Kết quả từ nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra sinh viên nữ
thường có khả năng phát triển các dấu hiệu của stress cao hơn nam sinh. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ trên 829 sinh viên từ K50 đến K53 của trường đại học Quốc Gia Hà Nội đã chỉ ra giới tính là tác nhân chủ yếu trong nhóm nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây nên stress ở sinh viên [18].
Nghiên cứu của Lý Văn Xuân và cộng sự tại trường trung cấp Quân Y2 trên sinh viên điều dưỡng cũng cho kết quả tỷ lệ mắc các stress ở nữ là 22,3% gấp 1,3 lần ở nam giới 17,8% [4].
Trong khi đó Đoàn Vương Diễm Khánh và cộng sự sau khi nghiên cứu stress trên sinh viên y tế công cộng đã có kết luận có mối liên quan giữa tình trạng stress cao của sinh viên với các yếu tố về giới tính với độ tin cậy 95% [25].
Tuy nhiên trong nghiên cứu năm 2015 của Vũ Dũng lại cho thấy tỷ lệ stress ở nam và nữ là gần như tương đương 31,2% và 32,2%.
Nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự năm 2016 đã tiến hành điều tra trên 442 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm tư của trường đại học Fayoum, Ai cập và cho thấy mức độ stress và ở nữ giới cao hơn nam giới [27].
Nghiên cứu của Hamza M. Abdulghani sử dụng thiết kế cắt ngang trên tất cả học sinh từ năm 1 đến năm 4 của đại học King Saud, A Rap Saudi đã tìm ra nguy cơ bị stress của nữ sinh viên cao gấp 2,3 lần so với nam sinh viên, p<0,0001[13]. 1.5.2. Khu vực sinh sống và nơi ở hiện tại
Những sinh viên sinh sống ở nông thôn thường có nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu của stress, cao hơn những sinh viên sống ở thành thị. Những sinh viên ở trọ thường có khả năng xuất hiện các dấu hiệu của stress cao hơn các sinh viên ở ký túc xá, hoặc ở cùng gia đình. Việc ở trong ký túc hay ở cùng gia đình tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng duy trì các nếp sống, thói quen sinh hoạt đều đặn, lành mạnh.
Điều này sẽ góp phần giúp sinh viên có được một sức khỏe tinh thần đầy đủ, giảm bớt nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu stress ở sinh viên.
Nghiên cứu cắt ngang về một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên đại học Y Dược Thành phố HCM của Lê Minh Thuận năm 2011 thực hiện trên sinh viên năm
1 và năm 2 chỉ ra mức độ stress ở sinh viên sống nhà trọ/ thuê cao gấp 2,52 lần so với sinh viên sống với cha mẹ (KTC95% từ 2,22 - 2,83, p<0,001). Sinh viên ở nhà riêng cũng bị stress nhiều hơn sinh viên ở với cha mẹ là 1,31 lần (KTC 95% 1,21- 1,41), p<0,001[28].
Nghiên cứu của Vũ Dũng năm 2015 cũng cho kết quả tương tự khi những sinh viên ở ngoại thành có tỷ lệ stress cao hơn 1,5 lần những sinh viên ở nội thành. Những sinh viên phải thuê nhà ở có tỷ lệ stress cao gấp 1,7 lần những sinh viên ở nhà riêng của mình tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [3].
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung năm 2017 cũng cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ stress ở sinh viên vùng nông thôn so với thành thị, sinh viên sống cùng cha mẹ và sinh viên không sống cùng cha mẹ tuy nhiên sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê [6].
1.5.3. Tình trạng tài chính
Đối mặt với tình trạng khó khăn về tài chính chưa bao giờ là việc dễ dàng nhất đối với sinh viên. Có những sinh viên phụ thuộc hoàn toàn vào sự chu cấp tài chính từ gia đình bao gồm học phí và sinh hoạt phí, một số sinh viên đi làm thêm để tạo thu nhập, thu nhập đó giúp phụ thêm sinh hoạt phí hoặc học phí. Tuy nhiên cũng có những sinh viên độc lập hoàn toàn về tài chính.
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung cho thấy sinh viên khi phải đắn đo về việc tiêu pha sẽ làm tăng nguy cơ có dấu hiệu stress lên gấp 2 lần so với sinh viên cảm thấy tình trạng tài chính của bản thân là đầy đủ, khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( p < 0,001)[6].
Kết quả của nghiên cứu của Vũ Dũng cũng tương tự như kết quả của Nguyễn Thành Trung. Nguy cơ stress mức độ cao ở nhóm không đủ đóng tiền học phí gấp 20 lần nhóm đủ đóng tiền học phí và gấp gần 5 lần nhóm đủ tiền sinh hoạt phí các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p lần lượt nhỏ hơn 0.01 và 0.05[3].
Từ những nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng tình hình tài chính luôn là yếu tố gây stress cho sinh viên đặc biệt là học phí và sinh hoạt phí.
1.5.4. Thói quen sinh hoạt của sinh viên
Tập thể dục và các hoạt động thể chất khác tạo ra endorphin - hóa chất trong não hoạt động như thuốc giảm đau tự nhiên và cũng cải thiện khả năng ngủ, do đó làm giảm căng thẳng, cải thiện nhanh chóng tâm trạng chán nản, lo âu của con người [29].
