ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG DU LỊCH HIỆN CÓ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Tổng quan du lịch tỉnh Khánh Hòa (Trang 33 - 45)

1 Đánh giá nguồn lực ở Khánh Hòa:

a Nguồn lực Tài nguyên:

Tài nguyên biển

Dọc bờ biển Khánh Hòa có rất nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố; Bãi Tiên nằm về phía Bắc thành phố; Dốc Lết thuộc thị xã Ninh Hòa có chiều dài 4km; Đại Lãnh thuộc huyện Vạn Ninh với chiều dài gần 3km.

Ngoài ra, dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du lịch, lặn biển, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt, đảo Hòn Tre là đảo lớn, quanh năm có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trũ, bãi Tre, Bích Đầm...

Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt, khu vực Hòn Mun của vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới.

Trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hòa ước khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%). Khả năng cho phép hàng năm khoảng 70.000 tấn. Ngoài các hải sản như cá, mực và các loại ốc, biển Khánh Hòa còn là nơi trú ngụ của chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý mà không phải tỉnh nào trong cả nước cũng có thể có được. Nó không chỉ góp phần cho xuất khẩu mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp.

Biển Khánh Hòa còn có ý nghĩa với việc sản xuất muối. Nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp.

Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện có 186,5 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m3, trong đó 64,8%

là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng. Rừng phòng hộ có 34%, song hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và thị xã Ninh Hòa. Độ che phủ của rừng là 38,5%, lớn nhất là ở Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có khoảng 104ha rừng ngập mặn phân bổ rải rác ở các vùng ven bờ vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, cửa sông Vĩnh Trường (Nha Trang), đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh với khoảng 34 loài cây ngập mặn như: đước, đưng, bần trắng, mắm trắng, mắm biển…

Có thể nói, Khánh Hòa là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học rừng, bao gồm nhiều thành phần di cư từ nhiều luồng khác nhau từ Bắc vào Nam, có cả các hệ thực vật Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, trong đó có nhiều loài bản địa quý hiếm.

Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch (1996), cả tỉnh có 1.035 loài thực vật thuộc 559 chi và 161 họ. Riêng Hòn Bà có 595 loài xếp trong 401 chi và 120 họ chiếm tới 57% số lượng loài thực vật của cả tỉnh.

Sự phong phú về sinh học rừng Khánh Hòa còn đặc biệt được biết đến với sự đa dạng về nguồn gen, nổi bật trong đó là cây Dó bầu (Aquilaria crassna), loài cung cấp các sản phẩm trầm kỳ nổi tiếng trong và ngoài nước.

Tài nguyên khoáng sản

Khánh Hòa có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlípđen, cao lanh, sét, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, đá granite..., trong đó, đáng chú ý nhất là cát trắng ở Cam Ranh, đáp ứng yêu cầu của sản xuất thủy tinh quang học, pha lê... trữ lượng 52,2 triệu m3; cát ở bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh khoảng 555 triệu m3; inmenhít 26 vạn tấn; đá granite 2 tỷ tấn.

Nước khoáng với tổng lưu lượng khoảng 40l/s, khả năng khai thác 3400 - 3500 m3/ngày. Một số nơi đã đưa vào khai thác công nghiệp như nước khoáng Đảnh Thạnh (57 triệu lít/năm).

Tài nguyên khoáng sản Khánh Hòa là một trong những loại tài nguyên có thể tiếp tục khai thác trong tương lai để phát triển các sản phẩm tham gia cạnh tranh thị trường.

b Huy động nguồn vốn

Nhiệm vụ quan trọng chính là làm thế nào để nhà đầu tư cập nhật, thấy được tiềm năng và lợi thế đầu tư ở Khánh Hòa. Trước mắt, tỉnh Khánh Hòa sẽ tập trung thu hút nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn đến tỉnh khảo sát, tìm hiểu, đặt vấn đề lập các dự án đầu tư, nhất là vào các vùng trọng điểm, kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn liên quan tới kinh tế biển. Từ đó đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, cảng biển, tạo chuyển biến tích cực trong cơ cấu kinh tế thời gian tới.

