Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.2 Phát hiện tỷ lệ nhiễm virus DTH bằng phương pháp ELISA P125
4.2.2 Tỷ lệ nhiễm virus DTH theo từng nhóm heo
Trong chăn nuôi, tỷ lệ nái chiếm số lượng lớn và thời gian lưu lại chuồng khá lâu (đối với những con giống tốt) nên nái đóng vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi và ảnh hưởng trực tiếp đến đàn con sinh ra. Kết quả khảo sát tỷ lệ nhiễm virus DTH trên nái được trình bày qua bảng 4.17.
Bảng 4.14: Kết quả xét nghiệm ELISA P125 trên heo nái ở 13 cơ sở chăn nuôi Dương tính P125 Cơ sở chăn
nuôi Địa bàn Quy mô Số mẫu (xn)
n % Cơ sở 1 Hóc Môn 1.178 90 0 0,00
Cơ sở 2 Nhà Bè 8 0 0 0,00
Cơ sở 3 Củ Chi 11.535 135 1 0,74
Cơ sở 4 Củ Chi 763 55 0 0,00
Cơ sở 5 Nhà Bè 12 12 0 0,00
Cơ sở 6 Củ Chi 1.428 53 0 0,00
Cơ sở 7 Hóc Môn 60 55 2 3,64
Cơ sở 8 Hóc Môn 655 60 0 0,00
Cơ sở 9 Củ Chi 24 24 0 0,00
Cơ sở 10 Củ Chi 168 16 0 0,00
Cơ sở 11 Củ Chi 1.063 74 0 0,00 Cơ sở 12 Củ Chi 1.031 48 0 0,00
Cơ sở 13 Nhà Bè 107 22 0 0,00
TỔNG 18.032 644 3 0,47
Trong 13 cơ sở chăn nuôi thì chỉ có 12 cơ sở nuôi nái với tổng số nái là 644, tỷ lệ nhiễm virus DTH trên nái trong khu vực là 0,47% (3/644). Trong đó một mẫu dương tính virus DTH ở Củ Chi và hai mẫu ở Hóc Môn.
Trung Tâm Chẩn Đoán Trung Ương (2003) xét nghiệm 94 mẫu huyết thanh heo nái ở Hà Tây và 24 mẫu huyết thanh ở Hà Nam không phát hiện trường hợp nhiễm virus DTH nào. Kết quả này cũng tương tự với khảo sát tình hình dịch tả heo trong 3 năm (2002-2004) tại 9 huyện và thành phố thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế của Nguyễn Văn Hưng bằng phương pháp ELISA P125 trên heo khoẻ mạnh. Tỷ lệ nhiễm virus DTH năm 2002 (0,34%), năm 2003 (0,21%), năm 2004 (0,15%). Điều này cho thấy hệ thống giám sát dịch bệnh của ngành thú y ngày càng chặt chẽ hơn.
Kết quả của chúng tôi thấp hơn của Trung Tâm Thú Y vùng 6 (2003), khi khảo sát tỷ lệ nái mang trùng tại 9 trại ở tỉnh Đồng Nai (trại có số nái ít nhất là 40 và trại có số nái nhiều nhất là 400), tỷ lệ nhiễm virus DTH là 13,59% (25 mẫu dương tính/184 mẫu xét nghiệm).
Tóm lại, địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ dương tính virus DTH trên nái khá thấp (0,47%). Điều này cho thấy hệ thống quản lý phòng chống dịch bệnh của khu vực hoạt động tốt.
Cần lưu ý là còn rất nhiều những hộ trại chăn nuôi, với quy mô đàn nhỏ tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, không đăng ký Chương Trình An Toàn Dịch, chưa được khảo sát. Trong tương lai, cần khảo sát những đối tượng này nhằm tìm ra được nguồn gốc mầm bệnh, đánh giá chính xác về tình hình nhiễm virus DTH tại địa bàn thành Phố Hồ Chí Minh.
4.2.2.2 Trên nọc
Trong khảo sát chỉ thực hiện trên 27 heo nọc, tuy nhiên nếu heo nọc nhiễm bệnh thì ảnh hưởng rất lớn đến việc lây lan dịch bệnh trong vùng, cho nên chúng tôi vẫn phân tích tỷ lệ nhiễm trên nọc, kết quả được trình bày qua bảng 4.18.
Bảng 4.15: Kết quả xét nghiệm ELISA P125 trên heo nọc ở 7 cơ sở chăn nuôi Dương tính P125 Cơ sở chăn
nuôi Địa Bàn Số mẫu
(nọc) n %
Cơ sở 2 Nhà Bè 7 1 14,29
Cơ sở 3 Củ Chi 4 0 0,00
Cơ sở 4 Củ Chi 1 0 0,00
Cơ sở 6 Củ Chi 3 0 0,00
Cơ sở 11 Củ chi 2 0 0,00
Cơ sở 12 Củ chi 9 0 0,00
Cơ sở 13 Nhà Bè 1 0 0,00
27 1 3,70
Qua bảng 4.18 cho thấy tỷ lệ nhiễm DTH trên nọc ở thành phố Hồ Chí Minh là 3,70 % (1/27) hiện diện tại huyện Nhà Bè. Do số mẫu khảo sát trên nọc ít và số mẫu dương chỉ là 1 nên không đánh giá được chính xác về tỷ lệ nhiễm thực tại địa bàn, do đó cần nghiên cứu thêm về tỷ lệ nhiễm ở trên nọc với số lượng mẫu lớn hơn. Hộ có heo nọc dương tính nuôi 7 heo nọc để bán tinh ra ngoài nên khả năng lây lan mầm bệnh là rất cao.
Theo Terpstra (1988), mầm bệnh DTH có thể lây bệnh qua đường sinh dục, nhất là khi thụ tinh nhân tạo cho nái. Yếu tố này cũng được ghi nhận bởi Elbers và cs (1999), ông cho rằng đây là nguyên nhân chính gây ra trận dịch vào năm 1997- 1998 ở Hà Lan.
Ở Đức, Ý, Tây Ban Nha vào năm 1997 đã nổ dịch trên các trang trại sử dụng thụ tinh nhân tạo và nguyên nhân được ghi nhận là tinh dịch (Floegel, 2000).
Nhìn chung tỷ lệ nhiễm virus DTH trên đàn nọc của địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là thấp (3,70%). Nguyễn Văn Hưng và Đinh Thị Bích Lân (2006), tiến hành khảo sát trên 109 mẫu máu heo đực giống khoẻ mạnh bằng phương pháp ELISA ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỷ lệ dương tính là 0%.
Do ngành chăn nuôi heo Việt Nam vẫn còn mang tính nhỏ lẻ không tập trung, việc cho nọc phối trực tiếp vẫn còn nên khả năng lây lan mầm bệnh là rất lớn.
Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng cần quan tâm đến những hộ chăn nuôi nọc, các cơ sở kinh doanh tinh để hạn chế mầm bệnh từ nguồn này.