CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
6.3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ AN TOÀN KỸ THUẬT
- Ở trạm xử lý nước thải cần 02 cán bộ kỹ thuật để quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải.
- Quản lý về các mặt: kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và các biện pháp tăng hiệu quả xử lý.
- Tất cả các công trình phải có hồ sơ sản xuất. Nếu có những thay đổi về chế độ quản lý công trình thì phải kịp thời bổ sung vào hồ sơ đó.
- Đối với tất cả các công trình phải giữ nguyên không được thay đổi về chế độ công nghệ.
- Tiến hành sữa chữa, đại tu đúng thời hạn theo kế hoạch đã duyệt trước.
- Nhắc nhở những công nhân thường trực ghi đúng sổ sách và kịp thời sữa chữa sai sót.
- Hàng tháng lập báo cáo kỹ thuật về bộ phận kỹ thuật của trạm xử lý nước thải.
- Nghiên cứu chế độ công tác của từng công trình và dây chuyền, đồng thời hoàn chỉnh các công trình và dây chuyền đó.
- Tổ chức cho công nhân học tập kỹ thuật để nâng cao tay nghề và làm cho việc quản lý công trình được tốt hơn, đồng thời cho họ học tập về kỹ thuật an toàn lao động.
6.3.2 Kỹ thuật an toàn:
Công nhân phải trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa chất. Phải an toàn chính xác khi vận hành. Khắc phục nhanh chóng nếu sự cố xảy ra, báo ngay cho bộ phận chuyên trách giải quyết.
6.3.2.1 Các thiết bị điện:
Khi làm việc và tiếp xúc cần thực hiện các biện pháp an toàn điện:
- Đeo găng tay, giày bảo hộ.
- Nối đất các thiết bị.
- Có biển báo nguy hiểm.
- Khi sữa chữa cần có 2 người trở lên và đã được học khóa sơ cấp cứu.
6.3.2.2 Các thiết bị cơ khí - Không tháo tấm bảo vệ
SVTH: Trần Thanh Vạn 143 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà
- Không cho các vật cản vào thiết bị đang hoạt động.
- Khi dừng sữa chữa cần đọc kĩ hướng dẫn.
- Lau sạch kĩ dầu tràn.
- Biết cách sơ cấp cứu.
6.3.2.3 Đối với hóa chất
- Đeo găng tay, giày bảo hộ, áo bảo hộ, mặt nạ phòng độc khi tiếp xúc hóa chất.
- Thường xuyên kiểm tra đường ống, các mối nối để phát hiện rò rỉ hóa chất.
- Làm sạch các hóa chất vương vãi bằng các biện pháp an toàn.
- Biết cách sơ cấp cứu
6.3.2.4 Đối với các bể chứa nước nổi
- Không leo trèo qua hành lang bảo vệ.
- Thực hiện lấy mẫu nước thải theo qui định.
- Biết cách sơ cấp cứu khi ngộp nước.
6.3.2.5 Đối với các bể chứa nước chìm hay bể kín - Tuyệt đối không vào bể chứa khi đậy kín nắp.
- Phải thông thoáng khí khi sữa chữa.
- Cần làm việc ít nhất 2 người khi vận hành các bể kín.
- Biết cách sơ cấp cứu khi ngạt khí.
6.3.3 Bảo trì:
Công tác bảo trì thiết bị, đường ống cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động tốt, không có những sự cố xảy ra. Các công tác bảo trì hệ thống bao gồm:
Hệ thống đường ống:
Thường xuyên kiểm tra các đường ống trong hệ thống xử lý, nếu có rò rỉ hoăc tắc nghẽn cần có biện pháp xử lý kịp thời.
Các thiết bị:
- Máy bơm:
Hàng ngày vận hành máy bơm nên kiểm tra bơm có đẩy nước lên được hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau: nguồn điện, cánh bơm, động cơ. Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm các nguyên nhân để khắc phục sự cố trên. Cần sửa chữa bơm theo từng trường hợp cụ thể.
- Động cơ khuấy trộn:
SVTH: Trần Thanh Vạn 144 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà
Kiểm tra thường xuyên hoạt động của các động cơ khuấy trộn. Định kỳ 6 tháng kiểm tra ổ bi và thay thế dây cua-roa.
- Các thiết bị khác:
Máy thổi khí cần thay nhớt định kỳ 6 tháng 1 lần. Motơ trục quay, các thiết bị liên quan đến xích kéo định kỳ tra dầu mỡ 1 tháng 1 lần. Rulo bánh máy ép bùn định kỳ tra dầu mỡ 1 tháng 1 lần. Toàn bộ hệ thống sẽ được bảo dưỡng sau 1 năm.
SVTH: Trần Thanh Vạn 145 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Em đã hoàn thành thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty cổ phần mía đường Bến Trecông suất xử lý 500m3/ngày.đêm với các thông số:
Thành phần nước thải đầu vào như: BOD5 = 4000mg/l, COD = 5990mg/l, SS = 705mg/l, tổng nito = 16,8 mg/l, tổng photpho = 17,5 mg/l.
Quy trình công nghệ xử lý: Song chắn rác thô Bể thu gom Bể lắng 1 Bể điều hòa Bể trung hòa và pha trộn dung dịch dinh dưỡng Bể UASB Bể trung gian Bể SBR Bể trung gian Bể khử trùng Sông Hàm Luông.
Các công trình đơn vị: SCR (20 thanh); Bể thu gom (D*H = 2,5*3,5m); Bể lắng 1 (D*H = 4*6,1m); Bể điều hòa dạng khuấy (L*B*H = 5*5*5,5m); Bể trung hòa và pha trộn dung dịch dinh dưỡng (2 bể: L*B*H = 2*2*3m; Bể UASB (2 bể, D*H = 4*7,2 m); Bể trung gian (L*B*H = 7*6*5m); Bể SBR (2 bể: B*L*H
= 9*5,6*5,5m); Bể trung gian (L*B*H = 11,5*4*3,5m); Bể khử trùng (V = 10,4 m3); Bể chứa bùn (L*B*H = 3*3*5m); Bể nén bùn (D*H = 4,5*4,5m).
Hiệu suất xử lý của công trình: COD đạt 98,6%; BOD đạt 99%; Tổng P đạt 69%; SS đạt 92,4%.
Nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT theo cột B: BOD5 = 34,6mg/l, COD = 86,5mg/l, SS = 53,6mg/l, tổng nito = 0 mg/l, tổng photpho = 5,4 mg/l.
Chi phí xử lý cho 1m3 nước thải: 5.870 VNĐ.
Các bản vẽ hoàn thành:
Mặt cắt sơ đồ công nghệ;
Mặt bằng trạm xử lý;
Bể trung hòa và pha trộn dung dịch dinh dưỡng;
Bể lắng 1;
Bể UASB;
Bể SBR;
Bể khử trùng.
Kiến nghị:
Các nhà máy công nghiệp nói chung và công ty mía đường nói riêng cần có biện pháp để ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của ô nhiễm nước thải đến môi trường. Có thể hướng đến sản xuất sạch hơn để giảm ô nhiễm một cách tốt nhất. Ngoài ra các công ty đường cần có hệ thống xử lý nước thải và đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả để nước thải sau khi thải ra môi trường đạt chuẩn xả thải cho phép. Hy vọng công nghệ xử lý của hệ thống có thể được triển khai trên thực tế và có thể áp dụng cho 1 số các công ty sản xuất mía đường khác.
SVTH: Trần Thanh Vạn 146 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà