Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc) (Trang 131 - 139)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

4.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

Khác với các ngành, các lĩnh vực khác trong xã hội, sản phẩm của giáo dục không phải là hàng hóa, vật phẩm vật chất, mà là con người, cụ thể là nhân cách đạo đức con người. Trường mầm non có nhiệm vụ thiêng liêng là vừa chăm sóc, vừa giáo dục nhằm trang bị tri thức và giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non, giúp các em tự tin, vững bước vào đời. "Nhân bất học, bất tri lý", đúc kết này của cha ông vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Nếu không có chữ, không có tri thức, con người không thể tự mình nuôi sống bản thân, nói gì đến những đóng góp cho gia đình, xã hội.

Nhưng nếu không được rèn luyện về đạo đức, nhân cách, không được học làm người thì có tri thức, có tay nghề cũng chưa chắc đem lại lợi ích cho xã hội, thậm chí có thể trở thành kẻ phá hoại nguy hiểm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi, nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại ai, nhưng cũng không lợi gì cho loài người… [115, tr.172].

Trong Quyết định 161/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Một số chính sách phát triển GDMN" cũng khẳng định việc xây dựng, phát triển, đào tạo đội ngũ GVMN có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vậy trong công tác đào tạo người GVMN, luôn kết hợp dạy chữ và giáo dục đạo đức, cung cấp

những hiểu biết về đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận để đội ngũ này ứng xử nhanh nhạy mọi tình huống sư phạm một cách nhân bản nhất.

Giáo dục đạo đức là một phương thức quan trọng trong việc nâng cao ĐĐNN của GVMN. Thông qua giáo dục, giáo viên sẽ tiếp cận, đi đến lĩnh hội, vận dụng các phạm trù, khái niệm, các chuẩn mực đạo đức nhà giáo một cách khoa học, sâu sắc, làm cho họ có khả năng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hành vi của chính mình, từ đó thiết kế hoạt động phù hợp và đáp ứng tốt với yêu cầu trong giáo dục trẻ mầm non.

Thứ nhất, xây dựng các chuẩn mực ĐĐNN của GVMN hiện nay phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những giá trị đạo đức nhà giáo truyền thống, lý tưởng cách mạng.

Quá trình phát triển ngành GDMN có lịch sử lâu dài, mang tính chất khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cách mạng; song yêu cầu và nhiệm vụ thì luôn xuyên suốt qua các thời kì, hướng mục tiêu hình thành nhân cách trẻ mầm non là cao cả nhất. Chuẩn mực ĐĐNN của GVMN cũng có bổ sung nhiều cho phù hợp với điều kiện ngày nay. Tuy nhiên, đều trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những giá trị đạo đức nhà giáo truyền thống của dân tộc. Đây vừa là nhu cầu tự thân trong quá trình phát triển ĐĐNN của người GVMN, vừa là vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng các chuẩn mực ĐĐNN của đội ngũ này.

Mặc dù, chuẩn mực ĐĐNN của GVMN được tích hợp giá trị từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nền tảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở, nội dung căn bản quyết định sự hình thành và phát triển thế giới quan cộng sản, lý tưởng cách mạng và ĐĐNN của GVMN. Từ trên việc kế thừa, tiếp thu, phát triển; bước đầu tác giả rút ra được một số chuẩn mực ĐĐNN quan trọng của GVMN như sau:

Một là, trung thành với mục tiêu, lý tưởng nghề nghiệp, có tinh thần tập thể, tự giác, sáng tạo, tiết kiệm, nhận thức và thực hiện các nguyên tắc, quy tắc trong GDMN;

Hai là, yêu nghề, yêu thương trẻ mầm non, ham học tập, nghiên cứu và truyền thụ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cho đồng nghiệp;

Ba là, đoàn kết, hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần trách nhiệm cao.

Bốn là, có lối sống giản dị, lành mạnh, trung thực, khiêm tốn.

Thứ hai, trong nội dung giáo dục ĐĐNN của GVMN hiện nay cần đẩy mạnh hơn nữa việc giảng dạy những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng tâm lí trẻ mầm non, tâm lí trẻ trước tuổi đến trường.

