CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG EU GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ HỒI GIÁO ĐẾN NĂM 2030 VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
3.2. Xu hướng tác động của vấn đề Hồi giáo đối với chính trị EU đến năm
3.2.2 Triển vọng EU giải quyết vấn đề Hồi giáo đến năm 2030
Vấn đề hội nhập của cộng đồng Hồi giáo trong thời gian tới phụ thuộc vào quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng bản địa tại EU sẽ phát triển ra sao. Có thể tính tới ba kịch bản cho mối quan hệ của hai cộng đồng này đến năm 2030 như sau:
Kịch bản thứ nhất: xung đột tôn giáo – xã hội
Cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng bản địa tại EU xung đột với nhau là kịch bản có thể xảy ra cho đến thời điểm trước năm 2030. Quan điểm này đang dần trở nên phổ biến ở các nước EU mặc dù đây không phải là quan điểm chiếm ưu thế chủ đạo. Những người theo quan điểm này thường ủng hộ học thuyết của Huntington cho rằng các mối quan hệ giữa Hồi giáo và Kitô giáo thường là mối quan hệ đầy sóng gió. Xét trong tổng quan chung của lịch sử, mâu thuẫn giữa dân chủ tự do và một số khuynh hướng khác trong thế kỷ XX chỉ là một hiện tượng lịch sử thoáng qua và hời hợt so với mối quan hệ đầy xung đột và kéo dài giữa đạo Hồi và đạo Kitô [8]. Ông thậm chí còn đề cập đến một một cuộc chiến tranh theo hình thức mới giữa Hồi giáo và phương Tây: “Cuộc Chiến tranh Lạnh xã hội nảy sinh giữa phương Tây và đạo Hồi, trong đó châu Âu sẽ nằm ở tuyến tiền duyên” [8, tr.297]. Ông cho rằng chiến tranh lạnh xã hội với đạo Hồi sẽ phục vụ cho việc củng cố bản sắc châu Âu ở khắp nơi.
Kịch bản xung đột này cũng có nhiều khả năng xảy ra vì dưới tác động của toàn cầu hóa, các dân tộc có xu hướng “phản tư văn hóa” tức là bảo vệ bản sắc riêng. Với nền văn minh châu Âu, họ đang xây dựng một bản sắc chung, bản sắc đó trước hết phải lấy Kitô giáo làm nền tảng, sau đó là lịch sử, dòng giống, địa lý. Hồi giáo vẫn là cái khác, người Hồi giáo vẫn bị coi là cộng đồng hải ngoại, kẻ khách trên quê hương, đất nước của họ. Tần suất, mức độ, phạm vi của xung đột có khi còn mạnh mẽ hơn vì chưa bao giờ người ta chứng kiến thế giới Hồi giáo nói chung và cộng đồng Hồi giáo tại châu Âu nói riêng lại lâm vào bế tắc như hiện nay. Chưa kể, với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông
như hiện nay thì chỉ cần một phần nhỏ kẻ cực đoan trong số khoảng 15 triệu người Hồi giáo tại EU thực hiện khủng bố cũng có thể thổi bùng lên xung đột giữa hai cộng đồng này.
Kịch bản thứ hai: tồn tại “song song”, tách biệt
Cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng bản địa tại EU cùng tồn tại nhưng tách biệt nhau. Đây là tình trạng diễn ra trong suốt thời gian qua. Các cộng đồng Hồi giáo tồn tại giống như những ốc đảo tách biệt khỏi xã hội EU. Nhất là những vùng ngoại ô của các thành phố lớn, nơi tập trung đông người Hồi giáo, sự xa lánh với dòng chảy xã hội EU lại càng thể hiện rõ.
Vốn chỉ quen coi họ là công dân khách mời, EU đã thừa nhận sự có mặt của họ nhưng lại không coi trọng việc hội nhập họ, cho đến khi bạo loạn, khủng bố xảy ra EU mới xem lại cách tiếp cận các cộng đồng nhập cư thiểu số của mình.
