Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Xử lý và phân tích số liệu
2.2.2.1. Mô tả các hoạt động xây dựng DMT của bệnh viện
• • o */ • o • •
s Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT. s Phân tích các hoạt động cụ thể trong xây dựng DMT.
2.2.2.2. Phân tích cơ cấu và tính thích ứng của DMT a, Phân tích cơ cấu DMT
Các số liệu sau khi được thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft Excel để xử lý và phân tích theo các bước sau:
- Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMT đã sử dụng năm 2010 trên cùng một bản tính Excell: Tên thuốc (cả generic và biệt dược); Nồng độ, hàm lượng; đơn vị tính; đơn giá; số lượng sử dụng của từng khoa/phòng; nước sản xuất;
nhà cung cấp.
- Dùng các hàm: Sum, if, Rank, Count, Subtotal, Autofilter, sort.... để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu:
s Xếp theo nhóm tác dụng dược lý. s Xếp theo nước sản xuất: đưa ra tỷ lệ thuốc nội/ngoại.
s xếp theo tên gốc/tên biệt dược. s xếp theo DMT chủ yếu, thiết yếu. s xếp theo các thuốc đơn thành phần/ đa thành phần. s xếp theo DMT nghiện, hướng thần/ thuốc thường. s xếp theo DMT uống/tiêm.
- Tính tổng SLDM, trị giá của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu (nếu cần).
b, MHBT của bệnh viện
Năm 2010 tất cả các bệnh nhân đến khám và điều trị tại BV Lao và phổi QN đều được phân loại bệnh theo mã quốc tế ICI -10 trên mạng LAN toàn bệnh viện. Do đó, MHBT của bệnh viện được thu thập qua việc khai thác phần mềm Quản lý Medisoft của bệnh viện như sau: s Lập danh sách các chương bệnh theo phân loại quốc tế. s Từ các chương bệnh, khai thác phần mềm quản lý mã bệnh lấy ra danh sách bệnh đã được xếp theo phân loại quốc tế.
s Từ mã bệnh ICD- 10 vào phần mềm quản lý của Khoa khám bệnh và các khoa điều trị khác để thu thập thông tin về: Tổng số bệnh nhân đến khám; số bệnh nhân nhập viện, số bệnh nhân ngoại trú có thẻ BHYT (bằng số bệnh nhân có thẻ BHYT đến khám - số bệnh nhân nhập viện có thẻ BHYT) và danh sách người bệnh ra vào viện của các khoa. s Tổng kết số liệu trên bảng tính Microsoft Excel.
c, Phân tích ABC: là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách [23].
Các bước tiến hành:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm: gồm N sản phẩm Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:
- Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i=1,2,3.. ..N)
- Số lượng các sản phẩm: qi
Bước 3: Tính số tiên cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. c = gi x qi
Tổng số tiên sẽ bằng tổng lượng tiên cho mỗi sản phẩm: C =z c
Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiên của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiên: pi = c x100/C
Bước 5: Sắp xêp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần Bước 6: Tính giá trị % tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k): bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiêp theo trong danh sách
Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:
- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiêm 75 - 80% tổng giá trị tiên (có k từ 0 - 80%).
- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiêm 15 - 20% tổng giá trị tiên (có k từ 80 - 95%).
- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiêm 5 - 10% tổng giá trị tiên (có k
> 95%).
Thông thường, sản phẩm hạng A chiêm 10 - 20% tổng sản phẩm; hạng B chiêm 10 - 20% và 60 - 80% còn lại là hạng C.
d, Phân tích VEN: là phương pháp phổ biên giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên đê mua và dự trữ trong bệnh viện theo các hạng mục: sống còn, thiêt yêu và không thiêt yêu [23].
- Các thuốc sống còn (Vital - V): gồm các thuốc dùng đê cứu sống người bệnh hoặc các thuốc thiêt yêu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
- Các thuốc thiêt yêu (Essential - E): gồm các thuốc dùng đê điêu trị cho những bệnh nặng nhưng không nhất thiêt phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
- Các thuốc không thiết yếu (Non-Essential - N): gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh nhẹ, có thể có hoặc không có trong DMT thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ trong kho.