Như chúng ta biết, điểm khởi đầu của hoạt động, của hành vi và những quan hệ con người là nhận thức. Không có nhận thức đúng thì không có hành vi đúng. Một trong những nguyên nhân của sự sa sút ĐĐNN của GVMN là họ nhận thức không đúng hoặc không đầy đủ về đạo đức và ĐĐNN. Họ chưa đề cao được trách nhiệm và bổn phận của mình với tư cách người giáo viên;

chưa nắm vững được những nội dung cụ thể của các yêu cầu, các chuẩn mực ĐĐNN mà họ phải thực hiện trong hoạt động và trong các quan hệ nghề nghiệp. Ý thức trong việc xây dựng môi trường văn hóa giáo dục còn kém, hoạt động đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong giáo dục chưa được đề cao.

Tại các trường sư phạm - nơi đào tạo đội ngũ này - vì nhiều lí do chưa xây dựng được chương trình giảng dạy đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non. Do chưa có giảng viên chuyên trách giảng dạy, phần lớn là kiêm nhiệm, phương pháp giảng dạy còn mang tính thuyết giáo, một chiều, khả năng kích thích tính sáng tạo của sinh viên thấp; ứng dụng lí thuyết với thực hành, thực tập nghề còn thấp. Do đó, hiệu quả của giáo dục đạo đức chưa cao, việc hình thành các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của GVMN chưa định hình rõ ràng.

Để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục môn học này, trước hết cần xây dựng một giáo trình thống nhất, theo đó, trình bày một cách hệ thống và cân

đối các phần, các kiến thức cơ bản về đạo đức và ĐĐNN. Trong cấu trúc của giáo trình, cũng cần dành một thời lượng nhất định cho việc trình bày truyền thống đạo đức người thầy. Theo đó, giới thiệu một cách khái quát các nhà giáo tiêu biểu của dân tộc cùng những tư tưởng cơ bản của họ: Chu Văn An, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, đạo đức người giáo viên, những yêu cầu của Người về ĐĐNN của GVMN phải được trình bày vừa như một bộ phận của giáo trình, vừa như là một định hướng được quán triệt và xuyên suốt trong việc trình bày các yếu tố cấu thành giáo trình. Cần tập trung vào xây dựng những nguyên tắc, chuẩn mực ĐĐNN của GVMN dựa trên các yêu cầu trong “Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non”, thông qua các mối quan hệ với trẻ mầm non, với phụ huynh học sinh, với đồng nghiệp, với bản thân mình. Trong chương trình cần chú trọng trang bị cho GVMN hệ thống tri thức, kĩ năng nắm bắt tâm lý trẻ trước tuổi đến trường với thời gian cho chương này từ 15 đến 20 tiết. Giảng dạy môn học này cần được chuyên môn hóa với những giảng viên có chuyên môn về đạo đức học. Việc tiến hành giáo dục cần triển khai theo hướng kích thích những tìm tòi, những suy tư của người học về trách nhiệm, bổn phận của người sinh viên mầm non, của người GVMN đối với sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

Chúng ta cũng biết, lao động của người GVMN là sự kết hợp của các nghề:

nghề thầy giáo, nghề bác sĩ, nghề nghệ sĩ... Đòi hỏi GVMN phải có kiến thức hiểu biết rộng về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy để giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Bởi vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non cần phải lồng ghép, tích hợp qua các môn học khác. Với chương đào tạo hiện nay: 2 năm (trung cấp), 3 năm (cao đẳng), 4 năm (đại học) thì lượng kiến thức sinh viên lĩnh hội là quá ít. Vì vậy, cần kéo dài thời gian đào tạo GVMN, 4 năm đối với cao đẳng, 5 năm đối với đại học. Tăng số tín chỉ đào tạo, tăng số tiết dành cho các môn chuyên ngành giúp hình thành các kĩ năng nghề cho sinh viên như: Tâm lý lứa tuổi mầm non, Vệ sinh dinh dưỡng, Giải phẫu

sinh lý trẻ em, Phòng bệnh ở trẻ... Đây là khối kiến thức nền tảng, toàn diện, qua đó giúp các em hiểu sâu, hiểu kĩ đặc thù nghề nghiệp, các yêu cầu chuẩn của GVMN. Chính nhận thức tốt về nghề nghiệp sẽ xây dựng động cơ, chỉ đạo tâm thế hành động của bản thân tích cực học tập, rèn luyện, sẵn sàng chấp nhận khó khăn thử thách của công việc trong tương lai để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, về hình thức giáo dục, phương pháp giáo dục.

Chúng ta đều biết hình thức, phương pháp giáo dục chính là cách thức, biện pháp, là con đường chuyển tải nội dung giáo dục đến đối tượng giáo dục.

Muốn quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao cần phải sử dụng tổng hợp nhiều hình thức, phương pháp. Bởi vậy, hình thức, phương pháp phải phù hợp với nội dung và luôn hướng tới mục đích là kích thích được năng lực tư duy sáng tạo và tính tự giác, chủ động của đối tượng giáo dục.

