Nguyên nhân của đô-la hoá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG ĐÔ LA HOÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 23 - 27)

III. Thực trạng đô-la hoá ở Việt Nam

1. Nguyên nhân của đô-la hoá ở Việt Nam

Đồng Việt Nam có giá trị không ổn định. Tỷ giá của VND/USD thay đổi thất thường theo từng ngày. Sự bất thường của tỷ giá còn cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý người dân. Bất chấp sự mất giá của USD trên thế giới, người dân, doanh nghiệp vẫn găm giữ USD. Việc găm giữ này, xét trên góc độ kinh tế, xã hội là do tình trạng đô la hóa của Việt Nam ngày càng trầm trọng.

Lạm phát cũng gây ra tình trạng đô-la hoá. Lạm phát làm đồng VND mất giá nghiêm trọng từ đó người dân gửi ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng ngày càng tăng. Đồng VND càng mất giá, người dân chuyển sang sử dụng, tích trữ ngoại tệ. Từ đó tình trạng đô-la hoá ngày một tăng cao.

Tỷ lệ lạm phát qua các năm (Nguồn VNEconomic) b. Thu nhập bằng USD của tầng lớp dân cư

-Người Việt Nam làm việc cho các công ty nước ngoài từ đó mang về một lượng lớn USD. Những năm qua, lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD tại các ngân hàng đã không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở hệ thống ngân hàng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với nguồn vốn ngoại tệ đồ sộ đó, các ngân hàng thường có hai cách lựa chọn:

 Một là: đem gửi ở ngân hàng nước ngoài - những nước có lãi suất tiết kiệm bằng đồng USD cao hơn trong nước để kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất hoặc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ quốc tế;

 Hai là: đầu tư và cho các doanh nghiệp trong nước vay.

Cách thứ nhất buộc các ngân hàng phải có một lượng USD tương đối lớn, song, hiệu quả kinh tế không cao, lại luôn tiềm tàng nhiều rủi ro do giá USD trên thị trường thế giới luôn biến đổi thất thường. Điển hình là việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng có giai đoạn bị thua lỗ hàng chục triệu USD do kinh doanh ngoại tệ. Chính vì vậy mà các ngân hàng thường thực hiện theo cách thứ hai: đầu tư cho vay trong nước, và chính điều này đã làm gia tăng các giao dịch, thanh toán bằng USD trên nhiều loại thị trường. Điều này không những đẩy nhanh quá trình đô la hóa mà còn mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp vay vốn bằng USD: Họ kinh doanh bằng VNĐ nhưng phải trả nợ ngân hàng bằng USD và nghiễm nhiên sẽ phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá.

Một lĩnh vực Đô la hóa tương đối mạnh đó là bán hàng qua mạng, kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử. Ta có thể thấy bằng trực giác việc niêm yết giá bằng cả VNĐ lẫn USD ở hầu như 100% các trang web bán đồ điện tử như: máy vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại v.v... Mặc dù hai loại giá được đặt song song nhưng việc thanh toán thực tế thì luôn được thực hiện bằng USD, nếu khách hàng thanh toán bằng VNĐ thì giá của hàng hóa sẽ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD ngày hôm thực hiện giao dịch. Những hàng hóa này thường là những hàng hóa mà doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ hoặc nhập khẩu từng liên kiện, nên giá của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào USD, do vậy, các doanh nghiệp, để tránh rủi ro tỷ giá cho mình, buộc phải niêm yết giá bằng USD. Ngoài ra, doanh nghiệp niêm yết giá bằng USD còn để tăng tính "hiện đại", "thương mại điện tử". Điều này rất đáng lo ngại vì kinh doanh qua mạng sẽ trở thành loại hình kinh doanh chủ yếu trong tương lai.

-Thu nhập từ người nước ngoài đến Việt Nam (chủ yếu là người nước ngoài

thuê/mua nhà tại Việt Nam). Theo số liệu thống kê trên thị trường bất động sản trong tháng 7 vừa qua, khoảng 10% trong tổng số 3.500 giao dịch tại hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM thuộc về Việt kiều và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.

Trước đó, theo thống kê của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), trong tháng 7/2015, lượng giao dịch thành công và giá bất động sản tại nhiều địa phương tiếp tục tăng so với các tháng trước đó. Trong đó, thị trường bất động sản Hà Nội có khoảng 1.800 giao dịch thành công, tăng 3% so với tháng trước đó, tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2014. Với lượng lớn USD từ người nhập cư vào Việt Nam sẽ tăng lượng USD mà điều này thì có tác động không nhỏ đối với tiến trình xoá bỏ đô-la hoá của Việt Nam đến năm 2020.