Bài toán đặt ra là làm sao có thể hội nhập được họ? Làm sao chiếm được trái tim và khối óc của họ? trong khi sự khác biệt giữa các giá trị của phương Tây và Hồi giáo là quá lớn. Liệu châu Âu có dám từ bỏ quyền tự do ngôn luận để thỏa hiệp với Hồi giáo? Liệu Hồi giáo có dám từ bỏ đức tin của mình để chạy theo giá trị tự do của phương Tây? Ngay cả khi cả hai bên tôn trọng sự khác biệt thì cũng khó mà hội nhập được. Đụng độ giá trị vẫn xảy ra khi có bất cứ một hành động thiếu thận trọng nào, nhất lại đối với Hồi giáo, một tôn giáo nhạy cảm bậc nhất. Do vậy, khả năng tồn tại tách biệt vẫn là khả năng chủ yếu trong thời gian ngắn hạn vì để thay đổi cả một thực trạng có hàng chục năm không phải là điều dễ dàng.
Kịch bản thứ ba: hội nhập tôn giáo – xã hội trong EU
Cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng bản địa tại EU hội nhập trên cơ sở tôn trọng nhau. Đây là triển vọng tốt đẹp nhất mà châu Âu đang hướng tới. Triển vọng này dựa trên cơ sở người ta tin rằng xu thế ưu tiên phát triển kinh tế, thúc đẩy dân chủ sẽ là động cơ giúp cho cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng EU chung sống hòa bình.
Triển vọng này được các học giả theo trường phái dân chủ ủng hộ. Trong đó không thể không kể đến Benazir Bhutto nguyên Thủ tướng Pakistan, người đã
dành cả đời để đấu tranh cho dân chủ và tìm cách hòa giải giữa Hồi giáo và phương Tây. Benazir Bhutto cho rằng “dòng chảy chủ đạo của lịch sử trong thế kỷ XXI sẽ là: phát triển kinh tế sẽ dẫn đến những đòi hỏi về dân chủ và tự do cá nhân … Sẽ không thể có sự xung đột liên văn minh giữa văn minh Hồi giáo và văn minh phương Tây nếu Dân chủ được thể chế hóa tại thế giới Hồi giáo. Dân chủ sẽ triệt tiêu chủ nghĩa cực đoan và cuồng tín, đồng thời sẽ xóa bỏ các nguy cơ xung đột” [1, tr.311].
Một lý do nữa để lạc quan về mối quan hệ này là dưới góc độ toàn cầu, các cuộc xung đột giữa các cộng đồng Hồi giáo và các cộng đồng Phương Tây chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các cuộc xung đột liên quan tới các cộng đồng Hồi giáo khác nhau. Thực tế này cũng trái với những tiên đoán của Huntington về sự xung đột giữa Hồi giáo và phương Tây sẽ là vấn đề trung tâm của chính trị quốc tế. Đối với nhiều người Hồi giáo tri thức, học thuyết của Huntington là lời tiên tri tự thân tức là vốn không có xung đột văn minh giữa Hồi giáo và phương Tây nhưng vì những lời tiên đoán đó mà đôi khi trở thành sự thật.
Một cơ sở khác để tin tưởng vào mối quan hệ tốt đẹp này là trong kinh Koran tư tưởng chung sống hòa bình cũng được ca ngợi rất nhiều lần: “Ôi con người, ta đã tạo ra các ngươi từ một cặp đàn ông và đàn bà và biến các ngươi thành các quốc gia và bộ tộc để các ngươi có thể hiểu biết lẫn nhau”. Trở lại với thế kỷ VII, khi đón tiếp những vị khách Kitô tới thăm, thiên sứ Muhammad đã mời họ vào cầu nguyện trong thánh đường Hồi giáo ở Međina. Ngày nay, trong bối cảnh có nhiều sự căng thẳng giữa Hồi giáo và phương Tây, nhưng người ta vẫn bắt gặp những cử chỉ tương tự. Một số nhà thờ Kitô giáo tại EU đã mời tín đồ Hồi giáo vào làm lễ khi thấy họ phải cầu nguyện ngoài đường vì thánh đường chật chội.