Đổi mới về hình thức giáo dục ĐĐNN cần tiến hành đa dạng các hình thức giáo dục như rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, đưa sinh viên về thực tập tại các trường mầm non; sinh hoạt chuyên đề; giáo dục, tập huấn tập trung; tổ chức học tập qua cuộc thi, qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng…

Đối với công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, tăng cường mối quan hệ giữa trường sư phạm và trường mầm non. Các trường mầm non là cơ sở sử dụng sản phẩm đào tạo của trường sư phạm, nơi trải nghiệm những điều được trang bị khi học ở trường sư phạm mầm non, nơi kiểm nghiệm, đánh giá kết quả, hiệu quả sản phẩm đào tạo của các trường sư phạm.

Việc huy động các trường mầm non tham gia vào quá trình đào tạo giáo viên mẫu giáo là hình thức cơ bản và quan trọng để rèn luyện năng lực sư phạm, ĐĐNN cho đội ngũ này trong tương lai. Rèn cho sinh viên ý thức và thói quen học tập trong thực tiễn giáo dục nghề nghiệp, bổ sung một số kiến thức mới và củng cố những kiến thức đã được học trong trường sư phạm, cung cấp những yêu cầu về chuẩn nghề của giáo viên mầm non, giúp sinh viên phấn đấu theo những chuẩn đó để khi ra trường nhanh chóng tiếp cận với công

việc. Hơn nữa, việc gắn bó giữa đào tạo trong trường sư phạm với thực tiễn sinh động của các trường mầm non sẽ góp phần cập nhật những đổi mới của giáo dục mầm non không chỉ cho sinh viên mà còn cung cấp thông tin giúp cho trường sư phạm điều chỉnh quá trình đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Vì vậy, cần mời một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy một số chuyên đề cần thiết cho công tác thực hành thường xuyên, thực tập sư phạm; giáo viên của trường mầm non có nhiệm vụ thực hiện chính xác các kĩ năng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tham gia góp ý kế hoạch, dự các giờ tập giảng của sinh viên trong lớp mình phụ trách, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ, đặc biệt kết quả thực hiện các chuẩn mực đạo đức nhà giáo.

Tại các trường mầm non thì việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề là một trong những hình thức để nâng cao ĐĐNN cho GVMN. Trong sinh hoạt chuyên đề cần định hướng cho họ đi sâu nghiên cứu, trao đổi các chủ đề khác nhau xoay quanh vấn đề ĐĐNN, cách thức thực hiện "Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non", “Chuẩn đạo đức nhà giáo”, tổ chức học tập và quán triệt Chỉ thị 8077/CT-BGDĐT ngày 21/12/2007 về "Tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo” và Chỉ thị số 1737/CT- BGDĐT ngày 07/05/2018 về việc "Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo"... Qua đó nhằm khẳng định vai trò của ĐĐNN trong giáo dục, giúp người GVMN phân biệt được hành vi đúng, sai trong các quan hệ xã hội, từ đó nỗ lực, tự giác vươn lên tu dưỡng và hoàn thiện bản thân mình.

Giáo dục, tập huấn tập trung là hình thức quan trọng trong giáo dục nâng cao ĐĐNN cho GVMN. Theo chúng tôi, những lớp học như vậy hoặc là có tính định kì hàng năm, hoặc nhân những sự kiện lớn, những đợt học tập về chính trị, tư tưởng được thực hiện trên phạm vi cả nước cho tất cả các lĩnh vực, các ngành. Trong các lớp học, các đợt tập huấn như vậy, cần thông tin, cung cấp kịp thời cho tất cả các GVMN những yêu cầu mới, những hướng dẫn mới về ĐĐNN nảy sinh từ thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ ở Việt Nam và trên thế giới.

Ngoài ra, các trường sư phạm và các cơ sở mầm non có thể kết hợp giáo dục, nâng cao ĐĐNN cho GVMN bằng tổ chức những cuộc thảo luận, lí giải tình hình, trao đổi kinh nghiệm; khuyến khích việc thể hiện quan điểm, đánh giá, đề xuất cá nhân trước những vấn đề đạo đức nẩy sinh trong thực tiễn dạy học của người GVMN; hoặc qua sách báo, phim ảnh, truyền hình... Định hướng nội dung về chủ đề đạo đức nhà giáo, tổ chức học tập, qua đó yêu cầu đội ngũ này viết thu hoạch trong đó đề cao vấn đề liên hệ bản thân. Đây là một trong những cách thức giúp cho GVMN nhận thức sâu sắc về các yêu cầu, chuẩn mực, khuôn mẫu, hành vi của ĐĐNN thông qua các tình huống cụ thể biểu hiện sinh động qua phim ảnh, có tác dụng định hướng nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi của đội ngũ này.

