Định hướng phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020

Một phần của tài liệu tìm hiểu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh ninh bình (Trang 54 - 89)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.3. Định hướng phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020

3.1.3.1 Quan điểm phát triển

Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước, từ điều kiện cụ thể về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn...ngành du lịch Ninh Bình phấn đấu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với các quan điểm:

* Phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Để du lịch Ninh Bình phát triển tương xứng với tiềm năng và hội nhập khu vực, cần đưa du lịch Ninh Bình phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái – đây là một trong những quan điểm quan trọng nhất trong phát triển du lịch Ninh Bình; phát triển du lịch phải đảm bảo sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thế hệ tương lai. Muốn vậy, hoạt động du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lí phù hợp với việc tôn tạo, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sao cho cảnh quan môi trường tự nhiên không bị xâm hại và được bảo tồn phát triển. Để

49

phát triển du lịch Ninh Bình nhanh và bền vững trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung theo hướng:

- Phát triển du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ môi trường; - Phát triển du lịch văn hóa, tâm linh gắn với các lễ hội truyền thống; - Phát triển du lịch thể thao, mạo hiểm gắn với hệ thống các hang động.

* Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội

Phát triển du lịch phải dựa trên phương châm bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt đối với Ninh Bình. Quan điểm này cần được quán triệt đầy đủ trong việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược và các đề xuất, giải pháp về tổ chức quản lý, thiết kế, quy hoạch, tổ chức không gian, phân tích đánh giá thị trường… để hình thành và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Phát triển du lịch dựa vào sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch để nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của tỉnh

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì vậy cần tranh thủ phát huy nguồn nội lực (trong đó đáng chú ý là nguồn lực của các doanh nghiệp trong tỉnh và nguồn lực từ trong dân) cũng như tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

* Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan

Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng như bảo tồn giá trị cảnh quan là những yếu tố mang lại sự bền vững cho hoạt động du lịch. Du lịch Ninh Bình đã xác định các giá trị về văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đang sinh sống tại đây, hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống… là các động lực quan trọng để thu hút khách. Phát triển du lịch đồng thời với việc bảo vệ môi trường xã hội, ngăn chặn và hạn chế những ảnh

50

hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch tác động đến môi trường xã hội, thuần phong mĩ tục.

* Phát triển du lịch Ninh Bình phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận và khu vực

Ninh Bình có mối quan hệ lâu năm với các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Nam Định,… Sự phát triển của du lịch Ninh Bình không thể tách rời mối quan hệ liên vùng để tạo thành một chương trình du lịch hoàn chỉnh và liên tục theo những nội dung khác nhau. Như vậy sẽ đảm bảo tính liên kết vùng để tạo nên những thị trường khách ổn định, phù hợp với sản phẩm du lịch mà Ninh Bình có thể phát triển.

* Phát triển du lịch phải quan tâm đến lợi tích của cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch

Phát triển du lịch tạo cho cộng đồng dân cư trong khu, điểm du lịch và vùng phụ cận có việc làm thông qua các dịch vụ du lịch. Tạo cho họ có thu nhập và ổn định cuộc sống. Từ đó, cộng đồng dân cư sẽ có ý thức bảo vệ khu, điểm du lịch, đồng thời có trách nhiệm cùng với Nhà nước bảo vệ và phát triển khu, điểm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

3.1.3.2. Những mục tiêu và định hướng phát triển du lịch ở Ninh Bình

Trên cơ sở tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển du lịch hình thành được các điểm, tuyến và trung tâm du lịch nội vùng và liên vùng trong tỉnh cũng như với cả nước và quốc tế trong mối quan hệ hội nhập để phát triển kinh tế du lịch lâu dài. Tạo cho kinh tế du lịch Ninh Bình điều kiện cần thiết để không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn theo định hướng giữ gìn văn hóa, cảnh quan môi trường.

Du lịch Ninh Bình phải được phát triển tiến kịp với sự phát triển du lịch cả nước, thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô và hiệu quả kinh tế tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.

