CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VỆ SỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ
- Cần xác định lĩnh vực VSATTP là một lĩnh vực quan trọng và phức tạp trong đời sống xã hội, gắn bó mật thiết với sức khỏe của nhân dân, sự bình yên, sự văn minh của xã hội. Bởi vậy, Chính phủ nên ban hành một Nghị định riêng để quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP. Vì với một Nghị định riêng, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP chẳng những không bị bỏ sót mà sẽ được quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn, toàn diện hơn.
- Cần nâng mức tiền phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP để đảm bảo tính răn đe, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, từ đó xử lý thỏa đáng hơn các trường hợp vi phạm cũng như phòng ngừa vi phạm tốt hơn.
- Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc: hành vi vi phạm pháp luật về VSATTP ở mức độ nào thì bị xử lý hành chính và vi phạm đến mức độ nào thì sẽ bị xử lý hình sự. Hơn nữa, mức phạt trong các điều luật của Bộ luật hình sự quy định về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là quá nhẹ so với hậu quả mà hành vi gây ra, chưa đủ sức để răn đe các đối với các chủ thể vi phạm và các đối tượng khác có ý định vi phạm. Đồng thời, trong mỗi điều luật đều có quy định về các trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đối với mỗi tội được
65
hiểu như thế nào thì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Chính vì vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự của các chủ thể vi phạm.
- Xuất phát từ đặc tính dễ hư hỏng của một số loại sản phẩm thực phẩm đòi hỏi cần phải có một cơ chế kiểm tra, thanh tra một cách phù hợp. Cụ thể cần có những quy định được phép tiến hành kiểm tra theo một thủ tục đơn giản sao cho thời gian tiến hành theo đúng pháp luật là hợp lý. Bên cạnh đó, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP cần quy định rõ các trường hợp được phép tiến hành kiểm tra, thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng như thanh, kiểm tra các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý để đảm bảo được tính bất ngờ đáp ứng được hiệu quả của công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực này.
- Cần có những cơ chế kiểm tra, đánh giá nội dung của các quy định pháp luật đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP để góp phần giảm thiểu và tiến đến triệt tiêu tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định về VSATTP.
Hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP muốn được hoàn thiện không phải chỉ tập trung vào việc hoàn thiện một vài quy định cụ thể trong nội dung lĩnh vực VSATTP, cũng không phải là một câu chuyện diễn ra trong một thời gian ngắn với sự nỗ lực của một bộ phận các nhà làm luật mà hệ thống này nếu muốn được hoàn thiện thì đòi hỏi cần phải có một sự điều chỉnh mang tính thống nhất các quy định của pháp luật, đòi hỏi phải có một sự phối hợp nỗ lực không ngừng của tất cả các chủ thể trong xã hội.
3.3.2 . Hoàn thiện tổ chức bộ máy đối với hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Ở Trung ương, cần phải có sự phân cấp một cách rõ ràng giữa các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, để xây dựng được mô hình trách nhiệm chính trong quản lý Nhà nước về chất lượng VSATTP thực sự hiệu quả. Bộ, ngành hữu quan
66
cần phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn, tránh tình trạng chồng chéo. Luật an toàn thực phẩm năm 2010 đã phân công trách nhiệm quản lý nhà nước cho 3 Bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương. Đồng thời, quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho Uỷ ban Nhân dân các cấp. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nên Bộ Y tế có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác khi cần thiết.
- Ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cần kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP, tăng cường năng lực của Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm và lực lượng Thanh tra chuyên ngành. Đồng thời phải không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ cho đội ngũ những người làm công tác này.
- Thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý nhà nước về VSATTP ở cấp huyện và cấp xã. Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Ủy ban nhân dân phường, xã cần phải tích cực hơn và kiên quyết hơn trong hoạt động xử phạt các vi phạm về VSATTP trên địa bàn.
3.3.3 Đầu tƣ các nguồn lực cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP sẽ trở nên hiệu quả hơn khi có sự đầu tư phù hợp, thỏa đáng về nguồn nhân – vật lực. Với điều kiện kinh tế, xã hội như hiện nay cùng với sự xuất hiện các hành vi vi phạm trên lĩnh vực VSATTP ngày càng tinh vi, khó phát hiện, khó xử lý thì nguồn lực này cần phải được chú trọng đầu tư hơn nữa.
