CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP ĐÁP ƯNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các luận điểm về khoa học giáo dục, hoạt động dạy và học đã được nghiên cứu có hệ thống điển hình được tác giả Phạm Khắc Chương (2008) nêu trong nghiên cứu:
J.A.Komenxky đưa ra quan điểm nhận định “việc dạy học phải qua sự vật hiện tượng, vì sự vật là vật chất, thân thể, lời nói là cái ảo…”. Tác giả còn đưa ra kết luận: Đa số các nghiên cứu tập trung vào phương pháp của việc giáo dục và dạy học với mục tiêu, nội dung. Còn hạn chế chưa đề cập về CSVC và TBDH của trường học (bao gồm đất đai, Trường sở, môi trường tự nhiên, phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, Thư viện, bàn ghế, thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học,…). (Phạm Khắc Chương, 2008) Đến thế kỷ XX, nhà sư phạm của Nga là V.A Xukhomlinski đã đưa ra vai trò của CSVC, TBDH trong trường học trong tác phẩm “Trường học Pavlush”. Tác giả cho rằng: Nghệ thuật giáo dục không chỉ xem giáo dục bằng các quan hệ giữa con người với người, bằng dùng cách phản chiếu như gương sáng và lời nói của nhà giáo dục, những giá trị truyền thống của tổ chức. Mà còn khẳng định bằng việc sử dụng đồ vật, những của cải vật chất - tinh thần, giáo dục thông qua môi trường và cảnh vật do chính người học tạo nên. Từ đó nhằm làm phong phú tâm hồn cuộc sống của người học”(Xukhomlinxki V.A, 1990)
Trong trường học, vị trí và vai trò tổ chức lao động của Hiệu trưởng chiếm vị thế quan trọng trong công tác quản lý nhà trường được khẳng định qua nghiên cứu của tác giả Zakharốp. Đồng thời, tác giả đề cập đến những yêu cầu, điều kiện và tác dụng của CSVC bao gồm TBDH của một cơ sở giáo dục đến hoạt động giáo dục.(Zakharốp, 1979) .Cùng quan điểm, hai tác giả P. V. Zimin - M. I. Kônđkốp - N.I. Saxerđôtôp đề cập vai trò các phương tiện CSVC trường học phục vụ việc dạy học như thiết bị của các phòng học, hệ thống khối phòng học tại các trường phổ
thông,….(P.V Zimin et al., 1985)
Hệ thống cơ sở lý luận trong các nghiên cứu về CSVC phát triển trong thế kỷ XX, điển hình tại Thái Lan nằm trong khối Đông Nam Á cũng có nhiều nghiên cứu về CSVC như trong Evaluation Rating criteria for the VTE Institution. ADB/ILO - Bangkok 1997 với nội dung đưa ra 9 tiêu chuẩn về đánh giá cơ sở GD-ĐT, bao gồm các điều kiện cơ sở hạ tầng của trường học như: khuôn viên, CSVC và TBDH và phòng Thư viện chiếm 25% trên 500 điểm chung. Một báo cáo nghiên cứu khác với nhan đề Country Report on Quality Assurance in Higher Education, Bangkok - Thailand, 1998 đã đưa ra tỷ lệ đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục tại Malaysia với 6 chỉ số. Trong đó, chiếm 20% trên tổng điểm đánh giá chung là các điều kiện đảm bảo về CSVC và TBDH cho việc giáo dục đào tạo.(Country Report on Quality Assurance in Higher Education, 1998)
Nghiên cứu khác nêu quan điểm về vai trò của TBDH của Loxt Klinbơ khẳng định rằng: “TBDH là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết giúp cho GV và HS trong tổ chức, tiến hành hợp lý có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục các môn học, cấp học”.(Được trích bởi Vũ Xuân Hùng, 2010)
Trong bài viết khác với đề tài “6M in Manaegement Education” đề cập đến phương pháp 6M trong quản lý giáo dục, 6M: Methods, materials, motivations, meditation, mind, mass media. Nghiên cứu đề cập đến CSVC có phương tiện truyền thông hỗ trợ đó trong việc dạy học giúp học sinh trình bày ý tưởng thông qua máy tính, vận dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối các học sinh.(Gratiela Dana Boca, 2015)
Nghiên cứu với nhan đề “The Application of Teaching Aids and School Supportive Factors in Learning Reading Skill among the Remedial Students in Under Enrolment Schools” của Abdul Raisd Jamian & Rashidah Baharom (2011). Với kết quả cho rằng GV trong nhận thức về việc sử dụng các phương tiện dạy học và hiệu quả của các yếu tố hỗ trợ góp phần giúp thu hút HS trong việc học, với điểm đánh giá trung bình là 3,29 (SD = .57). Kết luận nghiên cứu nhận định các công cụ hỗ trợ giảng dạy
sẽ mang lại tác động rất tích cực trong việc tăng khả năng đọc của HS nói riêng trong nghiên cứu này nhưng qua đó thấy được khả năng tăng hiệu quả học tập của học sinh nói chung.(Jamian & Baharom, 2012)
Bên cạnh các nghiên cứu về vị trí, tầm quan trọng của CSVC bao gồm thiết bị, nhiều nghiên cứu khác đề cập cụ thể về việc quản lý CSVC trong nghiên cứu của tác giả Jeffrey (Jeffrey M. Hamer, 1988) cho rằng quản lý CSVC đó là “chuỗi hệ thống các quy định về kế hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý không gian trong tất cả các công trình từ các tòa nhà văn phòng đến khu vực hoạt động công cộng”. Tác giả chỉ ra quản lý CSVC liên quan đến công tác lập các kế hoạch của tổ chức thông qua các chính sách CSVC, dự báo, đất đai, các dự án, xây dựng và đổi mới, bảo trì các đồ dùng thiết bị. Hamer mô tả quản lý CSVC như một quá trình về việc lập kế hoạch, thực hiện, duy trì, sử dụng không gian vật lý thích hợp và dịch vụ của tổ chức. Qua đó nhằm giảm các chi phí liên quan và nâng cao chất lượng.