Nhận xét
Trong ba kịch bản trên, kịch bản số hai có khả năng diễn ra cao hơn. Kịch bản số một ít có khả năng xảy ra vì trên thực tế số lượng những cuộc tấn công khủng bố có động cơ tôn giáo (Hồi giáo) mặc dù có gia tăng nhưng chưa phải là
nhiều so với các cuộc tấn công khủng bố của những phần tử cực đoan khác (như của các phần tử cực tả hay phần tử cực hữu, các phần tử theo chủ nghĩa Phát xít kiểu mới …). Xung đột tới mức cao trào, lan tỏa khắp châu lục và đẩy thành cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh thì rất khó xảy ra vì cho đến nay tuy lực lượng cánh hữu đang trỗi dậy nhưng lực lượng cánh tả vẫn còn mạnh và vẫn nắm giữ quyền lực chính trị của nhiều nước lớn, chưa kể thế lực yêu chuộng hòa bình tại châu lục luôn sẵn sàng bùng lên để bảo vệ an ninh cho EU. Kịch bản số ba, kịch bản về sự hội nhập tốt đẹp giữa cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng cũng khó xảy ra cho đến trước năm 2030. Thực tế qua những năm tháng được cho là “hòa bình” và “yên ổn” nhất (vài chục năm trước thể kỷ XXI và từ năm 2005 đến năm 2014 – thời kỳ tạm lắng những hành động khủng bố của những kẻ Hồi giáo cực đoan) thì cộng đồng Hồi giáo tại EU thực chất vẫn chưa hội nhập toàn diện vào xã hội EU. Họ vẫn sống song song và tách biệt với xã hội EU. Chính vì vậy để thay đổi thực trạng này là điều vô cùng khó khăn. Từ những phân tích trên, có thể thấy kịch bản số hai có khả năng xảy ra cao hơn. Thứ nhất, do đặc điểm sống tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn và lại sống trong những vùng dường như chỉ dành riêng cho cộng đồng Hồi giáo nên khả năng cộng đồng này hội nhập toàn diện vào dòng chảy xã hội EU dường như còn rất hạn chế. Thứ hai, cộng đồng này lại trung thành tuyệt đối với đức tin và giá trị của Hồi giáo, vốn khác biệt với tinh thần tự do, dân chủ, bình quyền rất đặc trưng của phương Tây nên cũng làm cho quá trình hội nhập diễn ra khó khăn hơn. Trong quan điểm của nhiều người châu Âu, Hồi giáo vẫn là nền văn hóa xa lạ với văn hóa Kitô của họ, vì vậy họ khó có thể chấp nhận sự hiện diện của cộng đồng này, nhất là trong bối cảnh gia tăng khủng bố của những kẻ Hồi giáo cực đoan hiện nay.
Tại mỗi quốc gia, mức độ hội nhập của cộng đồng Hồi giáo không có sự đồng đều do những khác biệt về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị của mỗi nước.
Đến năm 2030, tại Pháp vấn đề hội nhập của cộng đồng Hồi giáo được cho là sẽ khó giải quyết hơn vấn đề hội nhập của cộng đồng Hồi giáo tại Đức. Cụ thể:
Pháp
Trong các nước ở EU, có lẽ Pháp là nước có ít triển vọng nhất trong việc giải quyết việc hội nhập của cộng đồng Hồi giáo một cách hiệu quả. Thứ nhất, nước Pháp sẽ không bao giờ từ bỏ nguyên tắc thế tục, một giá trị cơ bản và quan trọng nhất của nước Pháp. Nguyên tắc thế tục đang làm cho Pháp gặp nhiều vấn đề trong việc hội nhập người Hồi giáo. Nguyên tắc này đã vô tình làm căng thẳng hơn những xung đột giữa người Hồi giáo thiểu số và người Pháp bản địa.
