Thực trạng pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thực tiễn thi hành tại tỉnh yên bái (Trang 40 - 59)

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ

2.1. Thực trạng pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2.1.1.1. Các nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động47

Thứ nhất, bảo đảm quyền của NLĐ được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ.

Đây luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhằm bảo vệ NLĐ, nguồn nhân lực quan trọng nhất của đất nước trước nguy cơ rủi ro trong quá trình lao động. Đảng đã có nhiều chủ trương về công tác ATVSLĐ điển hình như Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của ban Bí thư Trung ương về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế48. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Hiến pháp năm 2013 quy định: người làm công ăn lương được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn...49. Căn cứ vào Hiến pháp năm 2013 Quốc hội đã ban hành Luật ATVSLĐ năm 2015, cùng với Bộ luật lao động năm 2012 (BLLĐ) đây là cơ sở pháp lý cho các chủ thể tham gia trong công tác ATVSLĐ tuân thủ thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình nhằm bảo vệ NLĐ trước nguy cơ TNLĐ, BNN. Từ quy định: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống… kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp năm 201350 mà mọi chủ thể tham gia quan hệ lao động không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, thành phần kinh tế đều được pháp luật đảm bảo ATVSLĐ. Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định bảo đảm ATVSLĐ đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ và cả NLĐ làm việc không theo HĐLĐ.

Thứ hai, tuân thủ đầy đủ các biện pháp ATVSLĐ trong quá trình lao động;

ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

47 Xem: Điều 5 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

48 "Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế", Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tại địa chỉ: http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/chi-thi/doc-3925201511453046.html ngày truy cập 05/7/2017.

49 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà nội, Điều 35.

50 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội, Điều 16.

Thứ ba, tham vấn ý kiến tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ, Hội đồng về ATVSLĐ các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch ATVSLĐ.

2.1.1.2. Nguyên tắc thực hiện chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp51

Thứ nhất, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN là quỹ thành phần của quỹ BHXH;

việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng quỹ thực hiện theo quy định của Luật ATVSLĐ và Luật BHXH.

Thứ hai, mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN được tính trên cơ sở tiền lương tháng của NLĐ và do NSDLĐ đóng.

Thứ ba, mức hưởng trợ cấp, mức hỗ trợ cho người bị TNLĐ, BNN được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, mức đóng và thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Thứ tư, việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về TNLĐ, BNN được quy định trong Luật ATVSLĐ năm 2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới và quy định của ILO, là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng các quy định cụ thể trong Luật ATVSLĐ năm 2015 và trong quá trình thực thi pháp luật, qua đó, các quy định pháp luật về TNLĐ, BNN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta, đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn cũng như phù hợp với quy định quốc tế.

2.1.2. Trách nhiệm của các chủ thể trong lĩnh vực tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2.1.2.1. Trách nhiệm của Nhà nước

Trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực TNLĐ, BNN thể hiện qua nội dung quản lý nhà nước về ATVSLĐ và chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN, thông qua việc phân cấp cho các bộ, ngành liên quan, các địa phương để quản lý. Theo đó Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Điều 84; trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Điều 85; trách

51 Xem: Điều 41 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ của Ủy ban nhân dân các cấp tại Điều 86;

trách nhiệm xây dựng, công bố các tiêu chuẩn quốc gia về ATVSLĐ và xây dựng, ban hành các quy chuẩn quốc gia về ATVSLĐ cho các bộ, ngành tại Điều 87; chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN tại mục 3 Chương III. Trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về ATVSLĐ được hướng dẫn tại Điều 39, Điều 40 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ.

Có thể thấy trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực TNLĐ, BNN thông qua trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là khá toàn diện, phân cấp quản lý, quy định cụ thể cho người đứng đầu các bộ, ngành. Có sự phối hợp giữa các cơ quan theo cả chiều dọc và chiều ngang để có thể quản lý hiệu quả công tác ATVSLĐ và chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong phạm vi cả nước.

