MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH học 12, 2019 THEO cấu TRÚC mới, học kì 1 (Trang 49 - 52)

Chương II. TÍNH QUI LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI

Bài 12. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ

III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN

1. Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của một KG.

VD: Con tắc kè hoa:

- Trên lá cây: Da có hoa văn màu xanh của lá.

- Trên đá: Da có màu hoa của rêu đá.

- Trên thân cây: Da có màu hoa nâu.

Tập hợp các kiểu hình trên của một con tắc kè (một KG) tương ứng với các chế độ môi trường được gọi là mức phản ứng.

- Mức phản ứng được chia thành 2 loại:

+ Mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng về số lựng như: năng suất sữa, khối lượng,

trả lời các câu hỏi.

GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: Có thể xác định rễ dàng mức phản ứng của một KG hay không?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời.

GV liên hệ: Trong sản xuất, chăn nuôi muốn nâng cao năng suất thực cần phải làm gì?

(mối quan hệ giữa yếu tố giống, kĩ thuật canh tác và năng suất thu được).

GV: Thế nào là sự mềm dẻo về KH?

Hình vẽ 13 thể hiện điều gì?

HS:Mức phản ứng của 2 KG khác nhau trong cùng một điều kiện môi trường.

GV:Vậy mức độ mềm dẻo của KH phụ thuộc vào yếu tố nào? (kiểu gen)Sự mềm dẻo về KH của mỗi KG có ý nghĩa gì đối với chính bản thân sinh vật?Từ những phân tích trên hãy nêu những tính chất và đặc điểm của sự mềm dẻo KH của sinh vật?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng, sữa

+ Mức phản ứng hẹp: là những tính trạng chất lượng.

2. Xác định mức phản ứng của một kiểu gen.

- Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng một KG. - Đối với cây sinh sản sinh dưỡng cắt cành đồng loạt của cùng một cây đem trồng ở những điều kiện môi trường khác nhau và theo dõi đặc điểm của chúng.

3. Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến):

- Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình(thường biến).

- Sự mềm dẻo kiểu giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường.

- Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen.

- Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định.

4. Củng cố

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:

A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.

C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng

(CĐ 2010 –MĐ 251): Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.

B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.

C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.

D. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.

(CĐ 2010 –MĐ 251): Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.

C. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.

D. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.

(Câu 17,ĐH 2008 - Mã đề thi 379) Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền?

A. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp.

B. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả.

C. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

D. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.

5. Rút kinh nghiệm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích mẫu vật.

- Phát triển được năng lực vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

- Rèn được một số thao tác lai giống.

II. CHUẨN BỊ.

1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.

- Cây cà chua bố mẹ, mảnh vườn.

- Kẹp, kéo, kim mũi mác, đĩa kính đồng hồ, bao cách li, nhãn, bút chì, bút lông, bông, hộp pêtri

2. Chuẩn bị cây bố mẹ.

- Chọn giống: chọn nhiều cây khác nhau rõ ràng về hình dạng hoặc màu sắc quả để có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt thường.

- Gieo hạt những cây dùng làm bố trước những cây dùng làm mẹ từ 8 đến 10 ngày.

- Khi cây bố ra hoa thì tỉa bớt hoa, ngắt bỏ quả non, tập trung lấy phấn được tốt.

- Khi cây mẹ được 9 lá thì bấm ngọn, chỉ để 2 cành (3 chùm hoa/cành, 3-5 quả/chùm).

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH học 12, 2019 THEO cấu TRÚC mới, học kì 1 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w