Thứ hai, thực trạng cộng đồng Hồi giáo sống tại Pháp trong các khu biệt lập dành riêng cho họ sẽ khó có thể thay đổi. Hay nói cách khác khó có thể xóa bỏ những khu này, và cho họ sống xen kẽ với người Pháp bản địa để gia tăng sự hội nhập vì điều này sẽ gây nên nhiều xáo trộn. Chính những khu “ốc đảo” này, làm cho người Hồi giáo ở Pháp luôn có cảm giác bị gạt ra ngoài lề xã hội, khiến cho họ càng mặc cảm tự ti về thân phận “hạng hai” của họ. Việc hội nhập của cộng đồng Hồi giáo sẽ là thách thức lớn đối với Pháp. Thứ ba, bản thân một số người Pháp không dễ dàng thay đổi quan điểm kỳ thị, phân biệt chủng tộc đối với người Hồi giáo vốn đã tồn tại từ trong quá khứ và ngày nay lại bị thổi bùng lên bởi các vụ khủng bố. Việc một số người Pháp chối bỏ họ khi tuyển dụng hay xa lánh họ khi va chạm nơi công cộng đều làm cho quá trình hội nhập của người Hồi giáo trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Đức
Quá trình hội nhập của người Hồi giáo ở Đức trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn do nước này có đông người Hồi giáo mới xin cư trú qua con đường nhập cư – tỵ nạn và sự nổi lên mạnh mẽ của các đảng cực hữu theo tư tưởng bài nhập cư, bài Hồi giáo đang thách thức đến sự thành công của Đảng cầm quyền.
Tuy vậy, quá trình này sẽ ít căng thẳng và xung đột hơn bởi Chính phủ Đức trong việc tiếp nhận người tỵ nạn đã lay động được những người Hồi giáo sống ở đây từ lâu và mới đến đây, giúp cho họ có động lực và niềm tin vào một nước Đức giàu trách nhiệm và có thể tạo công ăn việc làm cho họ. Hơn nữa, mặc dù ở Đức có những khu hầu như chỉ dành cho người Hồi giáo sinh sống nhưng không
phải là tình trạng phổ biến như ở Pháp. Phần lớn, người Hồi giáo sống xen kẽ cùng người dân Đức và họ có đóng góp tích cực cho xã hội Đức qua các thế hệ.
Chính vì vậy, nước Đức dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với vấn đề hội nhập của cộng đồng Hồi giáo ở đây. Cuối cùng, nước Đức đã chú trọng hơn đến vấn đề hội nhập của người người nhập cư và đưa ra chính sách hội nhập vào năm 2004, việc này giúp nước Đức giải quyết vấn đề hội nhập của người Hồi giáo tốt hơn trong thời gian tới.