Trong thực tiễn công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ đã đạt được những kết quả nhất định như: có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan trung ương trong việc hoạch định, ban hành chính sách về ATVSLĐ nên rất nhiều chính sách đã được kịp thời ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, NLĐ. Việc tổ chức thực thi chính sách của các cơ quan địa phương đã được tăng cường một bước. Hoạt động nghiên cứu khoa học về ATVSLĐ được chú trọng… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nước như:

sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong một số công tác ATVSLĐ chưa tốt làm cho việc thực thi chính sách về ATVSLĐ kém hiệu quả; còn xuất hiện sự chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước về ATVSLĐ giữa các bộ, ngành trong công tác ATVSLĐ; chưa coi trọng theo dõi, sơ kết định kỳ tình hình thực hiện pháp luật về ATVSLĐ ở cơ sở để rút kinh nghiệm kịp thời, phổ biến gương chấp hành tốt pháp luật ATVSLĐ và những vi phạm phổ biến đến các cơ sở …52.

2.1.2.2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Trách nhiệm của NSDLĐ trong lĩnh vực TNLĐ, BNN bao gồm trách nhiệm trong việc đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trách nhiệm của NSDLĐ khi TNLĐ, BNN xảy ra (nội dung này sẽ được trình bày cụ thể tại tiểu mục 2.1.4). Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong việc đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc như sau:

52 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo số 44/BC-LĐTBXH ngày 06/6/2014, Tổng kết đánh giá 20 năm thi hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, tiểu mục 3, Mục II, Hà Nội.

Thứ nhất, bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; thứ hai, bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc…53. Trong thực tiễn việc thực hiện trách nhiệm của NSDLĐ có mặt tích cực như:

công tác cải thiện điều kiện làm việc của NLĐ, tăng cường các biện pháp giảm thiểu TNLĐ, BNN được đa số các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện; việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định đình kỳ trong quá trình sử dụng đã được nhiều cơ sở quan tâm thực hiện; việc trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho NLĐ và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ được các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế như: một số doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật về ATVSLĐ như không thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, chưa bố trí cán bộ theo dõi công tác bảo hộ lao động… thời gian tập huấn ATVSLĐ cho NLĐ tối thiểu là 16 giờ nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp thực hiện đúng quy định vì ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất; quy định về thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật tại chỗ trong ca làm việc không được thực hiện nghiêm túc, đa số doanh nghiệp thực hiện bồi dưỡng bằng tiền54.

Nhìn chung các quy định về trách nhiệm của NSDLĐ trong luật ATVSLĐ năm 2015 đã tương đối đầy đủ, ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn. Các quy định này đã chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho NLĐ đồng thời cũng phòng ngừa cho doanh nghiệp tránh những hậu quả, thiệt hại liên quan đến ATVSLĐ.

2.1.2.3. Trách nhiệm của người lao động

Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định trách nhiệm của NLĐ trong việc bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc như sau:

Thứ nhất, chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về ATVSLĐ của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc,

53 Xem: Điều 16 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

54 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo Tổng kết đánh giá 03 năm thi hành Bộ luật lao động, ngày 24/11/2016, tiểu mục 9, Mục II, Hà Nội.

nhiệm vụ được giao; thứ hai, tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc…55.

Việc thực hiện trách nhiệm của NLĐ trong thực tiễn có mặt tích cực như: đa số NLĐ tại các doanh nghiệp, điển hình là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước thường thực hiện tốt trách nhiệm của mình về ATVSLĐ như NLĐ chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy trình về ATVSLĐ; sử dụng đúng cách và bảo quản phương tiện cá nhân được cấp… bên cạnh đó còn một số hạn chế như:

NLĐ tham gia huấn luyện ATVSLĐ chưa thực sự nghiêm túc, mang tính đối phó;

chưa sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đúng theo hướng dẫn của NSDLĐ…

2.1.2.4. Trách nhiệm của Công đoàn

Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ như sau:

- Đối với tổ chức Công đoàn cấp trên:

Thứ nhất, tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về ATVSLĐ. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ về ATVSLĐ;

thứ hai, tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ cải thiện điều kiện lao động cho NLĐ tại nơi làm việc; tham gia điều tra TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật…56.

- Đối với Công đoàn cơ sở:

Thứ nhất, tham gia với NSDLĐ xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động; thứ hai, đại diện cho tập thể NLĐ thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về ATVSLĐ trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ NLĐ khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm…57.