Nhận định về quản lý CSVC của Jim Steinmann (1988) xác định quản lý CSVC là “phương pháp theo một hệ thống kiểm kê, lập kế hoạch, thiết kế, duy trì không gian, thiết bị và nội thất cho cơ sở trong các mục đích chung hoặc mục đích cá biệt có thể cần phải thay đổi linh hoạt để thích ứng với những động thay đổi”. Qua đó định nghĩa bổ sung cho quản lý CSVC yếu tố về “sự thay đổi để thích nghi” trong các chương trình kế hoạch của một cơ sở. Regterschot (1988) đưa luận ý mô tả quản lý CSVC như là “một hoạt động quản lý tích hợp của việc lập kế hoạch, công tác giám sát thực hiện một cách linh hoạt và sáng tạo có hiệu quả cho các mục tiêu của một tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi”. Regterschot cũng cho thấy quản lý CSVC như là một công cụ để sử dụng không gian tổ chức, các dịch vụ với mục đích giảm thiểu các chi phí và tăng lợi nhuận cho đơn vị cơ sở. (Ahmed Hassanien, 2013)
Nghiên cứu khác về quản lý CSVC khẳng định thừa nhận sự đóng góp các ngành nghề khác nhau trong các quy trình, nguyên tắc, pháp lý, lý thuyết và thực tiễn. Đòi hỏi sự cần thiết của việc lặp đi lặp lại trong công tác quản lý tác động vào CSVC thiết bị có thể tác động quan trọng đến nơi làm việc và con người. (Viện QLCSVC Anh,
2000)
Với định nghĩa của Alexander (1996) cho rằng quản lý CSVC là “một quá trình mà tổ chức đảm bảo rằng toà nhà của họ, hệ thống và dịch vụ hỗ trợ các hoạt động cốt lõi và quy trình cũng góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức trong điều kiện thay đổi”. Đó là một chức năng quản lý cốt yếu trong mọi tổ chức vận hành.
Tác giả cũng nhấn mạnh thực tế quản lý CSVC là công cụ cốt lõi giúp hỗ trợ vận hành hiệu quả trong việc hoạt động của một tổ chức, là “quá trình tổ chức phân phối và duy trì các dịch vụ hỗ trợ trong một môi trường có hiệu quả chất lượng để đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu chiến lược” bởi trung tâm quản lý thiết bị của Đại học Strathclycle. (Alexander (ed.), 1996)
Một nghiên cứu của nhóm tác giả đưa ra tám định nghĩa và ảnh hưởng của quản lý CSVC đến việc xác định các thiết bị quản lý như quản lý tổng hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức tại nơi làm việc được đưa ra bởi Tay và cộng sự. (Tay L. & Ooi J.T.L., 2001). Theo (Brửchner, 2003) thỡ cho rằng hoạt động quản lý CSVC là “sự chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo quản lý việc xây dựng, các thiết bị liên quan một cách có hiệu quả nhằm tạo ra môi trường hỗ trợ hoạt động người trực tiếp sử dụng. Với kinh nghiệm và kiến thức của họ sẽ cung cấp thông tin nền tảng cho việc xây dựng các quyết định trong quản lý”. Tương tự Mass và Plenunis (2001) cũng cho thấy quản lý CSVC là “trách nhiệm điều phối các nỗ lực để bảo đảm rằng các xu hướng công trình, công nghệ, các đồ nội thất và hoạt động của tổ chức được đáp ứng phù hợp theo thời gian”. Tuy nhiên, nghiên cứu này không nhấn mạnh vị trí đóng góp của quản lý CSVC nếu quản lý tốt sẽ tạo hoạt động hiệu quả hơn cho tổ chức. (Maas G.W.A. & Pleunis, 2001)
Nhìn chung các nghiên cứu ở ngoài nước mang tính khái quát cho tầm quan trọng của CSVC bao gồm TBDH trong việc dạy học. Một số quan điểm khác tập trung đề cập đến vị trí, các chức năng của quản lý CSVC trong việc lập kế hoạch xây dựng, thiết kế các công trình, sử dụng không gian, các thiết bị nhằm đem lại hiệu quả chi phí cho tổ chức. Đa số các nghiên cứu mang tính khái quát cao, chưa có nhiều
quan điểm cụ thể trong việc quản lý CSVC đối với đơn vị trường học THPT. Nhưng qua các nghiên cứu trên đã cung cấp những tư liệu khái quát về cơ sở luận chung cho vấn đề CSVC, quản lý CSVC trong Thư viện chung toàn thế giới, Việt Nam nói chung và đề tài tác giả nói riêng.