Tác động của quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ xấu và tăng trưởng kinh tế đến thanh khoản

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 4: DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Thảo luận kết quả

4.3.3. Tác động của quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ xấu và tăng trưởng kinh tế đến thanh khoản

Quy mô ngân hàng: Dựa theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ dự trữ thanh khoản và quy mô ngân hàng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Lý giải cho kết quả này như sau:

Quy mô ngân hàng được thể hiện thong qua Logarit tổng tài sản, khi sử dụng Logarit thì chênh lệch về số liệu thực tế về tổng tài sản của các ngân hàng bị thu hẹp lại, không có sự chênh lệch lớn.

Đồng thời, tại Việt Nam, có thể thấy rằng mỗi ngân hàng có một chiến lược quản lý thanh khoản khác nhau, những ngân hàng thuộc nhóm lớn có cổ phần của Nhà nước là Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV là những ngân hàng lớn nhất về quy mô tổng tài sản nhưng lại không phải là nhóm có tỷ lệ dữ trữ thanh khoản cao nhất, tỷ lệ dự trữ thanh khoản cao nhất thuộc về nhóm ngân hàng có quy mô tài sản trung bình và trên trung b nh. Điều này có thể được lý giải ở chỗ, các ngân hàng lớn có được sự hỗ trợ lớn của Nhà nước, khả năng tiếp cận nguồn vốn thị trường liên ngân hàng cao, vị thế, uy tín luôn nằm ở nhóm đầu do đó sẽ không có nhiều động cơ để tăng cường nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao; còn các ngân hàng có quy mô trung bình với tỷ lệ dữ trữ thanh khoản cao nhất đều là những ngân hàng cổ phần, nhận được ít sự hỗ trợ của Nhà nước, chịu nhiều áp lực về quản lý thanh khoản đồng thời đủ khả năng và uy tín để tự duy trì khả năng thanh khoản thông qua việc huy động từ người dân, tổ chức.

Vốn chủ sở hữu: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ dự trữ thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù, theo lý thuyết thì một ngân hàng thương mại có vốn chủ sở hữu càng cao thì khả năng chống chọi với rủi ro hàng tốt hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao th chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập càng cao và ngược lại.

Tuy nhiên, tại Việt Nam thì vốn chủ sở hữu không thể hiện được vai trò của nó. Bởi sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP, các NHTM phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt được 1.000 tỉ đồng (đến 31/12/2008) và 3.000 tỉ đồng (đến 31/12/2010, sau đó được gia hạn đến 31/12/2011) đã tạo nên áp lực tăng vốn cho các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ.

Theo nghiên cứu về sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đoàn kinh tế tại Việt Nam của Vũ Thành Tự Anh, Trần Thị Quế Giang, Nguyên Đức

Mậu, Nguyễn Xuân Thành Và Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013) đã đưa ra nhận xét việc tăng vốn điều lệ của các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn này không xuất phát từ nhu cầu có tính chất tự thân để nâng cao tiềm lực tài chính cũng như khả năng cạnh tranh mà vô h nh trung đã bị “hành chính hóa”, việc tăng vốn trở thành áp lực có tính áp đặt, dẫn đến nhiều ngân hàng rơi vào t nh thế khó khăn. Cốt lõi của việc tăng vốn đó là các ngân hàng t m kiếm những nhà đầu tư chiến lược, vừa có tiềm lực tài chính, vừa am hiểu lĩnh vực ngân hàng, đồng thời có kỹ năng quản trị tốt.

Nhưng lúc này, các ngân hàng với áp lực tăng vốn quá gấp rút đã buộc phải hủy bỏ hoặc tạm gác lại việc tìm kiếm những nhà đầu tư như vậy để thay bằng những nhà đầu tư nhiều tiền nhưng lại thiếu chuyên nghiệp hoặc những nhóm lợi ích vụ lợi,

“muốn biến ngân hàng trở thành cổng tài chính cho các dự án đầy tham vọng và rủi ro của m nh.””

Đồng thời, áp lực tăng vốn cũng khiến cho các ngân hàng tìm cách lách luật, tăng vốn ảo bằng cách sở hữu chồng chéo với nhau. Điều này vừa làm méo mó các quy định quản lý của Ngân hàng nhà nước, vừa gây ra rủi ro cho hệ thống NHTM.

Nợ xấu: Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với thanh khoản. Quan hệ nghịch biến này được lý giải là ngân hàng sử dụng tiền gửi huy động để cho vay, nhưng khi rủi ro xảy ra, khách hàng bị vỡ nợ hoặc không trả được nợ, ngân hàng sẽ không đòi được tiền vay, điều này làm lượng tiền mặt của ngân hàng bị giảm xuống kéo theo sự sụt giảm của tổng tài sản.

Trong khi nghĩa vụ trả nợ tiền gửi khi khách hàng rút tiền vẫn còn đó th việc không có luồng tiền về từ hoạt động cho vay sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Bên cạnh đó, khi một ngân hàng bị công bố một tỷ lệ nợ xấu cao th đa phần tâm lí chung của người gửi tiền sẽ lo sợ và sẽ đến rút tiền của họ để gửi vào ngân hàng khác, điều này làm cho thanh khoản của ngân hàng càng trở nên giảm sút. Tuy nhiên, mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Điều này được lý giải là số liệu nợ xấu của các NHTM công bố trên BCTC dựa theo dựa trên Chuẩn mức Kế toán Việt Nam (VAS) và các quy định về phân loại nợ của NHNN, tỷ lệ này không phản ánh đúng thực tế, bởi các ngân hàng sử dụng những thủ thuật kế toán khác nhau để

giấu bớt nợ xấu. Có nhiều tổ chức đã nghiên cứu về nợ xấu tại Việt Nam như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Moody’s, kết quả về nợ xấu của các tổ chức này công bố đều cao hơn rất nhiều so với số liệu nợ xấu của các NHTM đưa lên trên BCTC.

Tăn rưởng kinh tế: Theo kết quả nghiên cứu, tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tỷ lệ thuận với thanh khoản. Tuy nhiên, mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã thực hiện mô hình hồi quy với các yếu tố tác động đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam, nguồn số liệu được lấy từ 25 NHTM Việt Nam từ 2008-2017.

Kết quả cho thấy, các yếu tố quy mô ngân hàng, quy mô tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với thanh khoản; tuy nhiên, các tác động của quy mô tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa về mặt thống kê. Còn các yếu tố tăng trưởng cho vay, tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay có tác động ngược chiều với thanh khoản.

Kết quả chương 4 là cơ sở để cho tác giả đưa ra kết luận và các hàm ý quản trị trong chương 5.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)