Thứ nhất, về kinh tế- tài chính: tăng nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý VSATTP. Có mục chi riêng ngân sách cho quản lý chất lượng VSATTP trong mục lục ngân sách nhà nước hàng năm. Bảo đảm cấp đủ ngân sách nhà nước cho hoạt động quản lý nhà nước về VSATTP, chú trọng đầu tư cho công tác kiểm tra, thanh
67
tra và xử lý vi phạm pháp luật về VSATTP, trang thiết bị kiểm nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về VSATTP, tuyên truyền phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP. Tăng dần mức đầu tư và huy động ngày một nhiều hơn nguồn kinh phí cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Huy động kinh phí địa phương đóng góp, kinh phí viện trợ và kinh phí huy động từ các nguồn khác cho công tác này. Bên cạnh đó, cần ban hành chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực bảo đảm VSATTP;
Thứ hai, về nguồn nhân lực: tạo mọi điều kiện để cán bộ, công chức trong ngành nghiên cứu khoa học để áp dụng vào quản lý VSATTP. Và đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP tại các tuyến; từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đảm bảo VSATTP. Tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách an toàn thực phẩm của các tuyến, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn quốc; bố trí đủ nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn phục vụ công tác quản lý nhà nước về vệ sinh thực phẩm.
Thứ ba, về trang thiết bị: Đầu tư kinh phí trang bị các thiết bị máy móc, khoa học kĩ thuật ứng dụng trong việc phát hiện kịp thời các chất cấm, chất nguy hại sử sụng trong chế biến thực phẩm; phát hiện các loại thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người để từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp.
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế: trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm bằng việc đẩy mạnh việc thực hiện ký kết các điều ước quốc tế, các thỏa thuận song phương, đa phương trong lĩnh vực; ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong việc phát hiện các hành vi vi phạm.
3.3.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng, là cầu nối để các chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, đến được với mọi tầng lớp nhân dân, là khâu đầu tiên của quá trình thực thi pháp luật và là một bộ
68
phận quan trọng không thể tách rời của công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác này, cũng như ở các lĩnh vực khác, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP không chỉ nhằm răn đe, xử lý đối với hành vi vi phạm mà còn nhằm giáo dục, nâng cao ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật về VSATTP. Biện pháp này chỉ được thực hiện khi đã tuyên truyền, phổ biến pháp luật mà vẫn có sự vi phạm. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về VSATTP đã được sự quan tâm, chú trọng và triển khai thực hiện trên tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta tuy nhiên hiệu quả của công tác này cho đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Trong lĩnh vực VSATTP – một lĩnh vực mà khi có sự vi phạm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sức khỏe của con người. Như vậy lĩnh vực này cần được chú trọng và đầu tư xứng đáng hơn nữa ở công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các chủ thể của xã hội.
Thứ nhất, nội dung tuyên truyền, giáo dục, phổ biến phải toàn diện, đa dạng, phong phú, bao hàm một cơ cấu thông tin hợp lý, hướng đến những trọng tâm cần tuyên truyền trong lĩnh vực VSATTP. Cần lựa chọn những văn bản điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực này để công tác này được diễn ra chính xác và đạt hiệu quả.
Thứ hai, ngôn ngữ sử dụng để tuyên truyền phải được chuyển hóa từ ngôn ngữ pháp lý sang dạng ngôn ngữ sinh hoạt đời thường sao cho phù hợp với từng loại đối tượng tuyên truyền hướng đến. Vấn đề này đòi hỏi cần phải có một đội ngũ cán bộ tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về VSATTP trước hết phải hiểu rõ tinh thần của các quy định pháp luật, bên cạnh đó còn phải có các kỹ năng tuyên truyền để sao cho nội dung tuyên truyền qua những ngôn ngữ truyền tải phù hợp với loại đối tượng tuyên truyền để cho họ có ý thức cao về pháp luật từ đó tự giác thi hành.
Thứ ba, về cách thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Cán bộ làm công tác tuyên truyền cần sử dụng biện pháp nêu gương. Trước hết chính những người làm công tác tuyên truyền này cần phải có ý thức chấp hành
69
nghiêm chỉnh về VSATTP để những nội dung truyền đạt trở nên có giá trị đối với các đối tượng hướng đến.