Theo khuyến cáo của WHO đối với người từ 18 đến 64 tuổi nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần hoặc tập thể dục, chơi thể thể thao với cường độ mạnh ít nhất là 75 phút/tuần [30-31]. Việc tham gia các hoạt động nhóm, các câu lạc bộ hàng tuần giúp các sinh viên có cơ hội tăng cường giao lưu học hỏi trao đổi chia sẻ từ đó có thể làm tinh thần thêm lạc quan yêu đời [22].
Nghiên cứu của Vũ Dũng (2015) trên toàn bộ sinh viên điều dưỡng năm 2 và năm 3 của trường Đại học Thăng Long chỉ ra nguy cơ mắc stress ở mức cao của nhóm sinh viên không tập thể dục gấp 7 lần so với nhóm thỉnh thoảng có tập thể dục và kết quả này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong nghiên cứu của Triệu Thị Đào năm 2016 cũng chỉ ra rằng nhóm sinh viên có tham gia các câu lạc bộ, tổ, nhóm có tỷ lệ stress thấp hơn (23,34%) so với nhóm sinh viên không tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm (76,66%). Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê [22].
1.5.5. Hài lòng với ngành học
Trong dân gian có câu: “nghề chọn người”. Việc lựa chọn được đúng ngành nghề phù hợp với mình và hài lòng với nghề đã chọn là không hề dễ dàng. Sinh viên lựa chọn ngành điều dưỡng vì nhiều lý do: bố mẹ lựa chọn, yêu thích hoặc lựa chọn theo số đông…Chưa kể đến việc có những sinh viên chưa bao giờ tiếp xúc với nghề điều dưỡng. Sau khi học xong năm thứ 1, sinh viên mới có những trải nghiệm đúng về nghề điều dưỡng thông qua những học phần lâm sàng và không phải tất cả sinh viên đều thích thú với những trải nghiệm đó.
Kết quả nghiên cứu của Nuram Bayram và cộng sự năm 2008 đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa stress với sự hài lòng về ngành học của sinh viên. Trong nghiên cứu này, những sinh viên y khoa không cảm thấy hài lòng với ngành học của
bản thân thường có nguy cơ stress hơn nhóm cảm thấy hài lòng, thích thú với ngành học (p<0,05) [7].
Nghiên cứu của Lu Chen và cộng sự năm 2013 trên trên 5245 sinh viên đại học ở Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc đã cho thấy việc thỏa mãn với ngành học là yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên. Sinh viên không hài lòng với ngành mình đang theo học có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,9 lần so với sinh viên hài lòng với ngành mình đang học [32].
1.5.6. Mối quan hệ với gia đình
Gia đình chính là nền tảng, là chỗ dựa tinh thần cho sinh viên. Sự gắn kết chia sẻ, quan tâm và chăm sóc của bố mẹ là hết sức quan trọng đối với việc phát triển nhân cách và tâm lý của trẻ, nhất là trong giai đoạn học sinh, sinh viên. Trong giai đoạn này, sinh viên sẽ đối mặt với nhiều vấn đề, khó khăn mới xuất hiện trong cuộc sống từ việc sống xa nhà, thay đổi môi trường học tập cho đến việc lựa chọn tương lai… Vì vậy sự chia sẻ, hỗ trợ và những lời khuyên bổ ích của gia đình là một trong yếu tố then chốt trong bảo vệ sức khỏe tâm thần cho sinh viên, giảm khả năng xuất hiện của stress.
Nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang thực hiện trên 404 sinh viên trường đại học Y Hà Nội thuộc tất cả các ngành và tất cả các năm học đã chỉ ra mối quan hệ gia đình là các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên. Nếu như một sinh viên thường xuyên chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống cũng như học tập với cha mẹ, người thân trong gia đình thì nguy cơ stress chỉ bằng 0,5 lần so với những sinh viên không có sự chia sẻ, tâm sự này với gia đình. Những sinh viên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với gia đình có nguy cơ stress cao hơn 4,6 lần so với những sinh viên không hay mâu thuẫn với người thân trong gia đình [21].
1.5.7. Lịch học của nhà trường
Ngành y là ngành đào tạo đặc thù, sinh viên ngoài việc học ở trường, còn phải học trên phòng thực hành và đặc biệt là phải đi lâm sàng bệnh viện. Trong khi rất nhiều sinh viên các trường khác học 1 buổi thì sinh viên trường y đa số phải học cả ngày. Việc sắp sếp lịch học hợp lý sẽ giúp sinh viên có thời gian nghỉ ngơi, cân
bằng giữa học tập và thư giãn.
Theo nghiên cứu của Lý Văn Xuân và cộng sự những bạn sinh viên cảm thấy lịch học quá dày có tỷ lệ stress lên đến 26,9% [4].
KHUNG NGHIÊN CỨU Thông tin về đối tượng nghiên cứu:
- Giới tính - Quê quán - Nơi ở hiện tại
- Hiện tại bạn sống với ai
- Tình trạng hôn nhân của bố mẹ - Ai hỗ trợ tài chính cho việc của bạn - Bạn cảm thấy như thế nào về tình
trạng tài chính - Việc làm thêm
Nhận thức về Stress
Chương 2