Bài 2. PHÂN LOẠI NHÓM, CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NHÓM
3.2. VAI TRÒ VÀ KHẢ NĂNG CỦA NHÓM TRƯỞNG
Bất cứ nhóm nào cũng cần phải có một trưởng nhóm. Xét về nhiều khía cạnh, công việc của trưởng nhóm phần nào tương tự công việc của một nhà quản lý. Cả hai đều chịu trách nhiệm phải đạt được kết quả thông qua sự cố gắng của nhân viên và các nguồn lực khác.
3.2.1. Vai trò của nhóm trưởng trong làm việc nhóm.
Bên cạnh vai trò là một thành viên, một “mắt xích” không thể thiếu trong toàn bộ “dây chuyền” làm việc nhóm như bao người khác, thì người nhóm trưởng còn có một vai trò khác nữa là làm “đầu tàu” của nhóm. Vì có vai trò đặc biệt như vậy nên người trưởng nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến thành quả làm việc của nhóm. Vậy thì người trưởng nhóm phái làm thế nào để hoàn thành tốt vai trò của mình?
Nhiệm vụ của một trưởng nhóm.
+ Thông báo thường xuyên về tiến độ và các vấn đề nan giải với nhà tài trợ của nhóm.
+ Định kỳ đánh giá hoạt động của nhóm, quan điểm của các thành viên, và cách mỗi thành viên tự nhìn nhận về sự đóng góp của mình.
+ Đảm bảo rằng tất cả mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và ý kiến đó được mọi người lắng nghe.
+ Chia sẻ công việc giữa các thành viên trong nhóm.
+ Không hối thúc hành động với tư cách cấp trên.
Các bạn thân mến, người trưởng nhóm thành công ở đây không phải là thành công về tiền bạc, địa vị như xã hội. Nhưng thành công này là thành công trong công việc nhóm hay cụ thể hơn là trong vai trò, trong cương vị của người trưởng nhóm. Vậy người trưởng nhóm đóng vai trò gì trong toàn thể hoạt động của nhóm.
Và cũng như nhà quản lý, trưởng nhóm phải làm những công việc sau:
- Cung cấp một cơ cấu cho các hoạt động của nhóm, giữ cho tầm nhìn được rõ ràng;
- Điều phối các hoạt động, đại diện cho nhóm trước những nhóm khác, thương thảo với nhà tài trợ, hòa giải mâu thuẫn, xác định các nguồn lực cần thiết, lập các điểm mốc, đảm bảo mọi người đều đóng góp và hưởng lợi tương xứng và giữ cho công việc tiến triển đúng hướng.
Tuy nhiên, nhà quản lý theo phong cách truyền thống sẽ giữ vai trò là người ra quyết định, người giao phó, người chỉ đạo và người lên kế hoạch làm việc cho nhân viên. Trong môi trường làm việc theo nhóm, những vai trò này không phát huy hết tác dụng của chúng. Trưởng nhóm không thể hành động như cấp trên mà thay vào đó, trưởng nhóm tiếp nhận ba vai trò mới: người khởi xướng, người làm
gương, và người huấn luyện. Trưởng nhóm cũng phải làm việc tích cực như một thành viên bình thường.
3.2.2. Một số tố chất để cần có của một trưởng nhóm.
Một trưởng nhóm thành công thì cũng như là một nhà lãnh đạo thành công vậy. Nên sẽ có rất nhiều yếu tố, yêu cầu cần đề cập đến trong nghệ thuật lãnh đạo.
Nhưng trong giới hạn thời gian tôi chỉ nêu lên những yếu tố cơ bản và cần thiết nhất mà thôi.
3.2.2.1. Chu toàn các nhiệm vụ của một thành viên.
Vâng “ai trung thành trong việc lớn thì phải trung thành trong việc nhỏ” nên yêu cầu đầu tiên, cơ bản nhất đối với người trưởng nhóm là hoàn thành tốt nhiệm vụ của một thành viên bình thưởng như bao người khác. Và những điều cụ thể trong yêu cầu này xin quý vị tìm hiểu trong tham luận tiếp theo.
3.2.2.2. Khả năng nối kết.
Một người trưởng nhóm thành công thì chắc hẳng không thể không có khả năng nối kết các thành viên trong nhóm. Đây là một yêu cầu quan trọng hàng đầu của người trưởng nhóm vì các thành viên trong nhóm không nhiều thì ít có tính cách và năng lực khác, sở trường khác nhau. Nên trong quá trình làm việc chắc chắn sẽ nảy sinh những mâu thuẫn trong quan điểm và cách thức làm việc. Chính vì thế mà người nhóm trưởng phải có khả năng nối kết những tính cách, năng lực khác nhau ấy để cho ra những thành quả làm việc tốt nhất.