- Tổ chức các buổi huấn luyện pháp luật về VSATTP tại địa phương cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Bên cạnh đối tượng hướng đến là các cơ sở còn phải hướng đến tuyên truyền đối với một bộ phận không nhỏ là những người tiêu dùng. Thực hiện công tác sao cho bộ phận người dân này có thể hiểu về những tác hại của thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tuyên truyền để họ biết cách nên sử dụng các loại thực phẩm như thế nào và ở đâu là có thể hạn chế được mức thấp nhất các trường hợp ngộ độc do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ra.
- Trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cần chú trọng vào thứ tự trước – sau của các đối tượng tuyên truyền hướng tới để đạt hiệu quả tối đa.
Trước tiên cần hướng đến các đối tượng có hiểu biết và ý thức pháp luật cao (phần lớn cán bộ - công nhân viên, các tổ chức đoàn thể, học sinh – sinh viên,…). Việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho các đối tượng này sẽ dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, sau khi đã thấm nhuần các quy định của pháp luật về VSATTP một cách đúng đắn thì các đối tượng này sẽ trở thành một đội ngũ tuyền truyền thật hùng hậu, rộng khắp.
Thứ tư, nguồn nhân – vật lực phải được đảm bảo phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền.
- Đội ngũ cán bộ tuyên truyền phải thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền. Đồng thời phải có các chế độ thỏa đáng cho các cán bộ làm công tác này để họ chuyên tâm trong công tác.
- Nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền cũng cần phải được đầu tư một cách thỏa đáng sao cho phù hợp với chi tiêu ngân sách và đảm bảo đủ kính phí cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về VSATTP.
70
3.3.5 Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
Tình hình vi phạm trong lĩnh vực VSATTP xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân trên thực tế. Ngoài các nguyên nhân do chính ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm còn có các nguyên nhân về cơ chế quản lý, thậm chí là sự thiếu trách nhiệm, sự tiêu cực đến từ một bộ phận cán bộ, công chức có trách nhiệm. Thế nên, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Để từ đó phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn được đặt ra ở các cơ chế quản lý nhà nước trong hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này trong lĩnh vực VSATTP cần được nâng cao hơn nữa. Muốn được như thế cần phối hợp đồng bộ các hoạt động, tiến hành một cách bất ngờ, đột xuất với quy mô phù hợp với từng trường hợp cụ thể để các đối tượng không kịp che giấu vi phạm:
- Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp, bảo đảm sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm; kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, thủy sản thực phẩm.
- Kiểm soát chặt chẽ giết mổ và vệ sinh thú y, vệ sinh thủy sản, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
- Ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Tăng cường giám sát, thanh tra các cơ sở dịch vụ ăn uống, giám sát các mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cần tạo điều kiện để đông đảo các tầng lớp nhân dân có thể tham gia tích cực vào quá trình kiểm tra, giám sát vấn đề chất lượng VSATTP. Bởi lẽ, đây sẽ là một lực lượng hùng hậu, có mặt mọi lúc, mọi nơi và kịp thời phát hiện sai phạm, có
71
hướng xử lý đúng đắn, kịp thời. Hơn nữa, khi có sự tham gia của xã hội vào công tác này thì không những giám sát được những sai phạm của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm mà còn có tác động lớn đến hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, làm cho hoạt động này sẽ trở nên minh bạch, công bằng và đạt hiệu quả cao hơn trong công tác đấu tranh phòng chống những sai phạm, những tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát.
3.3.6 Xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm
Nếu chỉ đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát mà không kết hợp chặt chẽ với việc xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm thì sẽ không mang lại hiệu quả cao trong công tác chung là khắc phục tình hình mất VSATTP. Thực tế cho thấy nếu chỉ thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện vi phạm rồi vì nguyên nhân nào đó mà bỏ qua hoặc chỉ xử lý nhẹ nhàng, không phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm thì không những không hạn chế được những vi phạm mà còn làm cho các chủ thể vi phạm có những ý thức không tôn trọng pháp luật, chủ thể vi phạm không “sợ” bị xử lý, làm cho tình hình vi phạm trong lĩnh vực VSATTP ngày càng trở nên xấu đi.
Do đó, sau khi tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát nếu phát hiện có vi phạm thì vụ việc cần phải được xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP sao cho phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Có thể áp dụng nhiều hình thức xử phạt, mức phạt áp dụng đủ sức răn đe, phòng ngừa chung. Hơn nữa, hoạt động và quá trình xử lý phải được tiến hành công khai, thông tin về vi phạm phải được minh bạch để “đánh mạnh” vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm của các chủ thể vi phạm, tác động vào ý thức tuân thủ pháp luật của họ.