Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu tìm hiểu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh ninh bình (Trang 28 - 53)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình

1.2.2.1. Điểm du lịch

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị được coi là cơ sở trong phạm vi một tỉnh. Có thể chia các điểm du lịch thành 3 nhóm chủ yếu:

+ Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia: đặc trưng cơ bản của nhóm này là sự độc đáo về tài nguyên du lịch và có khả năng thu hút khách cao. Thang điểm đánh giá từ 33 đến 54 điểm.

+ Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa vùng: nhóm này có tài nguyên du lịch tương đối phong phú, có khả năng thu hút tương đối cao khách du lịch. Thang điểm đánh giá từ 22 đến 32 điểm.

+ Nhóm du lịch có ý nghĩa địa phương: tài nguyên du lịch không thật đặc sắc, một số điểm quá xa đường giao thông, quy mô nhỏ nên sức hấp dẫn khách du lịch còn hạn chế. Thang điểm đánh giá dưới 22 điểm.

Ninh Bình có các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, thu hút đông khách du lịch: núi Non Nước, lăng vua Đinh và lăng vua Lê, núi chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm, Tam Cốc, hang động Tràng An,….Những điểm du lịch có ý nghĩa vùng có sức thu hút khách tương đối lớn như: những địa điểm của khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, động Thiên Tôn, ,…và rất nhiều các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương.

23

Bảng 1.4. Bảng điểm đánh giá các điểm du lịch ở Ninh Bình

1.2.2.2. Cụm du lịch

Ninh Bình có nhiều điểm du lịch. Các điểm du lịch tập trung quanh một khu vực tạo nên cụm du lịch. Các khu vực có nhiều điểm du lịch bao gồm: TP Ninh Bình, các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan. Các huyện khác có dưới 2

Điểm du lịch Địa điểm

Sự kết hợp đồng bộ TNDL và CSVCKT Số lƣợng TNDL Chất lƣợng TNDL CSHT CSVC KT Số lƣợng khách du lịch Vị trí điểm du lịch Tổng số

Cố đô Hoa Lư Hoa Lư 12 4 6 6 3 4 35

Nhà thờ đá Phát

Diệm Kim Sơn 12 2 6 6 4 3 33

VQG Cúc

Phương Nho Quan 12 6 6 4 4 3 35

Chùa Bái Đính Gia Viễn 9 4 6 6 4 4 33

Khu căn cứ CM

Quỳnh Lưu Nho Quan 9 2 4 4 1 2 22

Suối nóng Kênh

Gà Gia Viễn 6 4 6 2 2 2 22

Tràng An Hoa Lư 12 4 6 6 3 3 34

Tam Cốc – Bích

Động Hoa Lư 9 6 6 4 4 4 33

Vân Long Gia Viễn 12 4 6 4 4 3 33

Động Vân Trình Nho Quan 3 4 4 2 2 2 17

Chùa Địch Lộng Gia Viễn 3 2 2 4 2 3 16

Đồn Gián Khẩu Gia Viễn 3 2 2 4 1 3 15

Động Thiên Hà Nho Quan 3 2 2 2 2 1 12

Động

Nham Hao Nho Quan 3 2 2 2 2 1 12

Núi chùa Non Nước

TP Ninh

Bình 6 2 4 4 1 4 21

Quảng trường Đinh Tiên Hoàng

Đế

24

điểm du lịch. Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá đã đưa ra ở trên, các cụm du lịch ở Ninh Bình được đánh giá như sau:

Bảng 1.5. Bảng điểm đánh giá các cụm du lịch ở Ninh Bình

Cụm

Chỉ Tiêu

TP Ninh

Bình Hoa Lư Gia Viễn Nho Quan

Vị trí địa lí Điểm 4 4 3 1 Hệ số 2 2 2 2 Tổng 8 8 6 2 Số lượng TNDL Điểm 2 4 4 1 Hệ số 3 3 3 3 Tổng 6 12 12 3 Chất lượng TNDL Điểm 4 4 3 2 Hệ số 3 3 3 3 Tổng 12 12 9 6 Số lượng điểm du lịch Điểm 3 4 4 2 Hệ số 3 3 3 3 Tổng 9 12 12 6 CSHT- CSVCKT Điểm 4 3 3 2 Hệ số 2 2 2 2 Tổng 8 6 6 4 Số lượng khách du lịch Điểm 2 4 4 2 Hệ số 1 1 1 1 Tổng 2 4 4 3 Doanh thu du lịch Điểm 3 4 4 2 Hệ số 1 1 1 1 Tổng 3 4 4 3 Tổng 48 58 53 27 1.2.2.3. Tuyến du lịch