Người ta thường nói “vô tri bất mộ” nên người trưởng nhóm cũng thế, anh không thể nối kết các thành viên khác khi anh không có chút hiểu biết gì về họ.
Nên yêu cầu đầu tiên để thực hiện được khả năng này là người nhóm trưởng phải có vốn hiểu biết nhất định về tính cách và khả năng của các thành viên trong nhóm. Và để hiểu được các thành viên khác thì điều quan trọng nhất là nhóm trưởng phải biết lắng nghe và quan sát. Còn nếu để nói cụ thể hơn về nghệ thuật nhận diện người khác thì đành hẹn các bạn trong một chuyên đề khác vậy.
3.2.2.3. Khả năng hoạch định kế hoạch.
Bên cạnh khả năng liên kết các thành viên trong nhóm thì người trưởng nhóm còn cần phải có khả năng hoạch định kế hoạch. Hoạch định kế hoạch là khả năng có một cái nhìn phóng chiếu để qua đó đưa ra được các kế hoạch một cách khoa học và phù hợp nhất trong việc hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao. Hay nói cụ thể hơn đây là khả năng giúp cho người trưởng nhóm biết để hoàn thành một công việc cụ thể nào đó phải mất bao nhiêu ngày và mỗi ngày nhóm sẽ làm những gì với những phương tiện và cách thức nào để đạt được thành quả đó.
Khả năng này rất quan trọng vì nếu thiếu nó, cả nhóm sẽ như con thuyền đi trên biển mà không có la bàn. Nghĩa là trong quá trình làm việc nhóm sẽ không biết mình đang làm cái gì? và cần phái làm cái gì? cũng như làm bằng cách nào?
Và dĩ nhiên nhóm ấy sẽ rơi vào một tính trạng mà ta gọi là một “mớ bòng bong”.
Nên để đạt được hiệu quả công việc lớn nhất ở nhóm này là điều không tưởng vì muốn thoát ra khỏi “mớ bòng bong” ấy đã là một vấn đề lớn rồi huống gì là đạt được kết quả cao.
Mọi khả năng của con người muốn đạt đến độ tinh tế thì phải qua rèn luyện.
Nên không có một người trưởng nhóm nào đùng một cái là có thể vỗ ngực tự hào tôi có khả năng hoạch định kế hoạch. Vì thế mà chúng ta cần phải rèn luyện để có được khả năng này. Vậy phải rèn luyện như thế nào? Vâng nếu như bạn cảm thấy bạn là một người có một chút khả năng nào đó để trở thành một người lãnh đạo thì bạn phải tập luyện những thói quen này ngay từ bây giờ. Và thói quen đó là trong tất cả các công việc dù là nhỏ nhất bạn cũng phải trả lời được các câu hỏi sau: Tôi làm việc này để làm gì? Tôi hoàn tất nó trong thời gian bao lâu và bằng những cách thức nào? Và cả con đường để đạt được mục đích ấy tôi cần phải đi nhưng chặng đường nào? Và trong mỗi chặng đường ấy tôi phải có những bước đi như thế nào? Và những câu hỏi này càng được chia nhỏ, càng cụ thể thì bạn càng dễ đi đến đỉnh vinh quan hơn. Và trong làm việc nhóm cũng thế bạn cũng phải xác định những điều trên để đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất cho nhóm.
Nhưng điểm quan trọng nhất không phải dừng lại ở chỗ hoạch định những ý nghĩ trên mà điều quan trọng nhát để rèn luyện khả năng này là bạn có biến những ý nghĩ kia thành những hành động hay không? Vì thế mà chúng ta sẽ đi tìm hiểu yếu tố cần thiết tiếp theo cho một người trưởng nhóm thành công.
3.2.2.4. Khả năng điều phối công việc.
Nói đến các yếu tố của một người trưởng nhóm thành công ta không thể không nói đến khả năng điều phối công việc. Điều phối công việc là khả năng phối hợp một cách điều hòa nhất lượng công việc mà nhóm cần giải quyết.
