Ý nghĩa của việc quy định và thực hiện quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 36 - 41)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU BỊ HẠI

1.3. Ý nghĩa của việc quy định và thực hiện quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam ngoài ý nghĩa chung của KTVA hình sự, còn mang nhiều ý nghĩa riêng về mặt lý luận và thực tiễn:

- Thứ nhất, quy định và thực hiện quy định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại đã góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ mà BLTTHS đặt ra là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Đây cũng đồng thời là nhiệm vụ được đặt ra trong BLHS.

Quyền con người là khát vọng và thành quả của quá trình phát triển nhận thức lâu dài trong lịch sử nhân loại, là một giá trị mà các dân tộc văn minh đều hướng

38 Lê Lan Chi (2010), Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong luật tố tụng hình sự Việt

tới.39 Quy định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cụ thể là quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là cá nhân. Nhà nước không chỉ tôn trọng và bảo vệ quyền con người mà còn tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy, Nhà nước cho phép bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền yêu cầu khởi tố đối với một số vụ án hình sự mà tội phạm xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, hoặc tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức, không chỉ bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại bị hành vi phạm tội xâm hại mà còn tránh gây ra các tổn thất khác cho bị hại. Quy định này cũng là sự cụ thể hóa nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong tố tụng hình sự.

Quy định và thực hiện quy định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại còn góp phần bổ sung cho quy định trách nhiệm KTVA của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ đó“góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.

- Thứ hai, quy định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại góp phần đạt được mục tiêu đối với người phạm tội là giáo dục họ có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm mà không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.

Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối với người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội, mà mục đích cuối cùng mà Nhà nước chính là cải tạo, giáo

39 Viện nghiên cứu lập pháp Ủy ban thường vụ Quốc hội (2016), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và thành tựu lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 96.

dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới, đồng thời thông qua việc trừng trị người phạm tội, còn có tác dụng phòng ngừa chung giáo dục người khác tuân thủ pháp luật. Việc quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại sẽ đạt được mục đích này. Bởi lẽ trong một số trường hợp người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm đã thấy được hậu quả do mình gây ra và tự nguyện bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, được bị hại bỏ qua không yêu cầu xử lý nữa thì xem như mục đích cải tạo, giáo dục đã đạt được mà không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt. Còn nếu người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm không thấy được sai trái, không chịu sửa chữa lỗi lầm và khắc phục hậu quả, thì lúc đó bị hại sẽ yêu cầu xử lý, và người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, lúc đó hình phạt sẽ được áp dụng để cải tạo giáo dục người phạm tội.40

- Thứ ba, quy định và thực hiện quy định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại là thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước sự thiệt hại, mất mát, đau đớn của bị hại.

Mặc dủ nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS là nguyên tắc công tố, mọi hành vi xâm hại đến các quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ bị Nhà nước xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, khi xử lý hành vi phạm tội, Nhà nước còn quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng của bị hại.41

Việc xử lí người phạm tội không phải trong mọi trường hợp đều là giải pháp tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, bởi vì có thể thiệt hại đã xảy ra rồi, trừng trị người phạm tội như thế nào cũng không khôi phục lại được các thiệt hại gây ra đặc biệt là các thiệt về thể chất, danh dự, nhân phẩm của cá nhân hoặc tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức. Không những vậy, trong nhiều trường hợp bị hại không muốn xử lý người phạm tội vì có thể việc xử lý còn làm cho bị hại phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn, như ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín và

40 Nguyễn Đức Thái (2015), tlđd chú thích số 2, tr.65-66.

41 Trần Thu Hạnh (2017), “Bị hại trong BLTTHS năm 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, Tạp

tương lai của họ hoặc những mối quan hệ nhất định. Chính vì vậy, việc để cho bị hại có quyền được tự do lựa chọn cách giải quyết là KTVA hay không KTVA là cần thiết phù hợp thực tiễn khách quan.

Quy định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại, tạo ra thêm căn cứ pháp lí giải quyết vụ án hình sự, thay vì chỉ có một biện pháp duy nhất là KTVA hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trong trường hợp việc KTVA hình sự mang lại thêm những thiệt hại cho bị hại, mất thời gian, tốn kém chi phí giải quyết, bản thân bị hại cũng không muốn KTVA hình sự để xử lí người phạm tội vì vậy, pháp luật tố tụng quy định trong những trường hợp nhất định chỉ được KTVA hình sự khi có yêu cầu của bị hại là giải pháp phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung Chương 1 phân tích TV dưới góc độ một giai đoạn tố tụng và một quyết định tố tụng, để có một cái nhìn khái quát về TV trong tố tụng hình sự Việt Nam và nhận thức về bị hại, sau khi nghiên cứu các quan điểm khác nhau.

Từ những phân tích về KTVA và bị hại trong tố tụng hình sự, có thể thấy KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại là trường hợp đặc biệt của KTVA hình sự, được áp dụng đối với một số tội phạm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu công nghiệp của bị hại, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sau khi xác định có dấu hiệu của tội phạm không ra Quyết định KTVA hình sự ngay, chỉ được ban hành quyết định KTVA hình sự khi có yêu cầu của bị hại.

Cơ sở lý luận của quy định này chính là sự kết hợp giữa quyền công tố và quyền tư tố trong tố tụng hình sự, trong đó quyền tư tố chỉ trong phạm vi nhất định và mang ý nghĩa bổ trợ cho quyền công tố của Nhà nước.

Qua phân tích khái niệm, nội dung và chủ thể của KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự chính là sự cho phép của nhà nước bị hại trong trường hợp nhất định có quyền quyết định việc KTVA hình sự, yêu cầu của bị hại là điều kiện phát sinh quyền công tố của Nhà nước nhưng sau khi khởi tố việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung.

Quy định này mang nhiều ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quuan, tổ chức, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; đồng thời góp phần đạt được mục tiêu giáo dục, cải tạo người phạm tội mà BLTTHS và BLHS đặt ra, đồng thời giáo dục mọi người có ý thức tuân thủ pháp luật. Đây cũng là căn cứ pháp lí cho bị hại bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tạo ra thêm những lựa chọn giải quyết vụ án hình sự.

Chương 2

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)