Với tiềm năng sẵn có, cùng với sự chủ động của tỉnh, song hành cùng các giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa về nhiều mặt thì có thể thấy, trong tương lai gần, sẽ thu hút được nhà đầu tư có thế mạnh và tiềm năng vào Khánh Hòa.

Khánh Hòa cần huy động nguồn lực lớn cho chương trình phát triển đô

thị, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020; triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông, cấp thoát nước… Tại Khánh Hòa, hiện có khoảng 600 dự án đầu tư tập trung vào du lịch và công nghiệp. Lãnh đạo Sở Tài chính khẳng định với đại diện Ngân hàng Thế giới về hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư cũng như khả năng trả nợ của địa phương và mong muốn thu hút được nguồn vốn cho các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh.

c Nguồn lực khoa học công nghệ:

Trong lĩnh vực du lịch hiện nay việc sử dụng công nghệ xanh sạch phục vụ quan điểm phát triển bền vững bắt đầu được sử dụng phổ biến hiện nay. Mô hình khách sạn xanh được quy định và triển khai nhân rộng tại nhiều địa phương đã đang và sẽ mở rộng trên phạm vi khắp cả nước. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin trong marketing, xúc tiến quảng bá du lịch được sử dụng phổ biến hiện nay thông qua các trang thông tin điện tử, các công nghệ cao trong việc xuất bản và sản xuất các ấn phẩm thông tin du lịch phục vụ cho việc xúc tiến quảng

bá. Bên cạnh đó, e-market nhiều doanh nghiệp sử dụng hệ thống này để tổ chức kinh doanh, hình thức này đang triển khai rộng rãi ở Việt Nam.

d Nguồn lực con người:

Những năm qua, lượng khách đến Nha Trang – Khánh Hòa tham quan du lịch ngày càng tăng. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Khánh Hòa, lượng khách đến du lịch tăng bình quân khoảng 11%/năm. Với 2,2 triệu lượt du khách đến tham quan du lịch trong năm 2011 - ngành du lịch Khánh Hòa cần đến gần 35.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp khoảng 14.000 người – tập trung ở nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp… Tuy nhiên hiện nay, lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tại Khánh Hòa hàng năm không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Đó là chưa kể đến nguồn nhân lực mới ra trường chưa hội đủ kinh nghiệm, kỹ năng để có thể bắt tay ngay vào công việc, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp phải mất thời gian đào tạo lại.

Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Khánh Hoà là một trong những đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn phát triển lâu dài.

Nắm bắt xu hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, ngành du lịch Khánh Hòa đã làm việc cụ thể với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh cũng như các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch nhằm đào tạo nguồn nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu thực tế. Với những hoạch định cụ thể trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh, hy vọng đến năm 2015, bên cạnh kết quả đạt được về kế hoạch doanh thu cũng như lượng khách đến Khánh Hòa thì cơ bản từng bước, Nha Trang – Khánh Hòa sẽ có được nguồn nhân lực du lịch tốt, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch địa phương.

2 Tình phát tiển của hệ thống du lịch hiện có tại Khánh Hòa

a Tình hình các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 193 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó 40 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành .Mặc dù số lượng doanh nghiệp tăng lên , nhưng vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp có chất lượng và hiệu quả kinh doanh chưa hiệu quả . Vì

vậy , cần phải tiếp tục rà soát lại , nhằm hướng đến khi tăng trưởng quy mô thì luôn đi kèm chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp .

b Kết quả hoạt động kinh doanh - Số lượng khách du lịch :

Lượt khách du lịch đến trong giai đoạn 1999-2010 có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 16,8 % . Nếu như năm 1999 lượng khách du lịch đến Khánh Hòa đạt 344000 lượt khách , thì đến cuối năm 2010 đã đạt 1.840000 lượ cao gấp 5,3 lần . Giai đoạn 201-2015 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 18% , năm 2015 là 4,1 triệu lượt khách , gấp 2,23 lần so với năm 2010 . Khách quốc tế đến Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2015 lượng khách quốc tế tăng trung bình 22% mỗi năm, trong năm 2015 có hơn 974.000 lượt khách quốc tế. Như vậy , qua các năm , lượt khách du lịch tại Khánh Hòa có sự tăng trưởng , nhưng ngành du lịch Khánh Hòa cũng cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm , dịch vụ du lịch .. để thu hút và giữ khách lâu hơn .