Cũng như các yếu tố trên, yếu tố này cũng có tầm quan trọng rất lớn. Nếu như khả năng trên vừa nói đến việc người trưởng nhóm xác định một chiến lược, một kế hoạch làm việc cho nhóm thì yếu tố này sẽ giúp người trưởng nhóm đưa nhóm mình đi thực hiện những kế hoạch ấy. Khả năng này được biểu hiện trong hoạt động nhóm qua những việc như: người trưởng nhóm biết điều tiết khối lượng công việc của nhóm một cách hợp lý nhất cụ thể như lúc này cần phải làm việc nhiều, lúc kia lại cần giảm lại, có lúc lại để cho các thành viên nghỉ ngơi. Ngoài ra khả năng này còn được biểu hiện rõ trong việc phân chia công việc một cách khoa học cho các thành viên trong nhóm. Vi dụ như anh A thì làm việc này, chị B thì làm việc kia, anh C và chị D thì cùng làm một việc nào đó chẳng hạn.
Và những yêu cầu cơ bản để người trưởng nhóm có được hả này này là phải hiểu biết tính cách và năng lực của từng thành viên để giao việc cho phù hợp.
Ngoài ra người trưởng nhóm còn cần phải để ý đến lịch làm việc và sinh hoạt của các thành viên để có thể điều phối và điều tiết lượng công việc cho hợp lý và đạt được mục đích ban đầu đề ra. Vì những điều trên cho nên ta thấy tính mềm dẽo trong xử lý công việc rất cần cho người trưởng nhóm trong trường hợp này.
3.2.2.5. Có một cái nhìn tổng quan.
Tổng quan là một sự quan sát tổng thể toàn bộ công việc của nhóm. Như đã nói ở trên, người trưởng nhóm cần phải biết phân chia hay điều phối lượng công việc một cách hợp lý cho các thành viên. Tuy nhiên không phải phân chia rồi là xong, mạnh ai nấy làm còn tôi không quan tâm. Nhưng người trưởng nhóm phải biết quan sát và dõi theo các công việc của tất cả các thành viên khác, để có thể
có những hổ trợ và điều tiết kịp thời. Nói vậy không phải là người trưởng nhóm luôn “nhúng tay” vào công việc của các thành viên. Điều này sẽ khiến cho các thành viên cảm thấy bị theo dõi, lệ thuộc và tệ hơn nữa là bị áp đặt. Nên để có được một cái nhìn tổng quan đúng nghĩa thì người trưởng nhóm phải hết lòng tin tưởng vào năng lực giải quyết vấn đề của các thành viên và chỉ hổ trợ khi thật sự cần thiết.
3.2.2.6. Khả năng gợi mở.
Ngoài các khả năng trên thì khả năng gợi mở cũng là một yếu tố không thể thiếu để trở thành một người trưởng nhóm thành công. Trong quá trình làm việc nhóm chắc chắn sẽ gặp những lúc khựng lại vì không có ý tưởng hay ý cách thức để giải quyết các vấn đề. Và nhiệm vụ của người trưởng nhóm lúc này là đưa ra những gợi ý, mở ra những ý tưởng để cả nhóm có thể cùng suy nghĩ và tìm ra được giải pháp tối ưu cho công việc. Và khả năng này chúng ta thấy rất cần trong các nhóm về học thuật.
3.2.2.7. Lòng dũng cảm.
Các bạn có biết tại sao tôi lại chọn lòng dũng cảm để nói đến trong rất nhiều yếu tố của một người trưởng nhóm thành công không ạ? Vâng bởi vì một lẽ giản đơn là người ta thường nói “đứng mũi chịu xào”. Và cũng thế, người trưởng nhóm luôn là người phải “đứng mũi” nên nhất thiết phải có lòng can đảm để “chịu xào”.
“Chịu xào” ở đây không phải là đưa mình ra đở làn roi mũi đạn ngoài chiến trường cho các thành viên. Mà “chịu xào” mà tôi muốn nói ở đây là chịu những khó khăn, thử thách trong quá trình làm việc nhóm. Khó khăn ở đây có thể là sự phức tạp và nặng nề của lượng công việc mà nhóm phải hoàn thành, khó khăn cũng có thể là những chống đối từ bên trong lẫn bên ngoài nhóm...Nên trước những khó khăn ấy, người trưởng nhóm cần phải có một lòng can đảm đủ để có thể đương đầu và vượt qua.
Ngoài ra nói đến lòng can đảm của người trưởng nhóm ta cũng không thể không nói đến sự can đảm để dám phê bình và nhận phê bình. Nghĩa là dám lắng nghe và nhận khiết điểm một cách thực sự từ những góp ý của các thành viên. Và cũng như dám lên tiếng để góp ý cho các thành viên khác trong quá trình làm việc để đưa nhóm đạt được kết quả tốt nhất. Điều này theo tôi thấy thì còn rất yếu ở những bạn trẻ Việt Nam vì cái tôi của chúng ta thường lớn và cũng rất ngại ngùng khi góp ý cho người khác vì sợ mất lòng người.
