Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.6. Phương pháp phân tích đặc điểm sinh thái học dinh dưỡng
Chuẩn bị:
- Ống nhựa mềm làm ống dẫn có đường kính từ 2 - 4mm.
- Xi-ranh (30 và 60ml) để bơm nước vào dạ dày.
- Phễu, rây lọc, dụng cụ đo thể tích nước, túi ni lông đựng thức ăn khi bơm nước, cồn 70o có dán nhãn.
- Thau nhỏ đựng nước, cân điện tử bỏ túi, thước kẹp kỹ thuật số.
Tiến hành:
- Bước 1: Tiến hành bơm nước (tốt nhất cần có 3 người cùng thao tác).
+ Một người giữ mẫu sao cho đầu hơi chúc xuống, dùng panh hoặc ống nhựa để kích thích Thằn lằn bóng đốm mở miệng. Sau đó, chèn panh hoặc ống nhựa để giữ miệng.
+ Một người dùng ống nhựa mềm, đẩy nhẹ vào thực quản đến đáy của dạ dày thì dừng lại và giữ nguyên vị trí của ống thông (kỹ thuật này bắt buộc người thực hiện phải có kỹ thuật tốt, nếu không có thể làm cho dạ dày bị thủng).
+ Một người bơm nước từ xi-ranh, ban đầu cần bơm ít nước để bôi trơn dạ dày (5 đến 10ml), sau đó tiến hành đẩy nước vào bình thường để rửa dạ dày. Những lần bơm đầu tiên nên đẩy nước vào với tốc độ vừa phải, những lần sau mới đẩy mạnh để thức ăn thoát ra ngoài theo dòng nước. Khi thấy thức ăn là có kích thước lớn trào ra thì dừng lại, dùng panh để kẹp và từ từ kéo ra, sau đó tiếp tục bơm nước bình thường với tốc độ mạnh hơn lần trước, khi không thấy thức ăn trào ra nữa thì dừng bơm nước. Khi bơm cần để chậu đựng nước phía dưới để hứng nước và thức ăn.
- Bước 2: Dùng rây lọc thức ăn sau khi bơm xong, chuyển thức ăn vừa thu được vào trong các lọ nhỏ có chứa cồn 75o có dán kí hiệu mẫu để bảo quản.
- Bước 3: Chúng tôi thực hiện đánh dấu đối với mỗi cá thể Thằn lằn bóng được sức rửa dạ dày, sau đó thả chúng ra môi trường tự nhiên tại vị trí đã thu ban đầu. Mỗi cá thể chỉ thực hiện 1 lần sức rửa trong thời gian nghiên cứu (Không súc rửa lại cá thể đã được đánh dấu trong những lần thu mẫu sau).
Đây là một phương pháp nghiên cứu có nhiều ưu điểm trong nghiên cứu
dinh dưỡng của động vật. Đặc biệt là không gây tử vong cho mẫu nghiên cứu mà vẫn thu được thức ăn chứa trong dạ dày.
2.3.6.2. Phương pháp phân tích thức ăn
- Quan sát bằng mắt thường đối với những mẫu thức ăn có kích thước lớn, với mẫu thức ăn có kích thước nhỏ thì sử dụng kính lúp hoặc kính hiển vi soi nổi để quan sát thức ăn.
- Phân loại thức ăn và xếp theo bộ/nhóm, những loại con mồi không thể xác định sẽ được cho vào dung dịch cồn 70o để bảo quản, sau đó nhờ chuyên gia phân tích. Để xác định thành phần thức ăn, đề tài sử dụng khóa định loại và mô tả của Brusca et al. (2016) và Johnson and Triplehorn (2005).
- Tiến hành đo kích thước chiều dài (phần dài nhất của cơ thể) và chiều rộng (phần rộng nhất của cơ thể) con mồi bằng thước kẹp điện tử. Đối với những con mồi không nguyên vẹn, nhờ chuyên gia đánh giá sau đó tiến hành đo chiều dài và chiều rộng của chúng.
- Các vật liệu như mùn bã hữu cơ, cát, sỏi, nhựa,... không được xem là mẫu thức ăn nên đã được loại bỏ.
- Tính thể tích (V) của thức ăn bằng cách sử dụng công thức của Vitt &
Blackburn (1991), Biavati et al. (2004), Ngo et al. (2013), Ngo et al. (2020).
Trong đó: length là chiều dài con mồi, width là chiều rộng con mồi - Sử dụng công thức tính chỉ số quan trọng tương đối (IRI = Index of Relative Importance) để xác định tầm quan trọng của mỗi loại thức ăn đối với Thằn lằn bóng đốm của Pinkas (1971), Biavati et al. (2004):
Trong đó: IRI là chỉ số quan trọng đối với mỗi loại thức ăn; F là tần số dạ dày chứa một mẫu con mồi cụ thể; N là tổng số mẫu con mồi đã đếm được;
V là thể tích của con mồi. Chỉ số IRI có ý nghĩa sinh học cao và sát với thực
tế hơn bất kỳ một đánh giá riêng lẻ nào từ tần số (F), số lượng (N) hoặc thể tích (V) đối với mỗi loài con mồi cụ thể.
Để đánh giá tính đa dạng của việc sử dụng các loại thức ăn giữa cá thể đực và cá thể cái cũng như toàn bộ vùng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chỉ số đa dạng của Simpson (1949): D = Ʃ{ni(ni – 1)}/{N(N – 1)}(Krebs, 1999; Ngo et al., 2014). Trong đó, D là chỉ số đa dạng của Simpson (Simpson’s index), n là số lượng mẫu thức ăn của một loại con mồi cụ thể thứ i. N là số lượng tổng số của các mẫu thức ăn đã tìm thấy. Khi 1/D hoặc 1- D càng lớn thì độ đa dạng càng cao và ngược lại.
Sử dụng chỉ số đồng đều “Evenness” của Shannon (1949) (Krebs, 1999;
Ngo et al., 2014) để đánh giá sự đa dạng của thành phần thức ăn theo công thức sau:
J’ = H’/Hmax=H’/lnS
Trong đó J’ là giá trị của chỉ số; S là số lượng các taxon con mồi; H’ là chỉ số đa dạng của Shannon và được tính theo công thức:
H’ = -
Trong đó pi là tỉ lệ số lượng cá thể tương ứng với loại thức ăn thứ i trong thành phần thức ăn.