- Kết quả kinh doanh du lịch:

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch trung bình của Khánh Hòa đạt 20% năm, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái . Con số này đạt mức 6983282 triệu đồng vào năm 2015 .

Trong 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu du lịch toàn tỉnh ước đạt 3.599 tỷ đồng, đạt 46,7% kế hoạch năm và tăng 22,7% so với cùng kỳ. Có thể thấy , trong những năm qua , ngành du lịch Khánh Hòa đã đạt được nhiều thành tựu , doanh thu có tốc độ tăng trưởng cao và vượt chi tiêu so với kế hoạch năm , hàng năm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh .

c Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch - Mạng lưới giao thông :

Những năm qua , hệ thống giao thông đã được tỉnh Khánh Hòa đầu tư nâng cấp để tạo thuận lợi cho phát triển du lịch , cụ thể : nâng cấp sân bay Cam Ranh lên thành sân

bay quốc tế , các tuyến đường sắt qua Nha Trang đẻ vận chuyển khách du lịch từ tỉnh khác đến Khánh Hòa và một số cảng .

Hệ thống giao thong Khánh Hòa gồm 4 loại hình : đường hàng không , đường sắt , đường bộ và đường thủy .

+ Đường bộ : hiện có 2086 km đường giao thông . Tất cả các xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã. Hiện nay, Nha Trang đang có 6 tuyến xe buýt phục vụ công cộng… đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh. Đường lên khu du lịch Hòn Bà, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của tỉnh.

+ Đường sắt : có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc tỉnh , qua hầu hết các huyện trong tỉnh . Ga Nha Trang là ga chính , có quy mô lớn để trung chuyển khách .

+ Đường hàng không : Khánh Hòa có Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách TP. Nha Trang khoảng 35 km, cách TP. Cam Ranh 10km về phía Nam.

Tháng 9-2016, Nhà ga hành khách mới Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh đã được khởi công xây dựng với thiết kế mang vẻ đẹp của chiếc tổ yến, tổng diện tích 50.500 m2 sàn, Hiện sân bay Cam Ranh đã có các tuyến bay đến TP Hồ Chí Minh , Hà Nội ,Vinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Huế…; tuyến bay quốc tế: Nga, Hàn Quốc, Hồng Kông, Quảng Châu, Thành Đô…

+ Đường thủy : Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 5 cảng biển: Cam Ranh, Nha Trang, Hòn Khói, Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Đá Tây (Trường Sa).

- Hệ thống cấp nước thoát nước , hệ thống truyền tải điện , thông tin liên lạc luôn được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu du lịch

+ Cấp điện: Khánh Hòa sử dụng nguồn điện của mạng quốc gia 220 KV, toàn tỉnh đã phủ điện 100% đến các xã.

+ Cấp nước: Thành phố Nha Trang có Nhà máy nước công suất 70.000m3/ngày – đêm, các thị xã, thị trấn đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+Thông tin liên lạc: Khánh Hòa sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, 100% xã được phủ sóng điện thoại cố định, di động và mạng Internet. Toàn tỉnh có 103/105 xã có điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, chiếm tỷ lệ 98%.

