CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Qua các mô hình nghiên cứu trước cùng các cơ sở lý luận về hành vi kê khai thuế qua mạng, tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu cho đề tài dựa trên mô hình phân tích của nhóm tác giả Suhani Anuar và Radiah Othman (2010) với 6 yếu tố tác động được khảo sát: Mức độ dễ dàng sử dụng, Mức độ hữu dụng, Mức độ tin cậy, Thông tin về công nghệ, Khả năng ứng dụng và Yếu tố xã hội. Ngoài ra, đặc điểm kinh tế, dân cư giữa Việt Nam và Malaysia có nét tương đồng. Mô hình này được khảo sát rộng nên khả năng chính xác cao, có những nhân tố nghiên cứu phù hợp với văn hóa kinh tế Việt Nam hiện nay. Mô hình nghiên cứu các yếu tố được đơn
giản hóa mà vẫn đảm bảo được các biến khảo sát cần thiết để tiến hành phân tích theo phương pháp định lượng đo lường mức độ tác động của các nhân tố:
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Với mô hình đề xuất như trên, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: Gọi H1, H2, H3, H4, H5, H6 là các giả thuyết liên quan lần lượt đến mối quan hệ giữa các biến độc lập (Mức độ dễ sử dụng, Mức độ hữu dụng, Mức độ tin cậy, Thông tin về công nghệ, Khả năng ứng dụng và Yếu tố xã hội) và biến phụ thuộc (Thực hiện kê khai thuế qua mạng). Trên cơ sở của các nghiên cứu trước, luận văn đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Mức độ dễ sử dụng có tác động cùng chiều (+) đối với Thực hiện kê khai thuế qua mạng.
H2: Mức độ hữu dụng có tác động cùng chiều (+) đối với Thực hiện kê khai thuế qua mạng.
H3: Mức độ tin cậy có tác động cùng chiều (+) đối với Thực hiện kê khai thuế qua mạng.
H4: Thông tin về công nghệ có tác động cùng chiều (+) đối với Thực hiện kê khai thuế qua mạng.
H5: Khả năng ứng dụng có tác động cùng chiều (+) đối với Thực hiện kê khai thuế qua mạng.
H6: Yếu tố xã hội có tác động cùng chiều (+) đối với Thực hiện kê khai thuế qua mạng.
H3 + H4+
H2+
+++
H5+
H1+
H6+
Mức độ dễ sử dụng Mức độ hữu dụng
Mức độ tin cậy Thông tin về công nghệ
Khả năng ứng dụng Yếu tố xã hội
Thực hiện kê khai thuế qua mạng mạng
Giới thiệu các biến trong mô hình
Mức độ dễ sử dụng
Mức độ dễ sử dụng là “Mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức” (Davis, 1989). Hệ thống công nghệ đổi mới được coi là dễ sử dụng hơn và ít phức tạp hơn sẽ có nhiều khả năng được chấp nhận và được sử dụng bởi người sử dụng tiềm năng. Tính dễ sử dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng các công nghệ mới của người tiêu dùng.
Mức độ hữu dụng
Trong mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), nhận thức sự hữu dụng đề cập đến mức độ người sử dụng tin tưởng rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù (sản phẩm của công nghệ thông tin) sẽ nâng cao kết quả và hiệu suất công việc của mình (Davis, 1989). Kê khai thuế qua mạng là hữu ích nếu nó cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế, nhưng không kỳ vọng nếu năng suất làm việc của người nộp thuế không được đáp ứng.
Mức độ tin cậy
Bao gồm 2 yếu tố tính cá nhân và bảo mật. Ở đây người ta chỉ tin tưởng áp dụng khai thuế qua mạng khi họ được bảo đảm tính bảo mật về thông tin cá nhân trong giao dịch với CQT, những thông tin riêng tư không bị đánh cấp và không đưa ra công khai. Do đó có thể kết luận rằng niềm tin là quan trọng để người nộp thuế quyết định sử dụng kê khai thuế qua mạng. Nếu hệ thống mà người dùng không có niềm tin, nó sẽ là vô cùng khó khăn cho việc phát triển và mở rộng (Suhani Anuar và Radiah Othman, 2010).
Thông tin về công nghệ
Thông tin về công nghệ được mô tả là “Người dùng có đầy đủ và chính xác thông tin về những ứng dụng công nghệ mà họ sử dụng, việc có đủ thông tin để hiểu rõ về sử dụng ứng dụng có một phần tác động đến hành vi chấp nhận ứng dụng của người sử dụng” (Suhani Anuar và Radiah Othman, 2010). Từ đó cho thấy, công tác tuyên truyền của cơ quan thuế là thật sự quan trọng để NNT có đầy đủ thông tin cơ sở để thực hiện kê khai thuế qua mạng.
Khả năng ứng dụng
Khả năng ứng dụng được định nghĩa là “Việc người sử dụng tin rằng có thể tự chủ khi thực hiện thao tác trên phần mềm ứng dụng. Nếu một phần mềm ứng dụng đưa ra mà họ không tin khả năng xử lý của mình đối với phần mềm thì họ sẽ không sử dụng” (Suhani Anuar và Radiah Othman, 2010).
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính thuế đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho người nộp thuế mà còn nâng cao hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế.
Yếu tố xã hội
Yếu tố xã hội có thể được mô tả là “Nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đến việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi” (Ajzen, 1991, tr.188).
Mức độ tác động của yếu tố xã hội đến xu hướng chọn khai thuế qua mạng của doanh nghiệp phụ thuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc chọn khai thuế qua mạng và (2) động cơ của người sử dụng làm theo mong muốn của những đối tượng có ảnh hưởng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi, tổng quan về thuế điện tử và kê khai thuế qua mạng, các nghiên cứu liên quan và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng.
Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày cùng với các kết quả nghiên cứu, phát hiện trước đây, tác giả đã đề xuất sử dụng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình phân tích của nhóm tác giả Suhani Anuar và Radiah Othman (2010). Đây là cơ sở để xây dựng thang đo phù hợp với NNT. Từ những phân tích này, tác giả sẽ xây dựng phương pháp nghiên cứu trong chương tiếp theo.