Tuyến du lịch là sự kết nối các điểm du lịch với nhau tạo nên một tour du lịch theo lãnh thổ. Cơ sở xác định tuyến du lịch chính là các điểm du lịch và mạng lưới giao thông vận tải. Về mặt không gian, tuyến du lịch có thể là tuyến

25

nội vùng hoặc liên vùng. Dựa vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu, các tuyến du lịch ở Ninh Bình được đánh giá trong bảng sau:

Bảng 1.6. Bảng điểm đánh giá các tuyến du lịch ở Ninh Bình

Tuyến du lịch Số lƣợng TNDL Chất lƣợng TNDL Sự tiện lợi về GTVT Đồng bộ về CSHT Thời gian hoạt động Tổng điểm TP Ninh Bình – Hoa Lư 12 9 8 8 4 41 TP Ninh Bình – Gia Viễn 12 9 6 6 3 36 TP Ninh Bình – Nho Quan 3 6 4 2 4 19

Hoa Lư – Kim

Sơn 9 9 6 4 3 31 TP Ninh Bình – Tam Điệp 3 3 6 4 3 19 Ninh Bình – Hà Nội 9 12 8 6 4 39 Ninh Bình- Nam Định- Thái Bình- Hải Phòng- Quảng Ninh 9 12 8 6 4 39 Ninh Bình – Hòa Bình 12 12 8 6 4 42 Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An 9 9 6 6 3 33 Ninh Bình- Lạng

Sơn- Trung Quốc 6 9 4 4 3 26

Ninh Bình- Quảng

Ninh- Trung Quốc 12 12 8 6 3 41

Ninh Bình – Điện

26

CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

2.1. Đánh giá các nguồn lực chính

2.1.1. Vị trí địa lí

Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa phía nam và tây nam của Đồng bằng sông Hồng. Phía bắc giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam với chiều dài 15 km. Phía tây bắc giáp 2 huyện Yên Thủy và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình với chiều dài 66 km. Phía nam là vịnh Bắc Bộ với chiều dài đường bờ biển 16,5 km. Phía đông và đông bắc giáp huyện Ý Yên, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, lấy sông Đáy là ranh giới với chiều dài 87 km. Phía tây và tây nam giáp huyện Thạch Thành, thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa với chiều dài 87 km.

Tọa độ địa lí của tỉnh Ninh Bình: điểm cực nam: 19º57’ độ vĩ bắc (cửa Đáy, xã Kim Đông, huyện Kim Sơn), điểm cực bắc: 20º28’ độ vĩ bắc (xóm Lạc Hồng, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan), điểm cực tây: 105º32’30” độ kinh đông (núi Điện, rừng Cúc Phương, huyện Nho Quan), điểm cực đông: 105º53’20” độ kinh đông ( bến Đò Mười, xã Xuân Thiện, huyện Kim Sơn).

Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1405,04 km², chiếm 0,04% diện tích của cả nước. So với các tỉnh thành cả nước, về diện tích tự nhiên, Ninh Bình thuộc loại tỉnh nhỏ.

Ninh Bình nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Bộ rộng lớn, giàu có về tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào. Ninh Bình nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế của tỉnh.

Ninh Bình nằm trên tuyến giao thông huyết mạch (quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam) và đầu mút của đại lộ phía Tây (đường Hồ Chí Minh), nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội với các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, với thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông

27

Cửu Long. Ninh Bình còn là cửa ngõ giao lưu của các tỉnh phía nam với vùng Tây Bắc giàu tiềm năng về tự nhiên, nhưng thiếu nhân lực, thiếu vốn và kĩ thuật. Ở vào vị trí cửa ngõ phía nam vùng Đồng bằng sông Hồng, vừa có đường bộ, đường sắt và đường sông. Ninh Bình là một trong ba tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để mở rộng các mối liên hệ nội vùng, ngoại vùng tạo động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Với những lợi thế về vị trí địa lí như vậy, Ninh Bình có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế nhất là thương mại du lịch. Vấn đề đặt ra là phải khai thác có hiệu quả những lợi thế nói trên, biến những tiềm năng thành hiện thực.