* Mục tiêu phát triển du lịch

- Mục tiêu kinh tế: Tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và sự đóng góp của du lịch và GDP của toàn tỉnh góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh

51

thần Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ VIII. Phấn đấu đến năm 2015 đón 3 triệu lượt khách du lịch trở lên, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế; thu hút 0,95 triệu đến 1 triệu trở lên khách lưu trú tại Ninh Bình, trong đó có 350.000 – 400.000 khách quốc tế. Từ năm 2015 trở đi, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 10%/năm. Thu nhập từ du lịch đến năm 2015 đạt 1.500 tỷ đồng, các năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 15%/năm. Thu nhập từ du lịch năm 2020 trở đi chiếm trên 10% GDP toàn tỉnh.

- Mục tiêu văn hóa – xã hội: Phát triển kinh tế du lịch gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa chung của địa phương, đồng thời khai thác các di sản văn hóa, nghệ thuật có giá trị, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Các di tích lịch sử, công trình văn hóa, đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Ninh Bình nhằm chọn lọc những di sản văn hóa, nghệ thuật có giá trị, chất lượng cao, có sức thu hút khách. Xây dựng đồng bộ hệ thống CSHT cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên. Ưu tiên đầu tư xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng (Resort) từ 3 - 5 sao. Phấn đấu đến năm 2015, tổng số khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3 - 5 sao tăng thêm so với năm 2008 là 20 khách sạn với 2.500 phòng. Đồng thời quan tâm đúng mức việc phát triển các làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại hình du lịch ở nhà dân (Homestay). Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động: đến năm 2015, lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 8.000 - 10.000 người (năm 2009 là 1.000), lao động gián tiếp là 20.000 người (năm 2009 là 5.350).

- Mục tiêu hỗ trợ phát triển: Cung cấp thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển du lịch và ngược lại. Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng và phương thức quản lý các khu du lịch lớn. Từ nay đến năm 2015 tập trung hoàn chỉnh khu Tràng An, chùa Bái Đính, Cố Đô Hoa Lư và sông Sào Khê, Kênh Gà - Vân Trình, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, sân golf, khu du lịch Hồ Đồng Thái, Tam Cốc - Bích Động, Thung Nắng, Hang Bụt…. Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài

52

nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước.

* Định hướng phát triển du lịch

- Định hướng chung: Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước. Phát triển kinh tế du lịch theo định hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch địa danh di tích lịch sử, văn hóa cảnh quan môi trường, gắn liền phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, môi trường văn hóa… giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Tăng nhanh tỷ trọng doanh thu từ du lịch trong GDP của tỉnh nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ. Nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ra công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế.

- Định hướng cụ thể:

Tăng tỷ trọng GDP du lịch trong khu vực dịch vụ: Trong quá trình phát triển kinh tế đến năm 2020, ngành dịch vụ - du lịch Ninh Bình được coi là ngành kinh tế trọng điểm và được ưu tiên phát triển. Hiện nay, đóng góp của du lịch trong GDP chưa thật sự cao trong thực tế. Vì vậy, kế hoạch của tỉnh phải nâng dần tỷ trọng GDP du lịch bình quân trong GDP của khu vực dịch vụ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.2. Dự báo đóng góp của ngành du lịch vào GDP giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Tổng sản phẩm xã hội (Theo giá

hiện hành)

Ngành dịch vụ Trong đó: Du lịch Giá trị Cơ cấu

trong GDP (%) Tỷ trọng trong GDP (%) Tỷ trọng trong khu vực dịch vụ (%) 2015 22.500 1.500 42 4,45 12,00 2020 44.000 2.640 45 6,00 15,00

53

+ Khách du lịch: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình còn khiêm tốn do điều kiện CSVCKT, CSHT còn chưa phát triển, các sản phẩm du lịch chưa thực sự phong phú, các khu vui chơi giải trí còn thiếu nhiều. Trong những năm tới lượng khách du lịch dự kiến sẽ tăng cao khi CSHT được đầu tư, nâng cấp. Dự báo tổng số lượt khách tăng trong năm 2015 là 25,2% trong đó lượt khách quốc tế tăng 25,8%.