- Các công trình văn hóa , thể thao :

Khánh Hòa có 2 sân gofl đó là Vinperl Gofl club và Diamond Bay. Một công trình khác đó là Bảo tàng Khánh Hòa ( thành lập năm 1979 ) , những năm gần đây, bảo tàng Khánh Hòa đã mở rộng liên kết, phối hợp trưng bày - triển lãm các chuyên đề về cổ vật, di sản văn hóa ở các địa phương với các bảo tàng trong nước để phục vụ công chúng và khách quốc tế xa gần. Hàng năm, bảo tàng đều tổ chức từ 2 đến 3 cuộc trưng bày như vậy để làm cho hoạt động luôn có sự đổi mới, thu hút được khách tham quan

- Các công trình y tế , ngân hàng : hiện nay tỉnh có rất nhiều bệnh viện và các ngân hàng thương mại , hệ thống thu đổi ngoại tệ , hệ thống rút tiền tự động ngày càng hoàn thiện , đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách du lịch .

d Cơ sở vật chất của ngành

- Cơ sở lưu trú và tình hình lưu trú :

Cuối năm 2000, toàn tỉnh có 168 cơ sở lưu trú với 3.414 phòng, trong đó có gần 90 cơ sở lưu trú thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nhiều khách sạn từ 3 sao đến 5 sao đi vào hoạt động như Evason Ana Mandara, Nha Trang Lodge, Yasaka-Saigon- Nha Trang, Quê Hương, Viễn Đông, Hải Yến.

Nhưng trong vòng 5 năm qua, sự tăng trưởng mạnh mẽ của lượng du khách quốc tế cũng như thời gian lưu trú đã thúc đẩy dịch vụ nghỉ dưỡng ở Nha Trang. Tổng nguồn cung của các khách sạn 3-5 sao liên tục gia tăng từ năm 2010 đến năm 2015, với mức tăng trung bình 28% mỗi năm. Đến 2015, thành phố đã có khoảng 10.600 phòng từ 84

khách sạn 3 đến 5 sao, tăng 49% so với cùng kì năm trước. Khách sạn 3 sao dẫn đầu thị trường về nguồn cung, chiếm 40% thị phần, theo sau đó là 5 sao với 31% và còn lại là 29% từ khách sạn 4 sao... Các khách sạn 5 sao như Evason Ana Mandara Nha Trang , Sunrise Resort… , 4 sao như Vinpearl Resort & Spa , Nha Trang Lodge… , 3 sao như Khách sạn Ruby , khách sạn Dendro hotel .. , 2 sao như Khách sạn Phố biển , khách sạn Sen vàng ….

Có thể thấy cơ sở lưu trú ngày càng hoàn thiện và hiện đại .

- Khu vui chơi giải trí : Dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch ngày càng đa dạng. Nhiều khu vui chơi giải trí hiện đại, ngang tầm quốc tế như khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, khu du lịch Diamond Bay ra đời và các khu du lịch khác : trung tâm du lịch Suối Khoáng nóng tháp Bà , khu du lịch Dốc lết , khu giải trí Wonderpark , công viên Phù Đổng và Khu du lịch Yang Bay. Môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh được cải thiện đã tạo tâm lý thoải mái, an toàn cho du khách cũng như các nhà đầu tư, DN kinh doanh .

e Sản phẩm và loại hình du lịch

Hiện nay Khánh Hòa có rất nhiều loại hình du lịch : Du lịch tham quan , Du lịch vui chơi giải trí , Du lịch sinh thái , Du lịch MICE , du lịch thiền , du lịch khám phá …..

Các sản phẩm du lịch : khám phá , hội nghỉ , leo núi và sinh thái – nghỉ dưỡng biển . Những năm qua , du lịch Khánh Hòa đã từng bước đa dạng hơn , đồng thời nâng cao chất lượng . Nhiều sản phẩm mới được xây dựng đưa vào khai thác như du lịch đồng quê , team buiding . Ngoài ra , còn tổ chức liên kết các cụm , trung tâm và điểm du lịch . f Công tác xúc tiến, quảng bá

Có thể nói, công tác xúc tiến quảng bá du lịch ở Khánh Hòa thời gian qua đã có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng của ngành Du lịch tỉnh , đã có nhiều hoạt động chương trình ý nghĩa đưa hình ảnh Khánh Hòa – thành phố thân thiện đến khách du lịch

Một phần của tài liệu Tổng quan du lịch tỉnh Khánh Hòa (Trang 33 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w