Các hướng dẫn CBTT phi tài chính

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ công bố thông tin phi tài chính và các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Các hướng dẫn CBTT phi tài chính

Để đánh giá mức độ CBTT phi tài chính của các DNNY tại Việt Nam đang ở mức nào so với tiêu chuẩn quốc tế, nội dung phần này sẽ trình bày các hướng dẫn CBTT phi tài chính trên thế giới và tại Việt nam hiện nay.

2.2.1 Hướng dẫn CBTT phi tài chính trên thế giới

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, vì vậy việc CBTT phi tài chính là rất cần thiết cho việc giải trình của doanh nghiệp về vấn đề này. Thông tin phi tài chính đƣợc trình bày trên các BC PTBV, và có nhiều hướng dẫn lập BC PTBV của các tổ chức như:

hướng dẫn lập BC PTBV của tổ chức Sáng kiến toàn cầu (GRI), dự án công bố Cac-bon (CDP), hiệp ƣớc toàn cầu Liên hợp quốc (UNGC), khung phát triển bền vững của IFC, hội đồng báo cáo tích hợp quốc tế, trách nhiệm giải trình đối với phát triển bền vững, khung tiêu chuẩn ISO 26000:2010, hệ thống xếp hạng tác động đầu tƣ toàn cầu (GIIRS),…

Mặc dù tồn tại nhiều hướng dẫn để trình bày BC PTBV, có quốc gia còn ban hành các yêu cầu pháp lý riêng, tuy nhiên việc sử dụng khuôn khổ nào còn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Trong kết quả nghiên cứu của CSES (2011), 47/71 doanh nghiệp được khảo sát đã sử dụng hướng dẫn BC PTBV của tổ chức Sáng Kiến toàn cầu (GRI) và Hiệp ƣớc toàn cầu Liên hợp quốc (UNGC) để lập BC PTBV. Do đó, luận án trình bày hướng dẫn lập BC PTBV theo GRI, tiêu chuẩn được quốc tế sử dụng rộng rãi hiện nay.

Hướng dẫn CBTT phi tài chính của Tổ chức sáng kiến toàn cầu (GRI)

Tổ chức sáng kiến toàn cầu (GRI) là một tổ chức phi lợi nhuận, đƣợc thành lập với sứ mệnh là tạo ra một hướng dẫn, một tiêu chuẩn thực hành chung về việc lập BC PTBV nhằm giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức báo cáo hiệu quả hoạt động và các tác động về kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị.

Hướng dẫn GRI được thành lập ở Boston vào năm 1997 và G4 là phiên bản mới nhất của hướng dẫn BC PTBV GRI, được phát hành vào tháng 5/2013, cung cấp các nguyên tắc báo cáo, CBTT theo tiêu chuẩn và sách hướng dẫn thực hiện lập các BC PTBV của các tổ chức, bất kể quy mô, lĩnh vực hoặc địa điểm. Hướng dẫn G4 của GRI (sau đây được gọi là hướng dẫn G4) cung cấp tham chiếu quốc tế cho tất cả những bên quan tâm đến CBTT về phương pháp quản trị, về hiệu suất và tác động của tổ chức đối với môi trường, xã hội và kinh tế. Các báo cáo được lập theo hướng dẫn G4 phải đảm bảo thỏa mãn các nguyên tắc gồm: tính trọng yếu, tính đầy đủ, tính cân bằng, khả năng có thể so sánh, tính hữu ích, tính kịp thời, tính rõ ràng, và tính đáng tin cậy.

Hướng dẫn G4 được quốc tế công nhận là một tiêu chuẩn tốt nhất về việc lập BC PTBV, các doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn G4 để lập BC PTBV như một công cụ quảng bá hình ảnh và minh bạch thông tin doanh nghiệp. Các nhóm thông tin đƣợc trình bày trong hướng dẫn G4 như sau:

Bảng 2.3. Danh mục CBTT phi tài chính theo GRI4 Khía cạnh Mô tả

QUẢN TRỊ CÔNG TY Gov1 Các quy tắc quản trị công ty Gov2 Các quy trình quản trị công ty

Gov3 Vấn đề chống tham nhũng và Đạo đức trong công ty KINH TẾ Econ1 Giá trị kinh tế chung

Econ2 Chuỗi cung ứng sản phẩm

Econ3 Biến đổi khí hậu – Tác động, rủi ro, cơ hội

Econ4 Đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng kinh doanh không cốt lõi Econ5 Quản trị rủi ro

MÔI TRƯỜNG Env1 Năng lượng

Env2 Nước

Env3 Quản lý sự lãng phí Env4 Quyền phát thải Env5 Đa dạng sinh học Env6 Tuân thủ

Env7 Quản lý sản phẩm và dịch vụ XÃ HỘI Soc1 Sự đa dạng và cơ hội bình đẳng

Soc2 Lao động và mối quan hệ với lao động Soc3 An toàn và sức khỏe lao động

Soc4 Giáo dục và đào tạo Soc5 Quyền con người Soc6 Hoạt động cộng đồng Soc7 Trách nhiệm sản phẩm

