Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU BỊ HẠI
1.2. Cơ sở của việc quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Về cơ sở lý luận
Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của bất cứ quốc gia nào cũng đều hướng đến mục tiêu phòng ngừa tội phạm, phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi phạm tội, nhằm bảo vệ chế độ chính trị, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Trong đó, bảo vệ bị hại là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ mà pháp luật hướng tới. Bảo vệ bị hại không chỉ đơn thuần là trừng trị người phạm tội tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả mà họ đã gây ra cho bị hại, mà trong một số trường hợp còn phải xem xét đến nguyện vọng của bị hại mong muốn xử lý người phạm tội như thế nào.30
Nghiên cứu pháp luật ở một số nước quy định về vấn đề TV theo yêu cầu của bị hại ở một số nước như Liên bang Nga, Nhật Bản ta thấy rằng những trường hợp TV hình sự theo yêu cầu của bị hại được quy định rộng hơn so với các trường hợp tương ứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Trong pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga còn có những quy định cụ thể về vụ án công tố, công – tư tố và vụ án tư tố.31
Pháp luật tố tụng hình sự của Trung Quốc thì chia các vụ án có tính chất tư tố thành ba loại: thứ nhất, là các vụ án chỉ khởi tố khi có đơn tố cáo (gồm các tội về làm nhục; phỉ báng người khác; dùng vũ lực can thiệp vào tự do hôn nhân của người khác; tội ngược đãi các thành viên trong gia đình; tội chiếm đoạt tài sản); thứ hai, là các vụ án ít nghiêm trọng và người bị hại phải có chứng cứ chứng minh sự
30 Nguyễn Đức Thái (2015), tlđd chú thích số 2, tr. 47.
31 Trần Quang Tiệp (2006), “Một số vấn đề lý luận về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại”, Kiểm sát, (01), tr.32.
thật của vụ án. Nếu không vụ án sẽ được xử lí bằng công tố; thứ ba, là các vụ án mà người bị hại có chứng cứ chứng minh rằng bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì xâm phạm đến các quyền nhân thân và tài sản của họ, trong khi đó cơ quan công an, hoặc Viện kiểm sát nhân dân lại không truy cứu trách nhiệm hình sự của bị cáo. Loại vụ án này vốn là do cơ quan công an hoặc Viện kiểm sát điều tra vụ án.
Sau khi kết thúc điều tra thì do Viện kiểm sát truy tố bị cáo theo trình tự công tố, nhưng thực tế thì cơ quan công an, hoặc Viện kiểm sát lại không TV hoặc trong khi điều tra đã xóa bỏ vụ án hoặc Viện kiểm sát ra quyết định không truy tố bị can, mà bị hại có chứng cứ chứng minh rằng bị can phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp này, bị hại có thể lên Tòa án truy tố trực tiếp, tòa án phải thụ lý những vụ việc như vậy.32
Ở nước ta, tố tụng hình sự lấy nguyên tắc công tố là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất, nghĩa là Nhà nước toàn quyền quyết định việc buộc tội. Buộc tội, với tư cách là một chức năng tố tụng, nhằm truy tố một cá nhân, pháp nhân cụ thể và buộc người đó phải chịu trách nhiệm hình sự khi người này thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Nhà nước quyết định việc buộc tội, nhưng vẫn dành cho bị hại quyền yêu cầu khởi tố hay không TV hình sự đối với một số tội phạm. Yêu cầu khởi tố của bị hại là điều kiện để TV hình sự, khởi phát hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm. Đây là quyền buộc tội của bị hại, có tính chất “tư tố”, là điều kiện phát sinh quyền công tố của Nhà nước nhưng nằm trong giới hạn của quyền công tố, vì bị hại chỉ có quyền yêu cầu KTVA hình sự, sau đó vụ án được giải quyết theo thủ tục chung. Nghĩa là quyền tư tố nằm trong giới hạn và không làm mất đi quyền công tố của Nhà nước. Hay nói cách khác, cơ sở lý luận của việc hình thành quy định TV hình sự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam chính là sự kết hợp giữa quyền công tố và quyền tư tố trong tố tụng hình sự.33
32 Ngũ Hồng Quang (2009), “Tư tố trong tố tụng hình sự Trung Quốc”, Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội – Luật học, (25), tr. 254-255.
