghiệm đa dạng, phù hợp với năng lực của học sinh.
- Học sinh được phát triển khả năng tư duy của mình thông qua việc sáng tạo các bài toán mới.
- Tự rút ra những sai lầm thường gặp thông qua những bài toán tìm lỗi sai.
Nhược điểm: Một số học sinh chưa quen với phương pháp học tập mới.
Qua kết quả khảo sát và quá trình dạy thực nghiệm thu được một số kết quả sau:
Về nội dung: Nội dung thực nghiệm góp phần phát triển năng lực tư duy của học sinh trong dạy học nội dung phương trình lượng giác.
Về phương pháp: Đã áp dụng một số phương pháp phát triển năng lực lực tư duy cho học sinh: Thứ nhất, rèn luyện một số thao tác hoạt động trí tuệ:
Phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, tổng quát hóa,…Thứ hai, phát triển một số loại hình tư duy Toán học: Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
Khả năng tiếp thu của học sinh: Đa số các học sinh tiếp thu tốt, hứng thú với nội dung bài học trong tiết học thực nghiệm.
Nhận xét quá trình thực nghiệm:
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã giành thời gian nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, tìm hiểu tình hình của lớp thực nghiệm để lực chọn các nội dung và phương pháp dạy học phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
68
Mặc dù, thời gian thực nghiệm chưa nhiều, nhưng từ kết quả thực nghiệm thu được bước đầu cho thấy tính khả thi của đề tài. Ở lớp thực nghiệm, học sinh đã có sự thay đổi tích cực về năng lực tư duy Toán học từ đó thúc đẩy hứng thú học tập đối với nội dung phương trình lượng giác nói
riêng và chương trình môn Toán nói chung.
69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp 11A 2 của trường THPT Đông Anh, Hà Nội nhằm đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện phát triển năng lực tư duy cho học sinh THPT khi dạy học nội dung phương trình lượng giác lớp 11.
Vì thời gian có hạn nên quá trình thực nghiệm bước đầu cho thấy rằng:
- Các biện pháp phù hợp với học sinh, phù hợp với yêu cầu giáo dục.
- Học sinh được hình thành và phát triển các một số thao tác hoạt động trí tuệ: Phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, tổng quát hóa,…và phát triển một số loại hình tư duy Toán học: Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
Tóm lại, kết quả thực nghiệm sư phạm đã phần nào kiểm nghiệm được
tính khả thi và hiệu quả của đề tài.