Bảng 3.3. Dự báo số lƣợng khách du lịch đến năm 2020

Đơn vị: Triệu lượt khách

Loại khách Năm

2015 2020

Tổng số 4,880 6,750

Khách nội địa 3,808 5,530

Khách quốc tế 1,072 1,220

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, 2010)

+ Doanh thu du lịch: Nguồn doanh thu chủ yếu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch, hàng lưu niệm, hàng thủ công truyền thống và các dịch vụ ăn uống khác (tắm hơi, giặt là, karaoke…). Trong những năm tới, khi sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng hơn và chất lượng cũng được nâng cao thì thời gian lưu trú sẽ dài hơn, mức độ chi tiêu của khách du lịch nội địa cũng như quốc tế sẽ tăng lên tương xứng. Từ đó, doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh du lịch. Có thể thấy rằng khách du lịch đến Ninh Bình dành phần lớn nguồn chi tiêu của mình cho dịch vụ lưu trú và ăn uống. Do vậy, việc cần thiết là đầu tư cho sản xuất các mặt hàng lưu niệm và đầu tư cải tạo, xây mới các khu vui chơi giải trí để có thể hướng khách du lịch chi tiêu nhiều hơn vào mua sắm hàng hóa và các dịch vụ vui chơi, giải trí.

54

Bảng 3.4. Dự báo doanh thu từ du lịch đến năm 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Loại doanh thu Năm

2015 2020

Tổng doanh thu 1.500 2.640

Khách nội địa 1.332,60 2.250,70

Khách quốc tế 167,40 389,30

( Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình)

3.2. Định hƣớng tổ chức lãnh thổ du lịch Ninh Bình

3.2.1. Các loại hình du lịch

Các loại hình du lịch được xác định trên cơ sở tiềm năng tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Ninh Bình có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc.

- Về tài nguyên du lịch tự nhiên

Ninh Bình có các TNDL tự nhiên tiêu biểu như: VQG Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái Tràng An, suối nóng Kênh Gà, Tam Cốc – Bích Động, các hang động,…

- Về tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn ở Ninh Bình rất độc đáo, có thể kể đến các di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, phòng tuyến Tam Điệp, các lễ hội, công viên,…

Căn cứ vào tiềm năng du lịch và các điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật trên địa bàn lãnh thổ, những loại hình du lịch chủ yếu mà Ninh Bình có thể tổ chức được gồm:

- Du lịch nghỉ dưỡng; du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái; du lịch thể thao; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch văn hóa; du lịch cuối tuần.

55

3.2.2. Các điểm, cụm và tuyến du lịch

3.2.2.1. Điểm du lịch

Ninh Bình là tỉnh giàu có về tài nguyên du lịch cùng với vị trí địa lí thuận lợi, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách ngày càng cao là điều kiện để thu hút khách du lịch và nâng cao doanh thu. Các điểm du lịch được chia thành 3 nhóm chính: nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, nhóm điểm du lịch có ý nghĩa vùng, nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa phương.

- Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia

+ Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư

Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử Việt Nam. Xưa nơi đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. .Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ. Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km² thuộc tỉnh Ninh Bình. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại. Đây là lợi thế để phát triển du lịch văn hoá, du lịch tham quan, tìm về cội nguồn cha ông.

Với khoảng cách 100 km tính từ Hà Nội và sự thuận tiện của hệ thống giao thông thì du khách chỉ mất khoảng hơn hai tiếng đồng hồ đi ôtô để đến Cố đô Hoa Lư… Đến đây và được nghe những câu chuyện về các vị vua được kể một cách giản dị, thành kính và đầy tự hào của các thuyết minh viên tại điểm chắc chắn sẽ khiến cho du khách thấy tự hào về lịch sử nước nhà. Tại khu trung

Một phần của tài liệu tìm hiểu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh ninh bình (Trang 54 - 89)