Quyền công tố là một bộ phận của quyền lực Nhà nước, đây là quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hình sự, gắn liền với sự buộc tội nhân danh Nhà nước (nhân danh công quyền). Về bản chất, công tố nghĩa là nhân danh quyền lực công truy tố trước tòa những hành vi tội phạm, thông qua đó thể hiện thái độ, quan điểm và sự phản ứng của công quyền đối với hành vi vi phạm pháp luật mang tính tội phạm, bị truy cứu theo quy định của BLHS.34
Cùng với hình thức buộc tội nhân danh Nhà nước (quyền lực công) do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thay mặt Nhà nước thực hiện, trong tố tụng hình sự còn có hình thức buộc tội nhân danh cá nhân, với quyền tư tố do tư nhân thực hiện. Quyền tư tố được pháp luật tố tụng hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận. Tuy nhiên, trong khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa đề cập nhiều, cũng một phần bởi lý do luật thực định ở Việt Nam không nhắc đến cụm từ“tư tố”.
Do chỉ có sự khác nhau về chủ thể tiến hành buộc tội, từ nội hàm khái niệm
“quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy tố trước tòa những hành vi tội phạm” đã nêu trên, có thể thấy tư tố chính là hoạt động truy tố do cá nhân (tư nhân) thực hiện, và quyền tư tố là quyền của cá nhân được Nhà nước cho phép nhằm thực hiện việc truy tố đối với người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm.35
Cho đến nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tư tố vẫn tồn tại song song với công tố, nhưng vai trò và phạm vi áp dụng của nó dần thu hẹp lại. Hiện nay, tố tụng hình sự vận hành chủ yếu dựa vào công tố, tư tố chỉ còn giữ vai trò thứ yếu như ở các nước Đức, Pháp, Trung Quốc.36 Tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia mà quyền tư tố được ghi nhận ở những mức độ khác nhau.
34 Viện nghiên cứu lập pháp Ủy ban thường vụ Quốc hội (2016), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và thành tựu lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 428.
35 Nguyễn Đức Thái (2015), tlđd chú thích số 2, tr. 49-50.
36 Ngũ Hồng Quang (2009), “Tư tố trong tố tụng hình sự Trung Quốc”, Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội – Luật học, (25), tr. 254.
Như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, vị trí pháp lí của quyền công tố và quyền tư tố đã có sự thay đổi rất cơ bản. Tư tố, từ vị trí chủ yếu trong pháp luật hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ bị công tố vượt qua. Ngày nay, công tố trong pháp luật tố tụng hình sự trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có vị trí chủ yếu trong việc truy tố, nhưng từ thực tiễn, cũng như lý luận thấy rằng tư tố có vai trò và giá trị riêng trong tố tụng hình sự nên vẫn tiếp tục tồn tại như một hình thức tố tụng hỗ trợ, bổ sung cho công tố. Thực tế hiện nay cho thấy cần thiết phải tiếp tục duy trì, phát triển quyền tư tố trong tố tụng hình sự, giữa công tố và tư tố phải đặt quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội lên trước tiên, trong đó có tính đến quyền và lợi ích của người bị tội phạm gây thiệt hại đặc biệt là bị hại, cần tránh việc quá đề cao quyền tư tố hoặc coi nhẹ tư tố. Từ đó, quy định phạm vi của quyền tư tố, các đảm bảo để thực hiện quyền tư tố cho phù hợp.
Trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, không đề cập đến tư tố, nhưng quy định
“KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại”. Tuy nhiên, đây không phải là quyền tư tố đúng với ý nghĩa “tư tố”, mà chỉ có một số quyền nhất định đối với việc truy tố người có hành vi phạm tội đó là quyền KTVA hình sự, sau khi KTVA hình sự, vụ án vẫn được giải quyết theo thủ tục chung. Quy định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại được hình thành từ BLTTHS năm 1988, và tiếp tục được bổ sung, phát triển trong BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015.
Quy định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại được áp dụng đối với hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, thuộc nhóm tội xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người, xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp. Bị hại tuy vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng chỉ có quyền quyết định trong việc KTVA hình sự. Trên cơ sở có sự tiếp thu những điểm tiến bộ trong quy định về quyền tư tố trên thế giới, đã dung hòa và tránh được quá đề cao hoặc hạ thấp quyền tư tố, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Việt Nam.
Về cơ sở thực tiễn
Ở nước ta, trước khi có BLTTHS năm 1988, bị hại không được pháp luật quy định có quyền yêu cầu TV hình sự, mà thậm chí trong nhiều trường hợp bị hại
làm đơn xin giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt một cách có tình, có lý cho người phạm tội cũng không được chấp nhận. Lúc đó, quan niệm phổ biến là không chấp nhận việc TV hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội, trong đó với tình chất là người bảo vệ lợi ích của toàn xã hội, Nhà nước có quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ gây ra.37
Qua nghiên cứu, tham khảo pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới và tổng kết thực tiến xét xử vấn đề TV theo yêu cầu của hị hại chính thức được ghi nhận tại Điều 88 BLTTHS năm 1988, điều luật quy định: “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109; đoạn 1 khoản 1 Điều 112;
đoạn 1 khoản 1 Điều 113; khoản 1 Điều 116; khoản 1 Điều 117 và Điều 126 Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.