Về phương pháp giáo dục, có thể kết hợp đồng bộ nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp thuyết phục, phương pháp nêu gương “điển hình hóa”, khen thưởng, tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc trong rèn luyện, bồi dưỡng ĐĐNN.

Đối với người GVMN, đạo đức nhà giáo chỉ được hình thành, củng cố trên cơ sở có niềm tin, tình cảm, lý tưởng nghề nghiệp, tức là dựa trên tinh thần tự nguyện, tự giác, không phải bắt buộc, cưỡng ép. Phương pháp giáo dục thuyết phục để cảm hóa trái tim, giúp cho đội ngũ này thấy được giá trị của tình yêu thương trẻ mầm non, tính nhân văn sâu sắc. Từ nhận thức đó sẽ dẫn dắt họ đến lựa chọn các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đúng đắn biểu hiện trong quan hệ với trẻ mầm non, với phụ huynh học sinh, với cộng đồng xã hội, với chính mình, hành động theo các chuẩn mực đó; đồng thời đây cũng là phương pháp có khả năng cảm hóa lòng người, giúp người GVMN ngày càng hoàn thiện hơn về mặt đạo đức, hành vi, lối sống.

Phương pháp nêu gương cũng là một phương pháp quan trọng cần được áp dụng trong giáo dục, nâng cao ĐĐNN cho GVMN. Thông qua những tấm gương “người tốt, việc tốt” có tính điển hình để giáo dục, xây dựng nhân cách, đạo đức con người. Lựa chọn những cô giáo mầm non có thành tích

điển hình nhất về phẩm chất đạo đức, về chuyên môn đại diện cho toàn ngành GDMN hoặc có thể là những tấm gương sáng điển hình ngay tại các cơ sở mầm non tại các vùng, miền đó. Kịp thời biểu dương những thành tích mà người GVMN đã đạt được trong công tác giáo dục trẻ mầm non, cổ vũ họ tiếp tục làm nhiều điều tốt cho ngành GDMN. Kết hợp với các phương tiện truyền thông tôn vinh những tấm gương xuất sắc nhằm nhân rộng cái tốt, cái thiện đó lan tỏa rộng trong toàn ngành giáo dục.

Đánh giá và tôn vinh đúng tầm, đúng mức để kích thích người GVMN phấn đấu học tập, rèn luyện, hình thành các chuẩn ĐĐNN. Công tác đánh giá tôn vinh những giáo viên nói chung và GVMN trong GDMN nói riêng bằng những danh hiệu cao quý (Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, nhà giáo được học sinh yêu quý nhất, giáo viên dạy giỏi…) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đó là niềm tự hào của bản thân, gia đình và cơ quan công tác của người GVMN. Đây chính là sự ghi nhận và đánh giá cao những cống hiến của người GVMN đó đối với công tác giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non và đối với sự phát triển ngành GDMN. Sự ghi nhận đã trở thành động lực để mỗi người GVMN làm tốt hơn công việc của mình, xứng đáng hơn với danh hiệu đã được trao tặng. Chuyển từ khen thưởng cuối năm là chủ yếu, sang khen thưởng thường xuyên, đột xuất, tạo động lực vật chất mạnh mẽ thúc đẩy người GVMN rèn luyện đạo đức nghề giáo.

Cùng với công tác khen thưởng thì cần có biện pháp xử lý nghiêm GVMN vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Bởi lẽ như Ph.Ăngghen từng nói, người ta sẵn sàng vi phạm ĐĐNN, "mỗi khi thấy có thể vi phạm mà không bị trừng phạt" [105, tr.425], "người ta không thể bàn về đạo đức và pháp quyền mà lại không nói đến vấn đề gọi là tự do ý chí, lương tri của con người, quan hệ giữa tất yếu và tự do" [104, tr.162]. Cần mạnh mẽ lên án những tấm gương phản diện về ĐĐNN trong GDMN. Họ đã đi ngược lại với lương tâm, nhân cách người thầy khi vi phạm đạo đức nghề, vô nhân đạo, nhân tính khi bạo hành trẻ mầm non. Tùy vào mức độ vi phạm có thể lựa chọn các hình thức kỉ

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc) (Trang 131 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)