Nguồn: Từ hướng dẫn G4 của GRI 2.2.2 Hướng dẫn CBTT phi tài chính tại Việt Nam

2.2.2.1 Quy định về CBTT phi tài chính trong hệ thống CMKT và chế độ kế toán Việt Nam

Mỗi quốc gia đều có quy định riêng về khuôn khổ trình bày thông tin, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc trình bày và công bố bắt buộc thông tin phi tài chính đƣợc quy định trong hệ thống CMKT (VAS) và chế độ kế toán Việt Nam nhƣ sau:

Bảng 2.4. Tổng hợp mục CBTT phi tài chính theo CMKT và chế độ kế toán Việt Nam Chuẩn mực Tên chuẩn mực Mô tả

VAS 21 Trình bày BCTC Trụ sở và loại hình pháp lý của doanh nghiệp.

Chuẩn mực Tên chuẩn mực Mô tả

Quốc gia đã chứng nhận tƣ cách pháp nhân của doanh nghiệp.

Địa chỉ của trụ sở doanh nghiệp.

Cơ sở kinh doanh chính (nếu khác với trụ sở) Mô tả về tính chất của các nghiệp vụ và các hoạt động chính của doanh nghiệp.

Tên của doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp mẹ của cả tập đoàn

Số lƣợng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lƣợng công nhân viên bình quân trong niên độ kế toán

VAS 23 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Việc hợp nhất kinh doanh

Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh lý tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động Việc tham gia vào một hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt

Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu

Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường

Tham gia những cam kết, thỏa thuận quan trọng

Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn VAS 25 BCTC hợp nhất và kế toán

khoản đầu tƣ vào doanh nghiệp con

Yêu cầu trình bày danh sách các doanh nghiệp con kèm theo các thông tin về phần sở hữu và tỷ lệ (%) quyền biểu quyết

VAS 07 Kế toán các khoản đầu tƣ vào doanh nghiệp liên kết

Yêu cầu trình bày danh sách các doanh nghiệp liên kết kèm theo các thông tin về phần sở hữu và tỷ lệ (%) quyền biểu quyết VAS 26 Thông tin các bên có liên quan Các giao dịch chủ yếu giữa các bên liên quan

đƣợc yêu cầu trình bày trong báo cáo tài chính mà các giao dịch đó có ảnh hưởng Giao dịch đại lý

Giao dịch thuê tài sản

Chuyển giao về nghiên cứu và phát triển Thỏa thuận về giấy phép; Bảo lãnh và thế

Chuẩn mực Tên chuẩn mực Mô tả chấp

Các hợp đồng quản lý

VAS 28 Báo cáo bộ phận Thuyết minh về sự sụt giảm nhu cầu

Thuyết minh về sự thay đổi khu vực địa lý báo cáo

TT200/BTC Thuyết minh BCTC

Trình bày thông tin bảo lãnh Thông tin cam kết

Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên kỳ kế toán năm: vụ hỏa hoạn, thông tin phá sản của khách hàng…

Thông tin về các bên liên quan Thông tin về hoạt động liên tục

2.2.2.2 Quy định về CBTT phi tài chính theo hướng dẫn CBTT trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Hướng dẫn CBTT trên thị trường chứng khoán Việt Nam được ban hành theo thông tƣ 155/2015/TT-BTC, trong đó có quy định những mục thông tin phi tài chính đƣợc yêu cầu công bố định kỳ, đƣợc liệt kê theo bảng sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp mục CBTT phi tài chính theo Hướng dẫn CBTT trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mục Mô tả

Thông tin chung về công ty Tên giao dịch, mã chứng khoán Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Địa chỉ, điện thoại, fax, website công ty Quá trình hình thành và phát triển Ngành nghề kinh doanh

Địa bàn kinh doanh Mô hình quản trị Cơ cấu bộ máy quản lý

Các công ty con, công ty liên kết

Định hướng phát triển - Mục tiêu chủ yếu Chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn

Các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng)

Các loại rủi ro về hoạt động kinh doanh Rủi ro về môi trường

Danh sách ban điều hành

Mục Mô tả

Những thay đổi trong ban điều hành

Số lƣợng cán bộ, nhân viên (tóm tắt chính sách và thay đổi chính sách)

Cơ cấu cổ đông

Môi trường Vật liệu

Năng lƣợng Nước Tuân thủ

Xã hội Số lƣợng lao động (cuối niên độ)

Số lƣợng lao động bình quân trong niên độ Mức lương trung bình đối với người lao động Việc làm, an toàn sức khỏe lao động

Giáo dục và đào tạo Các hoạt động cộng đồng

Quản trị công ty Báo cáo và đánh giá của ban giám đốc.

Đánh giá của HĐQT Quản trị công ty

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ công bố thông tin phi tài chính và các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(310 trang)