… Trong trường hợp cần thiết, tuy người bị hại rút yêu cầu, Viện kiểm sát hoặc Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.”
Đó là các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, tội hiếp dâm, tội làm nhục người khác, tội vu khống, tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh.
Trên cơ sở kế thừa và khắc phục những tồn tại trong BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 đã quy định: Những vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, và 171 BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện của bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Như vậy, BLTTHS năm 2003 đã mở rộng phạm vi các tội chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại đối với 05 tội (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại khoản 1 Điều 105 BLHS năm 1999; tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
37 Trần Quang Tiệp (2006), “Một số vấn đề lý luận về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại”, Kiểm sát, (01), tr.29.
khác quy định tại khoản 1 Điều 108 BLHS năm 1999; tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc hành chính quy định tại khoản 1 Điều 109 BLHS năm 1999; tội cưỡng dâm quy định tại Điều 113 BLHS năm 1999)
Trên cơ sở kết quả thực tiễn thi hành BLTTHS năm 1988 và năm 2003, việc quy định khởi tố theo yêu cầu của bị hại đã đánh dấu một bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp về tố tụng hình sự ở nước ta, góp phần quan trọng trong thực tiễn áp dụng pháp luật. BLTTHS năm 2015 đã tiếp tục kế thừa và có những điều chỉnh cho phù hợp
Cơ sở thực tiễn của một quy định pháp luật chính là nhu cầu thực tiễn quan hệ xã hội cần thiết phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Việc ghi nhận quy định TV hình sự theo yêu cầu của bị hại trong BLTTHS hiện hành dựa trên những cơ sở thực tiễn sau đây:
- Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 khẳng định sự tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người và quyền công dân (Điều 3) và ghi nhận đây là một nguyên tắc hiến định đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân.
Quy định vấn đề KTVA hình sự theo yêu cầu bị hại cho thấy rằng nhà nước ta không chỉ quan tâm đến lợi ích của Nhà nước và xã hội trong pháp luật tố tụng hình sự mà còn quan tâm đến quyền và lợi ích của những người bị tội phạm gây thiệt hại, đặc biệt là bị hại, là cá nhân, cơ quan, tổ chức trực tiếp bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Chính vì vậy, quy định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại là sự ghi nhận của Nhà nước đối với quyền và lợi ích của bị hại, trong phạm vi nhất định bị hại là người có quyền quyết định liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Quyền KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại không trái với các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự mà còn là sự bổ trợ cần thiết, hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
- Thứ hai, việc thiết lập quy định TV hình sự theo yêu cầu của bị hại còn xuất phát từ cơ sở thực tiễn đó là điều kiện thực tế của nền tư pháp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng với các nước trên thế giới trong đó có cả khoa học về pháp lí. Trên cơ sở đó, pháp luật của nước ta có điều kiện để tiếp thu những kinh nghiệm của các nước khác về kĩ thuật lập pháp cũng như thực tiễn. Đối với quy định về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại không phải chỉ bây giờ mới xuất hiện mà có lịch sử tồn tại mang tính chất “tư tố”
xuất phát từ hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ và tồn tại song song với quyền công tố của nhà nước. Trong pháp luật hiện này, mặc quyền công tố đóng vai trò chủ yếu song pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước vẫn ghi nhận quyền này với nội dung và phạm vi khác nhau. Điều đó cho thấy KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại có vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự hỗ trợ, bổ sung cho quyền công tố của Nhà nước.
Thực tiễn áp dụng quy định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại tại Việt Nam cũng cho thấy vai trò, giá trị pháp lí của quy định này. Việc nghiên cứu quy định pháp luật của một số nước từ đó vận dụng trong điều kiện kinh tế – xã hội tại Việt Nam là bắt buộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
- Thứ ba, việc thiết lập quy định TV hình sự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam còn xuất phát từ cơ sở thực tiễn đó là lợi ích đạt được khi đặt ra quy định này. Điều này thể hiện rõ ở ba vị trí chủ thể:
Nhà nước, về nguyên tắc, những tội phạm những tội phạm khởi tố theo yêu cầu của bị hại chỉ giới hạn trong những vụ án mà đối tượng tác động trước tiên và trên hết là các quyền và lợi ích của bị hại, không ảnh hưởng tới lợi ích của Nhà nước và xã hội trên bình diện chung.
Bị hại, là cá nhân, cơ quan, tổ chức trực tiếp bị tội phạm xâm hại, mặc dù quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm, nhưng nếu vụ án được khởi tố và người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự, họ sẽ có khả năng phải gánh chịu những bất lợi