Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã đồng xoài tỉnh bình phước (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI

2.1.7 Điều kiện kinh tế

Thị xã Đồng Xoài trực thuộc tỉnh Bình Phước nên chịu sự chi phối và phát triên chung về kinh tế của thị xã nói riêng và của tỉnh Bình Phước nói chung.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội vào các năm (2011, 2012, 2013, 2014, 2015) thì cơ cấu kinh tế thị xã Đồng Xoài đã dịch chuyển đúng theo mục tiêu đề ra như: tăng nhanh tỷ trọng thương mại – dịch vụ và Công nghiệp xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Như trình bày trong hình 2.2

(Nguồn: dongxoai.binhphuoc.gov.vn, Tình hình phát triển KT-XH thị xã Đồng Xoài) Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế thị xã qua các năm

52 52.25 52.3 52.4 52.65

38.4 38.9 39 39.2 39.43

9.6 8.85 8.7 8.4 7.92

0 10 20 30 40 50 60

2011 2012 2013 2014 2015

dịch vụ thương mại(%) công nghiệp xây dựng(%) nông nghiệp(%)

(Nguồn: dongxoai.binhphuoc.gov.vn, Tình hình phát triển KT-XH thị xã Đồng Xoài) Hình 2.3 Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người qua các năm

Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên thì thu nhập bình quân đầu người của Thị xã đã tăng đáng kể qua các năm, năm 2015 tăng lên 0,58 lần so với năm 2011 được thể hiên rõ như trên ở hình 2.3

a. Sản xuất nông nghiệp- lâm nghiệp a.1 Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh cây trồng có quy mô lớn.

Các loại cây trồng chủ yếu là cây lương thực như: khoai mì, các cây công nghiệp hàng năm: đậu phộng, mè và các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như: cao su, điều, cà phê … chiếm vị trí quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân

a.2 Lâm nghiệp

Trong những năm qua, thị xã đã tập trung phát triển rừng một cách bền vững đảm bảo lợi ích hài hoà giữa phát triển rừng với môi trường sinh thái, sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của nhân dân trước mắt và lâu dài với mục tiêu phát triển bảo vệ 3 loại rừng: rừng bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

29.85

35.8

42.11

46.28

52.12

0 10 20 30 40 50 60

2011 2012 2013 2014 2015

GDP Bình quân đầu người (triệu đồng/năm)

b. Công nghiệp

Ngành công nghiệp ngày càng phát triển, hình thành các khu sản xuất công nghiệp với quy mô cao. Số lượng lao động trong sản xuất công nghiệp ngày càng tăng.

Hiện nay trên địa bàn thị xã đã hình thành và phát triển các ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến nông lâm sản và đồ uống, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may, da dày, công nghiệp sản xuất phân phối điện nước. Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản và đồ uống đang là ngành công nghiệp chiếm ưu thế do nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Tuy nhiên, song song với phát triển công nghiệp là vấn đề ô nhiễm không khí, nước, tại các khu vực sản xuất.

c. Dịch vụ-Thương mại

Thương mại của thị xã trong thời gian qua có bước phát triển khá, hàng hoá phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng các yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân ngày một tốt hơn. Mạng lưới thương mại được mở rộng.

Hiện nay trên địa bàn thị xã dịch vụ thương mại chỉ tập trung chủ yếu ở phường Tân Bình như chợ Đồng Xoài, Siêu thị coopmart, Trung tâm Thương mại ITC. Và hàng hoá dịch vụ chưa phong phú đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa cao.

Xuât nhập khẩu còn kém, thị trường chưa được mở rộng, mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú đa dạng, chủ yếu là hàng nông sản dưới dạng thô chưa qua chế biến.

d. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật

Nguồn điện: sử dụng nguồn điện hiện hữu có cấp điện áp 220V bố trí dọc theo tuyến đường QL14. Hệ thống thoát nước trên toàn Thị xã dùng chung cho cả nước thải sinh hoạt và nước mưa tại khu vực nội ô có khoảng 15 km, trong đó dọc theo đường Phú Riềng 7 Đỏ 4 km, đường Hùng Vương 1 km, đường Trần Hưng Đạo 1 km, khu trung tâm hành chính tỉnh khoảng 5 km. Giao thông liên lạc: nằm ngay trung tâm tỉnh Bình Phước nên giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như các dịch vụ khác. Các trục giao thông quan trọng: đường Hồ Chí Minh, QL 14, đường ĐT 741… [2]

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã đồng xoài tỉnh bình phước (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)