1.3. Các hệ thống trên xe Ford Focus 2013
1.3.2. Hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu nói chung có công dụng cung cấp nhiên liệu tạo thành hỗn hợp cho động cơ phù hợp với các chế độ làm việc. Như đã tr nh bày, hệ số dư lượng không khí là một thông số quan trọng của động cơ. ỗi loại hỗn hợp chỉ có thể cháy trong một vùng có hệ số dư lượng không khí thích hợp gọi là giới hạn cháy tuỳ theo tính chất của nhiên liệu và phương pháp h nh thành khí hỗn hợp.
Đa số các động cơ xăng h nh thành hỗn hợp bên ngoài xy lanh (trừ động cơ phun xăng trực tiếp vào xy lanh) và xăng rất dễ bay hơi nên khi bugi bật tia lửa điện có thể coi hỗn hợp là đồng nhất. Đây là lý do chủ yếu quyết định giới hạn cháy rất hẹp của hỗn hợp, hệ số dư lượng không khí chỉ nằm trong khoảng từ 0,6 đến 1,2. Vì vậy, để điều chỉnh tải trọng phải dùng phương pháp điều chỉnh lượng hỗn hợp nạp vào xylanh bằng bướm tiết lưu hay còn gọi là bướm ga trên đường nạp. Thực chất của phương pháp này là điểu chỉnh đồng thời cả nhiên liệu và không khí.
1.3.2.3. Cấu tạo: bao gồm các bộ phận như h nh minh họa.
Bơm nhiên liệu
Trên xe được trang bị loại bơm điện kiểu phiến gạt, có nhiệm vụ cung cấp xăng với lưu lượng và áp suất quy định (Công suất cấp khoảng 1.5 đến 2.5 lít/phút và áp suất đạt 3 đến 6kg/cm2).
Bơm nhiên liệu được lắp trong thùng nhiên liệu nên có nhiều ưu điểm là: giảm ồn, sóng áp suất thấp, gọn nhẹ, chống rò gỉ, chống tạo bọt trong nhiên liệu. Thế hệ bơm nhiên liệu mới nhất tích hợp cùng phao báo nhiên liệu và lọc.
Hệ thống nhiên liệu có đường hồi
Hình 1.19. Kết cấu bơm nhiên liệu
1- Van giảm áp; 2- Cửa xả; 3- Van một chiều; 4- ô tơ DC;
5- Cửu nạp; 6- Loại bơm ướt
H nh 1.20. Hệ thống nhiên liệu có đường hồi
1-Bơm; 2- Lọc nhiên liệu; 3- Ống dẫn; 4- Van điều chỉnh áp suất;
5- Vòi phun; 6-Ví điều chỉnh; 7- Lò xo; 8- Gioăng;
9- Thân van; 10- Màng chắn; 11- Lò xo ĐK;
a- Áp suất nhiên liệu; b- Áp suất khí quyển; c- Áp suất cổ hút
Trong hệ thống nhiên liệu có đường hồi, áp suất nhiên liệu trong ray chứa được điều khiển bằnh van điều chỉnh áp suất lắp ở cuối ray, van này luôn giữ cho áp suất trong ray không đổi ứng với áp suất chân không nhất định bên trong cổ hút. Thông thường, lượng nhiên liệu được phun phụ thuộc vào áp suất phun, thời gian mở vòi phun và kích thước lỗ vòi phun. Kích thước lỗ vòi phun không đổi. Tại một áp suất chân không nhất định của cổ hút thì áp suất nhiên liệu trong ray cũng không thay đổi.
Do đó, để điều khiển lượng nhiên liệu được phun PCM điều khiển thời gian đóng mở vòi phun. Khi áp suất trong ray vượt quá giới hạn, van điều chỉnh áp suất mở và nhiên liệu sẽ hồi về thùng nhiên liệu. Lò xo hồi trong van đặt một lực tác động để duy trì áp suất trong ray là 3.35bar. Điều đó có nghĩa là khi áp suất trong cổ hút bằng với áp suất không khí thì áp suất nhiên liệu trong ray là 3.35 bar. Khi động cơ hoạt động, xuất hiện áp suất chân không trong cổ hút, áp suất này tác động vào màng hút bên trong van và
kéo lò xo hồi làm giảm lực của lò xo dẫn đến áp suất nhiên liệu trong ray giảm xuống.
Vòi phun: có nhiệm vụ phun vào đường nạp ở gần xupáp nạp một lượng xăng nhất định, vào thời điểm nhất định và được điều khiển bởi PCM.
+B +B
Điện trở vòi phun Điện trở
solenoid
Điện trở vòi phun
3
1 2
4 5
6
Hình 1.21. Sơ đồ và kết cấu vòi phun
1- Cuộn solenoid; 2- Đầu nối điện; 3- Lọc xăng; 4- Lò xo;
5- Lõi từ tính; 6- Kim phun.
Vòi phun bao gồm vỏ, cuộn soleoid và kim phun. Một đầu của van solenoid được nối đến nguồn điện thông qua rơ le điều khiển động cơ và sẽ cấp điện ngay khi ch a khóa điện bật ON. Đầu thứ 2 được tiếp mát và điều khiển bởi PCM thông qua một tranzitor. Khi PCM cấp mát, van solenoid sẽ sinh lực điện từ nâng kim phun lên để mở vòi phun. Khi PCM cắt điện, kim phun được đóng lại do lực lò xo.
Khi thay thế hoặc lắp lại vòi phun luôn sử dụng vòng O mới và phải chắc chắn rằng nó được lắp đúng vị trí so với cổ hút và ray nhiên liệu.