Diệt chủng về văn hóa
Dân tộc chúng ta quá bất hạnh khi bị đứt đoạn với cái gia tài rực rỡ của đạo Phật rất phương phi, vạm vỡ thời Trần Thái Tông. Nhà Minh đã phá hoại, lục bắt tất cả những di sản vật thể và di sản tinh thần của chúng ta, khiến chúng ta hiện nay chỉ hiểu biết lờ mờ về những thành tựu của quá khứ.
"Đó là một tội ác đối với lịch sử, tương đương với tội ác diệt chủng, bởi không có gì tàn bạo hơn, sát hại hơn là diệt chủng về văn hóa, khiến chúng ta không biết chúng ta là ai, khiến chúng ta thành nô lệ về đầu óc. Điều đó đáng để chúng ta phải khóc".
Tiếp biến văn hóa (acculturation)
• Tiếp biến văn hoá xảy ra khi hai nền văn hoá gặp nhau, mỗi nền văn hoá sẽ mất đi một ít và thu về một ít để tạo ra cái mới.
• Nền cai trị của người Trung Hoa hơn ngàn năm trên đất nước của chúng ta có thể tóm gọn vào hai chữ: áp đặt và đồng hoá.
• Nền văn hoá ngạo mạn ấy chỉ muốn lấy đi mà không trao tặng, loại trừ tất cả các giá trị không giống mình, sẵn sàng miệt thị đất nước văn hiến của chúng ta là bọn “Nam man”.
Tiếp biến văn hóa (acculturation)
• Thẳng tay đốt kinh sách, hủy diệt không thương tiếc những tàng thư văn hoá của đất nước này.
• Kẻ kiêu ngạo và cực kỳ tham lam ấy bắt các vua chúa VN tiến cống nho sĩ, nghệ nhân, mỹ nữ… sang TQ, thay vì để cho các giá trị văn hoá sống động, những bộ gene ưu việt ấy triển nở ngay trên chính quê hương của họ.
• Cuộc cai trị của người Hoa trên đất nước chúng ta đầy hung hãn và áp đặt và rất ít tính khai sáng, đồng hành với mọi cuộc xâm lăng từ một nền văn minh khác.
Tự do văn hóa và phát triển
• Lão tử (Taoism) đề xứng thuyết vô vi, tránh làm điều trái với tự nhiên và đạo của trời đất.
• Khổng tử (Confuciasm) thì mượn cái vô hình để làm chỗ dựa và tăng thêm uy lực cho cái hữu hình (hoàng đế và triều đình)
• Tôn giáo Ấn Độ thì sử dụng phạm trù giải thoát. Đây là trạng thái đối lập với lẽ tự nhiên.
Phương Đông, trừ Lão tử, cổ súy cho nhiều cấm đoán.
• Nho giáo được xem là lực cản cho phát triển, nay được xem là thần kỳ của Đông Á:
– Đạo đức với nghề
– Tôn trọng và trung thành với cấp trên – Gắn bó với công ty
– Tinh thần làm việc tận tụy – Đề cao giá trị học thức.
Văn hóa không chịu so sánh: “Đừng ngồi trong nhà và đóng tất cả các cánh cửa lại” (Dương Trung Quốc, 2004)
Thế hệ làm nên chiến thắng nói: “Lúc trai trẻ hàng ngày họ đi qua thành cửa Bắc và nhìn thấy hai lỗ đạn đại bác thực dân mà thấm nỗi nhục mất nước, nuôi chí giải phóng đất nước”.
Liệu từ nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày chúng ta thông báo giá vàng, giá USD, nhiệt độ thời tiết, có thêm thông số về thứ hạng nước ta trên thế giới, số tiền đang vay nợ, thì chắc chắn vì thấm nỗi nhục nghèo hèn mà chúng ta nuôi chí vươn lên. Không có động lực ấy chúng ta vẫn thoả mãn với bước đi chậm rãi, sẽ mãi mãi tụt hậu!''
Tiềm năng cho tăng trưởng (Trần Đình Thiêm, 2005)
“Ta đang đua tranh phát triển với thế giới, nhưng thử hình dung thế này, khi anh đã trên đường chạy thì anh cứ thế mà chạy thôi.
Cắm cổ mà chạy và chỉ có chạy. Chạy đua là phải vậy. Nếu không thì thua. Người Việt chúng ta lại có thói quen hay nhìn lại. Vấn đề không phải là có nên ngoái cổ nhìn lại hay không, mà là mình nên nhìn lại vào lúc nào…”
Nếu cần nhìn lại thì nhìn thật kỹ đi trước khi bắt đầu cuộc đua, có thái độ dứt khoát, rõ ràng với quá khứ và truyền thống. Còn khi bước vào cuộc đua thì cứ thế mà chạy. Theo cách này thì quá khứ và truyền thống mới nâng bước, mới tiếp sức cho mình. Còn vừa chạy vừa nhìn lại thì chỉ bị níu kéo lại mà thôi”.
Văn hóa giống như dòng sông. Sông uốn khúc và chảy theo hành trình riêng của nó. Sông là cội nguồn của cuộc sống. Chúng ta tắm trong sông và uống nước của nó.
Không có sông, đất phát triển cằn cỗi. Sông được nhiều dòng suối nhỏ cung cấp nước sạch. Những dòng suối không thể bị chặn để rồi sông bị đục và tù đọng.
Nếu sông dâng thành dòng nước lũ và ngập lụt, sông mang sức mạnh tàn phá. Sau đó chúng ta phải đào kênh để bảo vệ cuộc sống. Chúng ta phải lái dòng chảy vào giữa một cách thận trọng và từ từ, và phải nhận thức rằng văn hóa dẫu không phải là thuốc chữa bách bệnh nhưng văn hóa luôn luôn là xu hướng chủ đạo của phát triển.
Dàn bài
1. Tại sao phải nghiên cứu văn hóa?
2. Văn hóa là gì?
3. Biểu hiện của văn hóa con người và dân tộc 4. Tiếp cận văn hóa theo vi mô
5. Tiếp cận văn hóa theo vĩ mô 6. Văn hóa toàn cầu
7. Văn hóa và phát triển
8. Văn hóa và chính trị toàn cầu
9. Mặt mạnh và yếu của VH Việt Nam 10. Chính sách về văn hóa