28

29

2.1.2. Tài nguyên du lịch

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Địa hình

Ninh Bình là vùng đất “đầu gối rừng, lưng áp biển”, “Núi không cao mà hiểm, sông không sâu mà nước chảy xiết”, “con người, phong tục thuần hậu” (Nguyễn Tử Mẫn). Dải đất này đã được các nhà chiến lược quân sự từ thời phong kiến coi “là cổ họng giữa bắc – nam” (Đại Nam thống nhất chí).

Lãnh thổ Ninh Bình nằm ở vùng rìa đồng bằng Bắc Bộ, lại vừa nằm trong vùng chuyển tiếp Hòa Bình – Thanh Hóa nên nền địa chất và địa hình có cấu tạo không đồng nhất. Địa hình Ninh Bình có hướng nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, từ vùng núi Nho Quan, Tam Điệp tới miền đồng bằng Hoa Lư, Yên Khánh rồi thấp dần ra vùng biển Kim Sơn. Địa hình Ninh Bình khá đa dạng, được thể hiện ở một số dạng tiêu biểu như: vùng đồng bằng với đất đai màu mỡ, bãi bồi bên sông, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp tạo ra những sản phẩm độc đáo phục vụ khách du lịch; địa hình đồi gò đá phiến; địa hình núi đá vôi hiểm trở với rất nhiều kiểu cácxtơ phong phú như cácxtơ dạng vòm, dạng phủ, dạng kín, hang động cácxtơ, thung cácxtơ, cánh đồng cácxtơ.

Xét về mặt địa mạo, địa hình cácxtơ là dạng địa hình đặc trưng độc đáo nhất của Ninh Bình, đồng thời có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, đặc biệt là về du lịch. Kiểu địa hình cacxto độc đáo nhất là khu vực Cố đô Hoa Lư và Tam Cốc – Bích Động, đây là kiểu cacxto vịnh Hạ Long hay “Hạ Long cạn”.

Dạng địa hình đồi núi – cácxtơ Ninh Bình tạo ra khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng,…

- Khí hậu

Là một bộ phận của đồng bằng sông Hồng, nên Ninh Bình nằm trong đới gió mùa chí tuyến á đới có một mùa đông lạnh khô. Hàng năm lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ lớn với tổng bức xạ 110 - 120 kcal/cm²/năm và cán cân bức xạ cao 87,2 kcal/cm²/năm. Chính điều này đã tạo cho Ninh Bình một nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm từ 23,3 – 24ºC vượt tính chất nhiệt đới là

30

21ºC. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 13 - 15ºC, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 28,5ºC. Tổng nhiệt độ năm 8500 giờ, số tháng có nhiệt độ trên 20ºC tới 8 – 9 tháng trong năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình năm đạt 1870 mm.

Sử dụng chỉ tiêu khí hậu đối với sinh học con người để đánh giá tài nguyên khí hậu do học giả người Ấn Độ đưa ra có thể xếp khí hậu Ninh Bình theo các chỉ tiêu này như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm 23ºC→ xếp hạng 1.

- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 28,5ºC→ xếp hạng 2. - Biên độ năm của nhiệt độ trung bình là 14ºC→ xếp hạng 3. - Lượng mưa trung bình năm 1870 mm→ xếp hạng 1.

Nhìn chung, khí hậu Ninh Bình khá thuận lợi cho du khách tiến hành các hoạt động du lịch. Với 2 trong 4 chỉ tiêu xếp hạng 1, tức là thích nghi, một chỉ tiêu khá thích nghi. Riêng chỉ tiêu biên độ dao động nhiệt độ trung bình năm xếp hạng 3, tức là khó thích nghi.

- Thủy văn

Hệ thống sông ngòi của Ninh Bình có mật độ khoảng 0,6 – 0,9 km/km².

Mạng lưới sông suối của tỉnh phân bố tương đối đều, gồm hàng chục con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 1000 km. Các sông lớn thường chảy theo hướng tây bắc – đông nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ. Một số sông chính trong mạng lưới sông ngòi ở Ninh Bình là sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Nho Quan, sông Vạc.

Ngoài hệ thống sông ngòi, Ninh Bình có nhiều sông, hồ, đầm như Đầm Cút (Gia Viễn), hồ Thường Sung, hồ Đồng Liên (Nho Quan), hồ Đồng Thái và hồ Yên Thắng (Yên Mô). Các hồ này đều có cảnh quan đẹp, nằm ngay chân các núi đá vôi có thể phát triển du lịch.

