VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn từ ngân sách thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 114 - 120)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH CỦA THÀNH PHỐ

3.3. VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Yêu cầu các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý và giám sát quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, nghiệm thu khối lượng đúng thực tế thi công, chấn chỉnh công tác ghi Nhật ký công trình, trong đó cần ghi đầy đủ các nội dung công việc thực hiện trong ngày, lưu ý đến việc tập trung thiết bị, nhân lực của nhà thầu trong thi công có đảm bảo như hồ sơ dự thầu hay không, làm cơ sở xem xét, xử lý phạt chậm tiến độ công trình. Để quản lý công tác thực hiện đầu tư công cần tập trung quản lý:

3.3.1. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Tiến độ thực hiện dự án luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi họat động đầu tư có một đặc trưng trong suốt thời gian thực hiện đầu tư, vì vậy

h

thời gian càng kéo dài chủ đầu tư càng chịu nhiều rủi ro do chi phí phát sinh Quản lý tiến độ đầu tư có tầm quan trọng đặc biệt trong quản lý dự án đầu tư XDCB, phải quản lý sao cho dự án hòan thành đúng thời gian quy định trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép nhưng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Chính vì vậy đặt ra cho Thành phố phải quản lý chặt chẽ tiến độ của dự án không chỉ trong giai đọan thi công mà phải trong tất cả các khâu của dự án từ công tác chuẩn bị đầu tư đến giai đọan nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Để đảm bảo tiến độ thời gian cần có một số giải pháp sau:

+ Về mục tiêu: các chủ đầu tư phải nắm được mục tiêu của dự án, gắn mục tiêu của dự án đi cùng với tòan bộ những công việc của dự án từ đó lập kế họach dự án chi tiết phù hợp với mục tiêu

+ Lập kế họach thực hiện dự án: chủ đầu tư phải phối hợp với đơn vị tư vấn lực chọn kế họach dự án có thời gian hợp lý với tiến độ đặt ra nhưng phải đảm bảo về chất lượng và chi phí được duyệt. Cần sử dụng phương pháp phân tách và ước lượng thời gian cho các công việc một cách hợp lý. Đối với những dự án không lớn về quy mô, thời gian không dài cần áp dụng phương pháp sơ đồ GANTT để quản lý tiến độ của dự án

Thực hiện công tác thẩm định dự án theo đúng thời gian cho phép, tránh ứ đọng và giảm bớt các khâu trung gian, tiết kiệm thời gian để đảm bảo đúng tiến độ

Khi thực hiện dự án cần thường xuyên tổ chức giao ban tiến độ, báo cáo tiến độ định kỳ…Tăng cường công tác quản lý dự án nhất là công việc ghi chép nhật ký thi công, bởi đây là một tài liệu quan trọng, có vai trò cơ bản trong quá trình thực hiện dự án

Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Công trình có quy mô lớn và thời gian thi công

h

kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm. Có thể kéo đài tiến độ ở một số giai đoạn nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.

3.3.2. Quản lý khối thi công xây dựng công trình

Chủ đầu tư phải thực hiện quản lý việc thi công xây dựng theo khối lượng của thiết kế được duyệt. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.

Tăng cường công tác giám sát thi công, các giám sát viên phải thường xuyên có mặt tại nơi thi công để tránh hiện tượng khối lượng”khống”, “bắt tay” nhất là đối với công trình giao thông, thủy lợi. Kiên quyết xử lý hiện tượng giảm kích thước, thi công sai lệch, kê tăng khối lượng, thay đổi chủng loại vật liệu khi đưa vào công trình

Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét chặt chẽ và phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.

3.3.3. Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

- Đảm bảo chất lượng công trình là trách nhiệm chung của các chủ thể tham gia xây dựng. Trong đó trách nhiệm của nhà thầu thi công đặt lên hàng đầu, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng.

Quản lý chất lượng là một vấn đề phức tạp nó phải được tiến hành thường xuyên và xuyên suốt quá trình đầu tư. Cơ sở để tiến hành quản lý chính là báo cáo đầu tư và ngay trên thực tế công trường

h

Cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng công trình theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.

Ban giám sát tư vấn, đơn vị thi công và cơ quan tư vấn thiết kế trực tiếp làm công tác nghiệm thu khối lượng và chất lượng từng hạng mục, từng công việc đã hòan thành, phải có biên bản nghiệm thu và phải được chủ nhiệm dự án phê duyệt mới thực hiện công việc tiếp theo.

Nâng cao trình độ thẩm tra và tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm chức năng giám sát. Trong quá trình thi công công trình cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị thi công áp dụng công nghệ mới, quy trình và phương pháp thi công tiến tiến.

Giám sát thường xuyên quá trình đầu tư, đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thực hiện dự án của Thành phố. Phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực các nội dung cần giám sát, đánh giá đầu tư để nâng cao chất lượng thi công công trình

3.3.4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Tất cả các họat động của dự án đều tác động đến chi phí dự án, vì vậy quản lý tốt các họat động của dự án cũng nhằm quản lý chi phí dự án hiệu quả nhất, đem lại lợi ích tối đa.

