CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm chủ yếu độ đặc hiệu (vì đây là các xét nghiệm xác định bệnh, không phải tầm soát bệnh), nên công thức tính cỡ mẫu như sau [78]:
n =
FP+ TN = Trong đó:
FP : False Positive (dương tính giả), TN : True Negative (âm tính thật) Zα : 1,96 với α = 0,05
pdis: tỷ lệ hiện hành của BGM trong cộng đồng, ước tính khoảng 15%
w: sai số độ đặc hiệu cho phép khoảng 5%
n: cỡ mẫu
psp: độ đặc hiệu mong chờ của nghiên cứu khoảng 95%
Tính ra n = 86.
Vậy nghiên cứu của chúng tôi dự định lấy ít nhất 100 bệnh nhân bệnh gan mạn.
Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu
2.3.3.1. Tuổi: tuổi được tính đến năm tiến hành nghiên cứu. Phân nhóm tuổi được chia thành 6 nhóm: 18-25 tuổi, 26-35 tuổi, 36-45 tuổi, 46-55 tuổi, 56-65 tuổi và > 65 tuổi.
2.3.3.2. Giới: chia 2 nhóm nam và nữ 2.3.3.3. BMI [65].
2.3.3.4. Nguyên nhân của bệnh: viêm gan B, C, rượu 2.3.3.5. Các xét nghiệm cơ bản
- Hb giảm < 12g/dl đối với nữ và < 13g/dl đối với nam; bạch cầu tăng
>10.000/mm3 hay giảm < 4.000/mm3, tiểu cầu giảm < 100 x 109/L.
- Creatinin tăng > 1,6 mg/dl (giới hạn bình thường trên: 1,6 mg/dl) 2.3.3.6. Xét nghiệm sinh hóa gan mật
- ALT, AST tăng khi > 40 U/ L
- Phân nhóm ALT gồm 3 nhóm < 40 U/ L, 40 – 120 U/L và > 120 U/L.
- Bilirubin tăng khi > 1,2 mg/dl (giới hạn bình thường trên: 1,2 mg/dl) - GGT tăng khi > 60 U/L (giới hạn bình thường trên: 60 U/L), ALP tăng khi > 306 U/L (giới hạn bình thường trên: 306 U/L).
- INR kéo dài khi > 1,27 (giới hạn bình thường trên: 1,27); Albumin giảm khi < 3,5g/dl (giới hạn bình thường trên: 3,5).
2.3.3.7. Siêu âm ổ bụng
2.3.3.8. Phân loại Child-Pugh (1991) 2.3.3.9. Nồng độ HA, PIIIP NP :
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu
Tên biến số Định nghĩa/ Cách đo Giá trị Loại biến
Tuổi Năm Liên tục
Giới Nam/nữ Nhị phân
BMI Cân nặng/ (chiều cao)2 kg/m2 Liên tục
Nguyên nhân Rượu, vi-rút B,C Phân loại
Hb Bằng máy huyết học tự động g/dl Liên tục
Bạch cầu Bằng máy huyết học tự động 109/L Liên tục Tiểu cầu Bằng máy huyết học tự động 109/L Liên tục
HA Máy miễn dịch Snibe ng/mL Liên tục
PIIIP NP Máy miễn dịch Snibe ng/mL Liên tục
Glucose đói, creatinin mg/dL Liên tục
Cholesterol, HDLc,
LDLc, Triglyceride mg/dL Liên tục
Bilirubin mg/dl Liên tục
Albumin g/dl Liên tục
AST, ALT, ALP, GGT U/L Liên tục
INR Liên tục
Nhóm bệnh
Bệnh nhân được theo dõi lâm sàng, làm các xét nghiệm đánh giá chức năng ganBệnh nhân được làm xét nghiệm HA, PIIIP NP Nhóm chứng
Nồng độ HA, PIIIP NP huyết thanh ở các nhóm (Độ nhạy, độ đặc hiệu)
Mối liên quan giữa nồng độ HA, PIIIP NP với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác
Kết luận 2 2.3.4. Sơ đồ nghiên cứu
Bệnh nhân đến viện được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
Kết luận 1
2.3.5. Các bước tiến hành 2.3.5.1. Chọn bệnh nhân
Các bệnh nhân phù hợp theo tiêu chuẩn đã nêu.
2.3.5.2. Lâm sàng
Hỏi bệnh, thu thập các dấu hiệu lâm sàng theo mẫu bệnh án tại khoa 2.3.5.3. Thực hiện các xét nghiệm
+ Tổng phân tích máu ngoại vi + Đông máu cơ bản: INR, aPPT
+ Các xét nghiệm sinh hóa gồm: Bilirubin, GGT, ALP, Albumin, Cholesterol, LDLc, HDLc, Triglyceride, Creatinin, AST, ALT
+ HBsAg, anti-HCV, HBV DNA (nếu HBsAg dương) và HCV RNA (nếu anti-HCV dương) và genotype (nếu HCV RNA dương) nếu trước đó bệnh nhân chưa được làm xét nghiệm.
+ Các xét nghiệm cần thiết khác để giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây VGM như Fe, Ferritin, Transferin, ANA, ceruloplasmin huyết thanh…
khi cần thiết.
2.3.5.4. Xét nghiệm HA, PIIIP NP - BN nhịn ăn
- Lấy 2ml máu tĩnh mạch, ghi rõ tên, tuổi, mã bệnh nhân
- Ly tâm tách huyết thanh, trữ tủ đông ở nhiệt độ -20 độ chờ xét nghiệm - Mẫu huyết thanh để được trong 1 tháng từ khi lấy mẫu
- Dã đông trước khi làm xét nghiệm - Không sử dụng mẫu đã dã đông 2 lần 2.3.5.2. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu
- Máy xét nghiệm MAGLUMI 800 của hãng SNIBE - Hóa chất của hãng SNIBE
- Nguyên lý xét nghiệm: miễn dịch hóa phát quang
2.3.5.3. Tiến hành kĩ thuật - Lắp hóa chất
- Thực hiện Calibration ở 2 nồng độ và lặp lại 2 lần.
- Sau khi Cal thành công, tiến hành chạy mẫu nội kiểm
- Tiến hành chạy QC 3 nồng độ: thấp – trung bình – cao, kết quả đạt ± 2SD là chấp nhận