55 Xem: Điều 17 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

56 Xem: Điều 9 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

57 Xem: Điều 10 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

Hoạt động của tổ chức Công đoàn về ATVSLĐ trong thực tiễn có mặt tích cực như: Công đoàn tham gia hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật về ATVSLĐ bằng nhiều hình thức như tham gia soạn thảo trực tiếp hoặc tham gia ý kiến bằng văn bản, góp ý trực tiếp thông qua các diễn đàn với cơ quan nhà nước. Công đoàn tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục và tư vấn pháp luật ATVSLĐ cho NLĐ thông qua nhiều hình thức như phát hành tài liệu, tổ chức tập huấn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động trong đó nội dung ATVSLĐ chiếm chủ đạo. Công đoàn tham gia, phối hợp tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ tại các địa phương, doanh nghiệp có Công đoàn cơ sở... bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của tổ chức Công đoàn về ATVSLĐ còn một số hạn chế như: công tác tham gia xây dựng các chế độ chính sách pháp luật về ATVSLĐ còn chưa hiệu quả dẫn đến một số văn bản trong lĩnh vực ATVSLĐ còn có sự chồng chéo không thống nhất nên rất khó thực hiện. Sự phối hợp giữa Công đoàn và cơ quan quản lý đồng cấp trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện công tác ATVSLĐ chưa được thường xuyên liên tục. Nội dung kiểm tra còn chưa cụ thể, chưa sát với tình hình thực tế của đơn vị, nhất là trong công tác quản lý hồ sơ ATVSLĐ...58.

2.1.2.5. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác

Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác như sau: thứ nhất, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện về ATVSLĐ; phát triển các dịch vụ ATVSLĐ; thứ hai, tham gia ý kiến, giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng chế độ chính sách, pháp luật về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật…59.

Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam như sau: thứ nhất, tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về ATVSLĐ cho nông dân. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ là nông dân về ATVSLĐ; thứ hai, tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về

58 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo số 44/BC-LĐTBXH ngày 06/6/2014, Tổng kết đánh giá 20 năm thi hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, tiểu mục 10, Mục III, Hà Nội.

59 Xem: Điều 8 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

ATVSLĐ có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ là nông dân; tham gia điều tra TNLĐ khi người bị TNLĐ là nông dân…60.

Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong lĩnh vực ATVSLĐ. Tiêu biểu như Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền ATVSLĐ nhằm nâng cao nhận thức cho bà con nông dân;

đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động hội viên nông dân thực hiện công tác ATVSLĐ trong nông nghiệp; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ hằng năm…61.

Có thể thấy Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định rất cụ thể trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong lĩnh vực TNLĐ, BNN, đây cơ sở pháp lý để các chủ thể này thực hiện trách nhiệm của mình trong thực tế, qua đó, Nhà nước đảm bảo việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ đối với đông đảo NLĐ có hiệu quả trên thực tế, hạn chế những nguy cơ gây ra TNLĐ, BNN.

2.1.3. Tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2.1.3.1. Tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động

Việt Nam có khoảng hơn 200 tiêu chuẩn liên quan đến công tác ATVSLĐ chia thành các nhóm cơ bản: các tiêu chuẩn cơ bản, các khái niệm, định nghĩa; các tiêu chuẩn về VSLĐ; các tiêu chuẩn về an toàn đối với máy, thiết bị sản xuất... đa số các tiêu chuẩn này được soạn thảo trước năm 2000, rất nhiều trong số đó là từ những năm 70, 80, 90 của thế kỷ trước62.

Các tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ được NSDLĐ áp dụng tại doanh nghiệp đã đảm bảo quyền lợi, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho NLĐ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ ban hành đã lâu, trở nên lạc hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng chưa được đầu tư xây dựng mới và vẫn được áp dụng dẫn đến đôi khi công tác ATVSLĐ chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ khoa học - kỹ thuật ở

60 Xem: Điều 11 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

61 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo số 44/BC-LĐTBXH ngày 06/6/2014, Tổng kết đánh giá 20 năm thi hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, tiểu mục 10, Mục III, Hà Nội.

62 Hà Tất Thắng, "Thực trạng xây dựng và triển khai quy chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động trong giai đoạn mới", Viện khoa học an toàn và vệ sinh lao động, tại địa chỉ: http://nilp.vn/Details/id/6268/Thuc-trang- xay-dung-va-trien-khai-quy-chuan-ky-thuat-ATVSLD-trong-giai-doan-moi ngày truy cập 05/7/2017.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thực tiễn thi hành tại tỉnh yên bái (Trang 40 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)