CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.2 NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT, TỐC ĐỘ PHÁT SINH CTR
1.2.6 Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR đô thị
Thu gom CTR là quá trình thu nhặt CTR sinh hoạt thải từ các hộ dân, các công sở, các khu công cộng hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên các phương tiện vận chuyển và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển. Thông thường, dịch vụ thu gom CTR sinh hoạt có thể chia ra thành các dịch vụ “thu gom sơ cấp” và “thu gom thứ cấp”.
a. Hệ thống thu gom sơ cấp a.1 Thu gom sơ cấp:
Là thu gom từ nơi phát sinh đến thiết bị gom rác của thành phố, đô thị… Giai đoạn này có sự tham gia của người dân và có sự ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu gom. Hệ thống thu gom này chủ yếu là bằng thủ công, bao gồm thu gom rác đường phố và thu gom rác từ các hộ dân cư.
Trong thu gom sơ cấp có thể có sự phân loại rác tại nguồn (rác thải được phân cho vào các thùng chứa khác nhau) hoặc không có sự phân loại đầu nguồn thông thường rác thải được đổ chung vào trong một đống.
Khi phân loại rác thải thường phân ra các loại cơ bản sau: Rác kim loại, giấy, thủy tinh, rác thải vườn và các loại khác.
Lợi ích của phân loại tại nguồn: Thuận lợi cho công tác phân loại sau cùng và đẩy mạnh tái chế chất thải, giảm lượng chất thải, giảm khối lượng chất thải phải chuyển đến các bải và nâng cao chất lượng của sản phẩm được tái chế. Tuy nhiên thu gom có phân loại tại nguồn tốn kém hơn.
Thu gom không có phân loại tại nguồn: Nhược điểm của phương thức thu gom này là rác thải trộn lẫn vào nhau việc phân loại sau này chất thải rất tốn kém chất lượng tái chế của chất thải bị giảm sút.
a.2 Thu gom đối với nhà cao tầng:
Thường được thu gom bằng ống đứng, các ống đứng thường được xây dựng hình tròn hoặc hình chữ nhật, đường kính các ống thu gom thường 300 - 900mm (trung bình 500 - 600mm).
Yêu cầu thiết bị thùng đựng rác thu gom sơ cấp:
a.3 Ở mỗi hộ gia đình:
- Thùng đựng phải kín, không chảy nước để tránh nước rác chảy ra, ruồi nhặng,..
- Có thể dùng màu sắc để phân loại cho các thùng đựng các loại rác khác nhau.
Thùng có thể có quy định các màu như xanh (chứa chất thải có thể tái chế), vàng (chứa các loại giấy), đen (các chất thải còn lại).
a.4 Thùng rác công cộng:
- Thùng làm bằng vật liệu bền, các chất liệu không thể tái chế được để tránh mất cắp.
- Phải cố định thùng ở một vị trí nhất định thuận tiện để đổ rác vào thùng và xe đến chuyển đi, vị trí dễ nhìn thấy.
- Chọn thùng rác phù hợp với đặc điểm địa hình từng vùng.
- Chế tạo những thùng rác không hấp dẫn những người lấy trộm.
- Những thùng rác này không ngăn cản những người thu nhặt rác.
Ngoài ra thùng chứa rác còn phải đảm bảo một số điều kiện sau:
+ Chống sự xâm nhập của côn trùng, súc vật.
+ Bền chắc không bị hư hỏng do thời tiết + Dễ cọ rửa, vệ sinh.
(Nguồn: hanhtinhxanh.com.vn) Hình 1.2 Thùng rác đƣợc sử dụng hiện nay
Hiệu quả thu gom ảnh hưởng đến quá trình thu gom chung của đô thị (đối với các cơ quan nhà máy nên đặt thùng có dung tích khoảng 6m3).
b. Hệ thống thu gom thứ cấp
Thuật ngữ thu gom thứ cấp (hay còn gọi là thu gom tập trung) bao hàm không chỉ việc gom nhặt CTR từ những nguồn khác nhau mà còn cả việc chuyên chở các chất thải đó tới địa điểm xử lý.Việc dỡ đổ các xe rác cũng được coi là một phần của hoạt động thu gom thứ cấp.
Từ những xe gom rác nhỏ thu gom ở các khu dân cư (hay các đường) đổ vào các xe to (hoặc có thể có các bải trung chuyển) và được chuyển đến bãi chôn lấp hoặc tái chế.
Cách thức vận chuyển có thể là rác thải được tập trung đổ vào các thùng container sau đó được xe cẩu chuyên dùng đến cẩu thùng có chứa đầy rác đi và thay vào đó bằng một thùng trống, hoặc là người ta xây dựng các bải hoặc hố trung chuyển, rác được tập vào đấy sau đó xe cuốn ép đến rác được đổ lên xe và chở đi, hoặc các xe rác đẩy tay của nhưng công nhân sau khi thu gom rác ở các khu dân cư, đường phố sẽ chuyển đến tập trung tại một điểm sau đó xe cuốn ép đến và rác được chuyển lên xe.
Các loại hệ thống thu gom thứ cấp gồm 2 dạng: hệ thống thùng chứa di động và hệ thống thùng chứa cố định.