CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1.4 Đánh giá các nghiên cứu trước và xác định khe trống trong nghiên cứu
1.4.1 Đánh giá các nghiên cứu trước.
Đối với thế giới, đây là dòng nghiên cứu đầy đủ, đƣợc nhiều nhà nghiên cứu thực hiện với ba dòng nghiên cứu: (1) nghiên cứu về mức độ CBTT phi tài chính bắt buộc, (2) nghiên cứu về mức độ CBTT phi tài chính tự nguyện, và (3) nghiên cứu về nhân tố tác động đến mức độ CBTT phi tài chính. Các nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phương pháp chỉ số công bố, có trọng số hoặc không có trọng số, hoặc sử dụng phương pháp phân tích nội dung, hoặc kết hợp phương pháp chỉ số công bố và phương pháp phân tích nội dung để chấm điểm mức độ CBTT phi tài chính. Ngoài ra, các nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp hồi quy để kiểm định tác động của các nhân tố đến mức độ CBTT phi tài chính.
Đối với các nghiên cứu trong nước, dòng nghiên cứu (1) công bố bắt buộc thông tin phi tài chính theo các quy định chƣa đƣợc thực hiện riêng trong một nghiên cứu, dòng nghiên cứu (2) về công bố tự nguyện đã đƣợc thực hiện nhƣng còn khiêm tốn và nghiên cứu không đầy đủ về CBTT phi tài chính, còn dòng nghiên cứu (3) về nhân tố tác động đến mức độ CBTT phi tài chính, vẫn còn ít và nghiên cứu không đầy đủ về CBTT phi tài chính. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp chỉ số công bố không có trọng số để chấm điểm CBTT phi tài chính và sử dụng phương pháp thống kê để đo lường mức độ CBTT phi tài chính. Ngoài ra, các nghiên cứu còn sử dụng phương pháp mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định tác động của các nhân tố đến mức độ CBTT phi tài chính.
1.4.2 Xác định khe trống trong nghiên cứu
Năm 2016 là năm đầu tiên áp dụng thông tƣ 155/BTC trong việc CBTT của các DNNY tại Sở GDCK Việt Nam, có quy định việc CBTT phi tài chính bắt buộc vì vậy luận án được thực hiện nhằm đo lường mức độ CBTT phi tài chính theo các quy định của Việt Nam và so với CBTT phi tài chính theo hướng dẫn G4 của Tổ chức sáng kiến toàn cầu GRI, một tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới.
Về các nhân tố tác động đến mức độ CBTT phi tài chính, nghiên cứu còn rất ít tại Việt nam, chủ yếu hướng tới CBTT tự nguyện trong đó có khía cạnh nghiên cứu
thông tin phi tài chính, chƣa nghiên cứu toàn diện về CBTT phi tài chính và dữ liệu nghiên cứu được thực hiện từ những năm trước khi thông tư 200/BTC và thông tư 155/BTC đƣợc ban hành.
Từ phân tích trên, luận án sẽ phát hiện khe trống chƣa nghiên cứu về CBTT phi tài chính nhƣ sau:
(1) Đo lường mức độ CBTT phi tài chính của các DNNY theo quy định tại Việt Nam, và theo hướng dẫn G4 của Tổ chức sáng kiến toàn cầu GRI. Từ đó, đánh giá mức độ CBTT phi tài chính của DNNY Việt Nam hiện nay, đồng thời so sánh với tiêu chuẩn CBTT phi tài chính của quốc tế.
(2) Xác định các nhân tố từ tổng quan nghiên cứu và khám phá nhân tố mới tác động đến mức độ CBTT phi tài chính, đồng thời đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTT phi tài chính của các DNNY tại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến CBTT phi tài chính trên thế giới và Việt Nam, với ba dòng nghiên cứu: (1) nghiên cứu về mức độ CBTT phi tài chính bắt buộc, (2) nghiên cứu về mức độ CBTT phi tài chính tự nguyện, và (3) nghiên cứu về nhân tố tác động đến mức độ CBTT phi tài chính. Nhìn chung, các nghiên cứu trước về công bố thông tin phi tài chính nghiên cứu sử dụng phương pháp chỉ số công bố để thực hiện việc chấm điểm mức độ CBTT phi tài chính, sử dụng phương pháp thống kê dữ liệu, phương pháp hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về nhân tố tác động đến mức độ CBTT phi tài chính. Đối với thế giới, các dòng nghiên cứu này đƣợc nhiều nhà nghiên cứu thực hiện đầy đủ, nhƣng ở Việt nam, các vấn đề nghiên cứu này vẫn còn khiêm tốn. Từ đó, tác giả đã xác định vẫn còn khe trống cần nghiên cứu của luận án. Nội dung tổng quan về các nghiên cứu đã công bố ở chương 1 cũng là cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu trong chương 3.