Tuy nhiên nói như vậy không phải là ta cứ “dũng cảm” mà chỉ trích và bới móc nhau. Nhưng trong tinh thần tôn trọng và thiện chí muốn đưa nhóm, bản thân và các bạn đi lên mà góp ý cho nhau.
3.2.2.8. Sự kiên trì.
Sự kiên trì là yếu tố cuối cùng với các bạn khi làm trưởng nhóm. Vì theo tối trong bất cứ một nhóm nào học tập hay làm việc thì trong quá trình làm việc sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách đặc biệt là trong thời gian đầu. Ví dụ như trong nhóm học tập thì chúng ta dễ gặp các vấn đề như áp lực hoạc hành quá lớn, khối lượng kiến thức cần tính lũy cho tất cả các môn rất là đồ sồ, sự eo hẹp về
thời gian, sức khỏe...của các bạn sinh viên đặt biệt là sinh viên khoa tâm lý giáo dục của ta. Còn nếu xét trong các nhóm làm việc thì ta cũng dễ thấy rằng các khó khăn xuất hiện rất nhiều trong giai đoạn mới thành lập nhóm như sự chống đối của những người khác, sự thiếu hụt về tài chính, nhân sự, sự bất động về cách thức làm việc, tính cách...Và tất cả những yếu tố trên sẽ tạo ra những tản băng trôi rất lớn ngăn chặng sự tiến lên của con thuyền nhóm. Chính vì thế mà không ít thành viên sẽ nản chí, mệt mỏi sau một thời gian làm việc. Và đương nhiên người trưởng nhóm không tránh khỏi những tâm trạng này. Có khi là nhiều hơn vì vai trò của người trưởng nhóm là lớn nhất trong nhóm. Và nếu như người nhóm trưởng buôn xuôi lúc này thì cả nhóm sẽ tan rã vì “rắn đã mất đầu”. Nên điều cần thiết trong những lúc như thế này là người trưởng nhóm phải bình tĩnh, kiên nhẫn để tìm ra giải pháp và khích lệ động viên cho các thành viên khác hòa nhập trở lại để tiếp tục đưa nhóm đi lên.
Vì vậy cho nên sự kiên trì, bền bỉ là một yếu tố rất cần thiết để hình thành nên những người nhóm trưởng tài ba và một nhóm làm việc thành công.
Tóm lại, để trở thành một người trưởng nhóm thành công đúng nghĩa thì phải hội tụ rất nhiều yếu tố và phải trải qua một quá trình luyện tập rất gay go và truân chuyên.
3.2.3. Phong cách của người điều hành nhóm hay trưởng nhóm.
Các phong cách này thường thấy ở các nhóm chính thức.
3.2.3.1. Phong cách chuyên quyền.
Trưởng nhóm đưa ra mục đích công việc, quyết định phương thức làm việc, phân công nhiệm vụ, thông tin chủ yếu từ trên xuống. Phong cách này cả nhóm bị động theo dẫn dắt của trưởng nhóm, các thành viên độc lập với trưởng nhóm, đôi khi âm thầm chống lại trưởng nhóm. Phong cách này dễ gây ra cá nhân chủ nghĩa, ganh đua, ngờ vực lẫn nhau nhưng có ưu điểm là đôi khi nhóm nhanh triển khai công việc và đạt mục tiêu, có hiệu quả.
3.2.3.2. Phong cách tự do.
Trưởng nhóm không đưa ra quyết định, để nhóm tự do tổ chức giải quyết các công việc. Nhóm có thể tự tổ chức thành công hoặc sinh ra những thủ lĩnh tự phát, làm giảm uy tín của trưởng nhóm. Phong cách này cũng dễ dẫn tới thất bại vì nhóm không có khả năng tự tổ chức, người chăm, người lười sinh xung đột giữa các thành viên.
3.2.3.3. Phong cách cộng tác.
Người trưởng nhóm là người chỉ huy đề xuất các phương án khác nhau để nhóm bàn bạc, lựa chọn. Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ khi được bàn bạc thống nhất. Hoạt động nhóm theo cách tiếp cận có sự tham gia, có sự hợp tác của mọi thành viên. Phong cách này có nhược điểm là mất nhiều thời gian cho thảo luận, bàn bạc. Nếu cần giải quyết gấp rút công việc thì không phù
hợp. Nhưng phong cách này có sự hài lòng của các thành viên và đa số trường hợp mang lại tính hiệu quả của công việc.