CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÍA ĐƯỜNG
2.4 CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP MÍA ĐƯỜNG HIỆN
2.4.1 Nhà máy sản xuất đường mía Mauritius- Trung Quốc: [22]
SVTH: Trần Thanh Vạn 34 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà
Hình 2.20 Sơ đồ công nghệ Nhà máy sản xuất đường mía Mauritius- Trung Quốc
Thuyết minh quy trình:
Nước thải từ các nguồn phát sinh được dẫn vào hồ chứa nước thải. Sau đó, nước thải được bơm vào thùng lắng để loại bỏ các cặn lắng.
Tại bể trung hòa: nước thải sẽ được hiệu chỉnh bằng cách: châm định lượng bổ sung Na2CO3 hoặc Urê để đưa pH về mức phù hợp nhất cho vi sinh.
Tại bể UASB: tại đây sẽ xảy ra quá trình lên men kỵ khí với sự có mặt của các chủng vi sinh vật kỵ khí có trong bể, một lượng lớn BOD và Photpho sẽ được hệ vi sinh trong đây xử lý. Phần nước trong sau xử lý sẽ được tiếp tục đưa đi khử trùng và thải ra ngoài.
2.4.2 Nhà máy đường Long Mỹ Phát: [19]
SVTH: Trần Thanh Vạn 35 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà
Hình 2.21 Sơ đồ công nghệ nhà máy đường Long Mỹ Phát
Thuyết minh sơ đồ:
Nước thải từ các nguồn phát sinh được dẫn về bể thu gom nước thải. Bể thu gom có đặt song chắn rác nhằm loại bỏ các cặn rắn và chất hữu cơ có kích thước lớn, như bao nylon, vải vụn… nhằm tránh gây hư hại bơm hoặc tắc nghẽn các công trình phía sau. Ngoài ra, bể gom còn có tác dụng lắng một phần chất rắn trong nước thải.
Kế đến, nước thải chảy sang bể điều hòa, bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm; Do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống thổi khí nhằm xáo trộn nước thải đồng thời cung cấp oxy nhằm giảm một phần BOD.
Sau đó nước được đưa vào bể keo tụ tạo bông tại đây các chất phụ trợ như phèn và polymer sẽ được châm và theo định lượng nhằm tăng khả năng loại bỏ chất rắn lơ lửng. Nước tự chảy sang bể lắng 1 để loại bỏ các cặn lắng và nước được thu qua máng răng cưa để thu nước và chuyển qua bể UASB để xử lý các chất hữu cơ. Sau khi được xử lý ở bể UASB nước đã giảm được một lượng lớn chất rắn hữu cơ, nhưng chưa xử lý hết hoàn toàn, do đó nước được đưa tiếp tục vào bể Aerotank. Nước được thải ra khỏi
SVTH: Trần Thanh Vạn 36 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà
bể aerotank sẽ được đưa vào lắng vi sinh vào khử trùng nhằm tiêu diệt vi sinh gây hại.
Bùn sẽ được thu gom vào bể chứa bùn và được ép để xử lý theo nhu cầu.
Nước đầu ra đảm bảo đạt cột A- QCVN 40:2011/BTNMT.
2.4.3 Hệ thống xử lý nước thải mía đường Trị An: [22]
Hình 2.22 Sơ đồ HTXLNT nhà máy đường Trị An Lắng trọng lực
Bể chứa
Tháp lọc
Bể cân bằng
Bể SBR1 Bể SBR2
Hồ hoàn thiện 1 Lưới lọc rác
Nguồn thải 3;4
Máy ép bùn Bể nén bùn
Sông Đồng Nai Hồ hoàn thiện 2
Hồ hoàn thiện 3 Máy
nén khí
Nguồn thải 2
Nguồn thải 1
NaOH
SVTH: Trần Thanh Vạn 37 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà
Thuyết minh công nghệ.
Nước khử bụi từ hệ thống xử lý khí thải được lắng qua hệ thống lắng trọng lực để loại bỏ các cặn tro có kích thước lớn dễ lắng. Sau khi lắng nước được tập trung vào bể chứa, một phần được tái sử dụng làm nguồn nước khử bụi, phần nước còn lại được bơm qua tháp lọc vào bể điều hòa.
Nước thải nguồn 2 được đưa qua lưới lọc rác để tách rác thô khỏi nước thải, sau đó được dẫn tới bể cân bằng để điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải. Tại bể cân bằng có bố trí hệ thống bơm để bơm nước thải vào 2 bể SBR để xử lý. Sau khi xử lý ở bể SBR xong nước thải được đưa qua hệ thống gồm 3 hồ sinh học. Sau đó nước được thải trực tiếp ra sông Đồng Nai cùng với nguồn thải 3 và nguồn thải 4.
Bùn dư từ bể SBR được bơm lên bể nén bùn. Bùn sau khi nén được mang tới máy ép bùn rồi đem đi xử lý.