3.2.2.2. Đối với việc chống khủng bố Hồi giáo cực đoan
Triển vọng giải quyết vấn đề khủng bố Hồi giáo cực đoan của EU được tính đến qua ba kịch bản:
Kịch bản thứ nhất: chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan sẽ suy yếu, thậm chí bị đẩy lùi hoàn toàn
Đây là kịch bản tốt đẹp nhất mà các nước EU đều muốn hướng tới, song cũng là kịch bản khó xảy ra nhất. Khủng bố Hồi giáo cực đoan sẽ tiêu biến nếu gốc rễ hay nguồn cơn của loại hình khủng bố này được giải quyết triệt để. Tuy nhiên những nguyên nhân chính dẫn đến khủng bố Hồi giáo cực đoan tại EU hiện nay đều khó có thể giải quyết được đó là vấn đề kinh tế của cộng đồng Hồi giáo nhập cư ngày một bế tắc do tác động của khủng hoảng kinh tế; đó là sự khác biệt giá trị mang tính lịch sử, lâu dài và khó dung hợp giữa hai tôn giáo lớn Kitô giáo và Hồi giáo; đó là tâm lý bài ngoại, bài Hồi giáo ăn sâu, bám rễ vào tiềm thức của công dân EU khó có thể thay đổi. Ngoài ra, những yếu tố khác như sự phát triển của khoa học công nghệ tạo điều kiện cho chủ nghĩa khủng bố phát triển, sự mất đoàn kết của EU đối với việc giải quyết khủng hoảng di cư, sự trỗi dậy của tư tưởng cực hữu có xu hướng bài ngoại và sự lớn mạnh của tinh thần hoài nghi châu Âu … đều có thể thổi bùng lên mọi sự khác biệt giữa hai cộng đồng này, đều góp phần khoét sâu hố ngăn cách giữa họ và có thể kích hoạt những kẻ Hồi giáo cực đoan khiến chúng sẵn sàng tiến hành bạo lực đẫm máu trên chính mảnh đất chúng sinh ra và lớn lên bất kỳ lúc nào. Do vậy, nếu cho
rằng trong tương lai, khủng bố sẽ thuyên giảm, thậm chí không còn tồn tại ở EU nữa sẽ khó trở thành hiện thực.
Kịch bản thứ hai: chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan tiếp tục diễn ra với tần suất như hiện trạng
Như hiện trạng thì các vụ tấn công khủng bố của những kẻ Hồi giáo cực đoan thường nhằm vào những thành phố lớn, mang tính biểu tượng của châu Âu với tần suất từ một đến hai vụ trong một năm tại những thành phố lớn đó. Những vụ tấn công này có thể tiếp diễn trong tương lai vì chúng dễ tiến hành, thường do một cá nhân cực đoan thực hiện, dùng những phương tiện sẵn có. Ví dụ, vụ khủng bố ở Nice, Berlin, London, Stockholm trong 2 năm 2016 và 2017 đều được thực hiện bởi một kẻ Hồi giáo cực đoan với cách thức giống nhau: dùng xe tải lao vào đám đông trong ngày Quốc khánh, trong dịp Giáng sinh hoặc khu phố dành cho người đi bộ. Những vụ khủng bố lẻ tẻ này tuy có thể không gia tăng về tần suất và mức độ nhưng vẫn tiếp tục xảy ra. Ngoài việc dễ thực hiện như trên thì lý do chính là EU không giải quyết được tận gốc việc khiến cho những người Hồi giáo sinh ra và lớn lên tại châu Âu trở nên mất hết hy vọng, thành những kẻ cực đoan. EU không thể giải quyết được nạn phân biệt đối xử đang gia tăng vào người Hồi giáo do đây là một phần trong tính cách có từ trong lịch sử của một số người châu Âu, thường khó dung hợp với những gì bị coi là “khác”; do sự phát triển của cánh hữu có tư tưởng bài nhập cư, bài Hồi giáo; và do thực tế rằng có nhiều kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan tấn công người dân châu Âu khiến một số người có cảm giác rằng cứ khủng bố là gắn với Hồi giáo. Khi người Hồi giáo càng bị gạt ra ngoài lề xã hội họ sẽ càng dễ bị cực đoan hóa hơn. Thực trạng này sẽ còn tiếp diễn còn do tính chất của Liên minh. Liên minh châu Âu là mô hình liên kết đặc biệt dựa trên sự kết hợp giữa mô hình “tổ chức liên chính phủ” và mô hình
“siêu quốc gia” gồm 28 quốc gia thành viên. Do vậy, thách thức đầu tiên đối với EU trong bất cứ một vấn đề nào đó là sự quá đa dạng trong quan điểm, văn hóa, hệ thống pháp luật, chính sách của các nước thành viên. Sự đa dạng đó sẽ cản trở đến việc giải quyết vấn đề khủng bố vốn đã quá phức tạp. Cuối cùng, việc tiếp