Cần tính tóan chính xác các công việc trên cơ sở bảng tiên lượng công trình tiết kiệm nguyên vật liệu và đảm bảo kỹ thuật, các biện pháp thi công đúng chất lượng và thời gian tránh tình trạng lãnh phí do phá đi làm lại hoặc phát sinh thêm khối lượng.

Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho công tác quản lý chi phí, phân bổ vốn một cách hợp lý theo từng giai đọan của công trình, cung cấp đầu đủ các thiết bị cần thiết để cập nhật được thông tin về chế độ chính sách trong quản lý chi phí của công trình đầu tư XDCB.

h

3.3.5. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành.

Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động, thiết bị an toàn, máy móc hiện đại thay sức người làm những công việc nguy hiểm, nặng nhọc. Mua bảo hiểm an toàn lao động cho công nhân

Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao tay nghề, phổ biến an toàn lao động để nhân viên nắm, hiểu và phòng tránh trong thi công

3.3.6. Quản lý môi trường xây dựng

Chủ đầu tư và đơn vị thi công phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định và môi trường xung quanh nơi xây dựng

3.4. CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH, NGHIỆM THU VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

Công tác giám sát dự án đòi hỏi được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, theo dõi bằng các công cụ quản lý nhằm phục vụ cho việc quản lý tiến độ, chi phí trong phạm vi ngân sách được duyệt và kịp thời phát hiện những tình huống bất thường xảy ra

Coi trọng công tác đánh giá chất lượng công trình: vì đây chính là quá trình phân tích một cách hệ thống và khách quan các kết quả, mức độ hiệu quả và các tác động, mối liên hệ của dự án trên cơ sở các mục tiêu đặt ra.

Đánh giá dự án sẽ cho phép đánh giá lại tính cần thiết của dự án, xác định lại

h

tính khả thi, hiện thực của dự án, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp nhằm làm rõ thực trạng diễn biến của dự án, những điểm mạnh, yếu, những sai lệch, mức độ rủi ro của dự án trên cơ sở đó có biện pháp quản lý phù hợp, xem xét tính khoa học, hợp lý của các phương pháp được áp dụng trong việc xây dựng và triển khai dự án, từ đó cán bộ quản lý sẽ rút ra bài học, đề xuất công tác quản lý các dự án tiếp theo

Tổ chức tốt cơ chế giám sát cộng đồng tại Thành phố Quy Nhơn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đầu tư XDCB. Qua giám sát, cộng đồng có thể phát hiện và báo cho các cơ quan có thẩm quyền về những việc làm xâm hại đến lợi ích , những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống từ đó làm giảm thiểu các hành vi gian lận, sai trái của các đơn vị đầu tư XDCB. Để cơ chế này đi vào thực tế và phát huy tác dụng cần có những giải pháp sau:

Thứ nhất, công khai hóa các thông tin về hoạt động đầu tư công. Công khai hóa đầu tư XDCB có tốt thì người dân tham gia vào giám sát mới đạt hiệu quả

Thứ hai, cần có một tổ chức đủ mạnh và có uy tín ( như mặt trận tổ quốc Thành phố) để thu thập, thẩm định lại ý kiến đóng góp và tổ chức cho người dân thực hiện ý kiến đóng góp thông qua Ban giám sát sẽ góp phần tránh gây phiền hà, phức tạp trong quá trình quản lý điều hành của chủ đầu tư, đồng thời tránh được người dân không biết phản ánh cái sai của dự án cho ai, hoặc người dân giám sát tự phát. Việc giám sát của người dân chỉ nên dừng ở vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng như đất đai, môi trường, trật tự xã hội.

Các vấn đề liên quan đến kỹ thuật như dự toán, thiết kế thì đã có các cơ quan chức năng xử lý. Ngoài ra, cộng đồng cũng cần giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cơ quan chức năng để cơ quan này giải quyết triệt để, thấu tình.

Thứ ba, có cơ chế khuyết khích, động viên, khen thưởng đối với những

h

cá nhân, tổ chức, báo chí, cơ quan ngôn luận có công khám phá ra những sai phạm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư XDCB. Có như vậy chất lượng các dự án đầu tư công mới được cải thiện, góp phần giảm thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Thứ tư, Đề cao và thực hiện tốt vai trò của cơ quan dân cử là Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định và giám sát các hoạt động theo quy định của pháp luật

Thực tế cho thấy các vi phạm trong tham gia đầu tư XDCB hiện nay đã được phát hiện chủ yếu thông qua người dân, còn các cơ quan Nhà nước có chức năng nhiệm vụ giám sát đã không thực hiện được trách nhiệm của mình.

Song sự tham gia vào quản lý Nhà nước của người dân sẽ chỉ có thể có tác dụng nếu các tổ chức Nhà nước tạo điều kiện cho họ phát biểu ý kiến và quan trọng hơn cả là lắng nghe, tiếp thu những ý kiến hợp lý của người dân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn từ ngân sách thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)