-Lượng kiều hối gửi vào Việt Nam nếu năm 1991 chỉ có chừng 35 triệu USD thì năm 2014 đã tăng lên hơn 12 tỷ USD, với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 38,6%.

Tính đến năm 2014, tổng kiều hối đã đạt khoảng 92 tỷ USD. Khi các dòng tiền vào Việt Nam đã nhiều rồi, qua ODA, đầu tư thương mại, rồi xuất khẩu, thì khi đó kiều hối góp phần gây ra trạng thái không tốt, gây ra cơn sốt bất động sản, chứng khoán, làm tăng áp lực tăng giá đồng tiền, và như vậy giảm sức cạnh tranh xuất khẩu của đất nước. Trong giai đoạn 2007-2008 kiều hối mang tính đầu cơ nhiều, bởi vì nó không tập trung vào sản xuất kinh doanh mà chủ yếu đầu cơ vào chứng khoán, bất động sản, góp phần tạo ra cơn sốt thái quá trong hai lĩnh vực này, đồng thời gây áp lực lạm phát cho nền kinh tế. Ở VN vẫn phải chấp nhận hình thức lĩnh bằng ngoại tệ và không đánh thuế, vì nếu không họ sẽ chọn cách gửi qua con đường không chính thức. Đứng về mặt chính sách nó có hai mặt: trong một môi trường còn đô la hoá như thế này, VN chấp nhận cho người lĩnh kiều hối được rút ngoại tệ, tuy có khuyến khích kiều hối, nhưng lại cản trở quá trình muốn giảm đô la hoá nền kinh tế.

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1,000,000 0

2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000

3,772,359

5,049,855

6,014,032

6,847,6787,572,352 7,874,312 7,864,867

Khách du lịch đến VN Nguồn: TCTD

-Thu nhập từ du lịch, dịch vụ: khách du lich sang Việt Nam mang theo một lượng lớn ngoại tệ ngày càng tăng. Trong 9 tháng năm 2015, ngành Du lịch đã đón được 5.689.512 lượt khách quốc tế, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2014; phục vụ 48,8 triệu lượt khách nội địa (trong đó khách lưu trú đạt 23,4 triệu lượt), tổng thu từ khách du lịch đạt 270 nghìn tỷ đồng (tăng 2,8%). Lượng ngoại tệ trong lưu thông lớn gây khó kiểm soát cho nhà nước. Làm tình trạng đô-la hoá không chính thức ngày càng tăng, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc điều chỉnh tỷ giá.

c. Buôn lậu qua biên giới

Tình trạng buôn lậu qua biên giới diễn ra mạnh làm phát sinh nhu cầu lớn về sử dụng ngoại tệ. Nạn buôn lậu với đủ mọi hình thức và quy mô luôn diễn ra phổ biến tại Việt Nam.

d. Tâm lý người dân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đô-la hóa trên thế giới như USD là ngoại tệ mạnh và được chấp nhận rộng rãi nên người dân muốn nắm giữ để thuận tiện trong việc thanh toán, thu nhập của người dân ngày càng tăng và nhiều trường hợp được tính bằng USD hơn...Nhưng một trong những nguyên nhân lớn nhất chính là việc mất lòng tin vào chính sách tiền tệ trong nước. Cụ thể, khi tỉ lệ lạm phát luôn cao và đồng tiền mất giá, chi phí nắm giữ nội tệ sẽ tăng lên và ai cũng muốn mua USD (ngoại tệ mạnh và dễ sử dụng tại hầu hết các quốc gia) nên tình trạng đô-la hóa càng xảy ra mạnh hơn. Trước năm 2011, nhu cầu mua đồng ngoại tệ của doanh nghiệp và người dân khá cao khiến cho thị trường chợ đen phát triển mạnh. Việc này đã gây ra tình trạng 2 tỉ giá và tỉ giá phi chính thức luôn cao hơn tỉ giá chính thức.

Người dân có thói quan sử dụng ngoại tệ cũng hư trong giao dịch quan trọng như mua nhà cửa, đất đai, xe hơi, gửi ngân hàng và thậm chí cả khi quà cáp hay biếu xén,

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG ĐÔ LA HOÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w