Một đặc điểm khá độc đáo của thủy văn Ninh Bình, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt và du lịch là các suối nước nóng và các nguồn nước cácxtơ. Nước suối Kênh Gà nổi tiếng lâu nay có tác dụng chữa bệnh và dùng làm nước giải khát. Ngoài ra các suối nước nóng Thường Sung (Cúc Phương),

31

Kỳ Phú (Nho Quan) đều có ý nghĩa chữa bệnh và du lịch. Các nguồn nước cácxtơ chảy từ trong hang ra cung cấp nước cho các con mương, ngòi lạch có ở hầu hết các chân núi. Đặc biệt ở khu vực đá vôi Hoa Lư (Trường Yên, Tam Cốc,…) chúng vừa là nguồn nước sạch vừa tạo ra các cảnh quan kì thú cho du khách chiêm ngưỡng.

- Sinh vật

Tỉnh có rừng Cúc Phương là nơi có địa hình đá vôi hiểm trở và lại được Nhà nước quy hoạch bảo vệ từ lâu nên rừng còn phong phú.

Theo số liệu điều tra mới nhất, Cúc Phương có: 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát, 65 loài cá, 2000 loài côn trùng. Thuộc địa hình cácxtơ nửa che phủ, Cúc Phương có nhiều hang động đẹp với những cái tên rất gợi cảm: động Sơn Cung, động Vui Xuân, động Phò Mã,…

Ngoài ra, ở một số nơi trên các sườn núi đá vôi có thảm thực vật thứ sinh nghèo. Ở ven biển thuộc huyện Kim Sơn có một ít rừng ngập mặn với cây sú, vẹt thưa thớt.

Như vậy, Ninh Bình có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên tương đối đa dạng thích hợp với nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch giải trí, du lịch tham quan,…

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

- Dân cư, dân tộc

Tính đến năm 2012, dân số của Ninh Bình là 915,9 nghìn người, chiếm 4,5% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và khoảng 1,03% dân số cả nước. Ninh Bình là một trong những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng với 665 người/km² (năm 2012). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở thành phố, thị xã. Hai huyện Nho Quan và Gia Viễn có mức tập trung dân cư thấp hơn. Các huyện còn lại có mức tập trung dân số khá cao.

Đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh có 22.467 người, chiếm 2,1 % dân số, cùng sống hòa đồng với cộng đồng dân cư ở 8 huyện, thành phố, thị xã, trong đó dân tộc Mường có 21.748 người, dân tộc Tày có 447 người và một số dân tộc khác như: Nùng, Thái, Dao, Hoa,…sinh sống tại các xã vùng cao thuộc huyện

32

Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn, Thị xã Tam Điệp. Điều này đã tạo ra những nét đẹp văn hóa dân gian – văn hóa truyền thống của riêng Ninh Bình.

- Các di tích lịch sử, văn hóa

Bên cạnh sự phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên, Ninh Bình có những tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử nổi tiếng, mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế, gắn với các giai đoạn lịch sử, kiến trúc quan trọng của Việt Nam. Điểm văn hóa, lịch sử nổi tiếng có giá trị cho phát triển du lịch đó là khu di tích cố đô Hoa Lư với đền thờ vua Đinh – Lê và quần thể kiến trúc nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn). Các lễ hội quan trọng là lễ hội Trường Yên (từ 8/3 đến 10/3 âm lịch) và lễ hội điện Thái Vi (nửa đầu tháng 3 âm lịch)

Bên cạnh đó Ninh Bình còn có nhiều các di tích văn hóa lịch sử có giá trị khác như lễ hội Trường Yên, đền Thái Vi, chùa Tam Cốc và những công trình khác gắn với các cảnh quan tự nhiên làm tăng thêm sự phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch Ninh Bình.

Nhìn chung, các lễ hội ở Ninh Bình mang nét độc đáo của một miền quê giàu truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lễ hội khơi dậy truyền thống đấu tranh của quân dân Ninh Bình. Chủ đề các lễ hội đều toát lên nội dung xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Các lễ hội chứa đựng nhiều

Một phần của tài liệu tìm hiểu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh ninh bình (Trang 28 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)